Rừng ở khu vực nghiên cứu là rừng tự nhiên phục hồi sau nương rẫy, với thời gian khác nhau. Vì vậy, cần thiết phải phân loại trạng thái hiện tại của rừng nhằm đánh giá đặc điểm, tình hình và tiềm năng của rừng, nghiên cứu các đặc điểm cấu trức và đề xuất biện pháp lâm sinh chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp.
Áp dụng Theo Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT về qui định tiêu chí xác định và phân loại rừng và số liệu điều tra trên 12 OTC (diện tích 1000m2), đối tượng rừng nghiên cứu là rừng phục hồi được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy.
Nguyên nhân hình thành là do nương rẫy bị bỏ hoá, có thời gian phục hồi khác nhau. Sau nương rẫy đầu tiên là sự phát triển của lớp cây bụi, thảm tươi, khi cây bụi thảm tươi phát triển mạnh, hình thành môt lớp che phủ và xuất hiện lớp cây gỗ tái sinh. Cây tái sinh chủ yếu là cây con của các loài ưa sáng, mọc nhanh, mới đầu mật độ thấp, sau đó mật độ tăng dần. Tổ thành rừng là những loài cây gỗ tiên phong ưa sáng. Ở khu vực nghiên cứu đối
nương rẫy, sau một thời gian không canh tác, rẫy bỏ hoang, các loại cây ưa sáng mọc nhanh như: Hu đay, Lá nến, Tống quả sủ, Chè Súm, Thành ngạnh, Sau sau, ... tái sinh và phát triển thành rừng. Rừng phục hồi sau nương rẫy không có cây mẹ chung sống, sau một thời gian, loài cây tiên phong định vị mọc xen vào và phát triển dần dần thay thế loài cây mọc trước đó.
Từ kết quả điều tra cho thấy, việc phân loại trạng thái rừng đòi hỏi phải phân tích đánh giá một cách toàn diện về định lượng cũng như định tính, đặc biêt là đối với các quần thể rừng mà các chỉ tiêu đặc trưng nằm ở ngưỡng ranh giới giữa hai trạng thái liền kề nhau, thì việc phân tích đánh giá phải kỹ và đứng trên quan điểm sinh thái mới có thể xác định được trạng thái phù hợp.
4.2.2.Đặc điểm cấu trúc QXTV rừng bỏ hóa 5 năm
QXTV rừng bỏ hóa 5 năm thời gian bỏ hóa ngắn cho nên rừng mới chỉ xuất hiện trảng cỏ cây bụi, và một số loài cây tái sinh của các loài từ nơi khác đến thích hợp với điều kiện khu vực nghiên cứu, chưa xuất hiện các tầng cây gỗ. Các loài cây chủ yếu là cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh, chất lượng gỗ kém. 4.2.2.1.Đăc điểm tái sinh
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của quần xã thực vật rừng. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng để làm rõ hướng phát triển của rừng hiện tại và tiềm năng của chúng trong tương lai. Các đặc điểm tái sinh rừng là cơ sở khoa học để điều chỉnh các quá trình tái sinh rừng phù hợp. a)Tổ thành cây tái sinh
Tổ thành cây tái sinh là một chỉ tiêu trung thực thuyết minh mức độ tham gia của các loài cây trong lâm phần, đánh giá tính ổn định, bền vững và sự đa dạng sinh sinh học của một hệ sinh thái rừng. Do đó cấu trúc tổ thành cây tái sinh hiện tại sẽ là tổ thành tầng cây cao của lâm phần trong tương lai, nếu nó hội tụ đủ các điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển. Trong công thức tổ thành hiện tại giữa chúng có nhiều biến đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nhìn vào công thức tổ thành cây tái sinh có thể biết được loài nào sẽ là loài ưu thế trong tương lai và ta cũng có thể dự đoán được diễn thế của rừng trong tương lai. Tổ thành cây tái sinh càng phong phú đa dạng thì chứng tỏ hệ sinh thái tầng cây cao cũng rất phong phú đa dạng về loài và khả nẵng gieo giống của tầng cây mẹ là rất tốt, các loài đó có khẳ năng thích nghi với điều kiện sống tại rừng. Vì vậy việc nghiên cứu tổ thành cây tái sinh có thể dự đoán tình hình rừng trong tương lai và qua đó đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng, để điều chỉnh tổ thành cây tái sinh phù hợp với mục đích.
Với 3 ô tiêu chuẩn điều tra cho thấy, mật độ cây tái sinh biến động từ 630 - 1300 cây/ha. Chất lượng cây tái sinh trung bình, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng không lớn, qua nhiều năm đã xuất hiện thêm môt số cây tái sinh của những loài cây gỗ lớn. Tổ thành cây tái sinh được thể hiện trong biểu 4.3 sau.
Bảng 4.3. Tổ thành cây tái sinh
STT TÊN LOÀI N N% Ki 1 Ba soi 21 9,81 0,98 2 Bời lời lá to 7 3,27 0,33 3 Bùm bụp 19 8,88 0,89 4 Chân chim 22 10,28 1,03 5 Chè súm 7 3,27 0,33 6 Đẻn 5 lá 9 4,21 0,42 7 Đỏm lông 16 7,48 0,75 8 Kháo vàng 18 8,41 0,84 9 Mé cò ke 11 5,14 0,51 10 Ngõa lông 16 7,48 0,75 11 Sau sau 41 19,16 1,92 12 Sổ bà 5 2,34 0,23 13 Thôi ba 4 1,87 0,19 14 Tống quả sủ 18 8,41 0,84
Công thức tổ thành cây tái sinh là:
1,92 Ss + 1,03 Cc + 0.98 Bs + 0,89 Bb + 0,84 Kv + 0,84 Ts + 0,75 Đl + 0,75 Nl+ 0,51 Mk + 1,5 Loài khác
Từ bảng 4.3 cho thấy có 9 loài tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh. Các loài cây tái sinh chính ở đây là Chân chim, Sau sau, Ba soi, Bùm bụp, kháo vàng, Tống quả sủ, Đỏm lông,Ngõa lông,Mé cò ke. Đây là các loài cây mọc nhanh, chất lượng cây tái sinh tốt.
b)Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao
Bảng 4.4. Phân cấp số cây theo cấp chiều cao
OTC Mật độ cây /ha Số cây/ô
Chiều cao (m)
<0.5 0.5-1 1-2 >2
10 1130 113 29 21 28 35
11 1300 130 26 35 39 30
12 630 63 18 17 18 10
Từ bảng 4.4 cho thấy số cây phân bố rất đều giữa các cấp chiều cao. Ở cấp chiều cao nhỏ hơn 0,5m chiếm 23,85%, 0,5-1m chiếm 23,85%, 1-2m chiếm 27,78%, lớn hơn 2m chiếm 24,51%. Với sự phân bố đều như vậy sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành rừng sau này. Do trạng thái chưa có cây gỗ tầng trên cho nên những cây sinh trưởng tốt kết hợp với cây bụi thảm tươi sẽ ức chế khả năng sinh trưởng của một số cây tái sinh có chiều cao thấp dẫn đến quá trình đào thải các cây tái sinh và khó có thể duy trì bảo vệ tái sinh để tác động chúng trở thành rừng.
c)Mật độ và chất lượng cây tái sinh
Bảng 4.5. Mật độ và chất lượng cây tái sinh
OTC Số cây/ô
Phẩm chất
Mật độ
Tốt Trung bình Xấu
Cây Tỷ lệ Cây Tỷ lệ Cây Tỷ lệ
10 113 26 23,01 49 43,36 38 33,63 1130
11 130 60 46,15 34 26,15 36 27,69 1300
Mật độ của quần xã thực vật rừng bỏ hóa trước 5 năm dao động trong khoảng 630-1300 cây/ha. Trong đó tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng dao động trong khoảng từ 23,01- 44,44%. Với tỷ lệ cây tái sinh triển vọng như đã có được trên thì khả năng hình thành rừng là rất khó, và chất lượng rừng hình thành được cũng không tốt.
4.2.2.2.Đặc điểm cây bụi thảm tươi
Lớp cây bụi thảm tươi là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi độ tàn che giảm thì cây bụi thảm tươi phát triển, thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ nhưng chúng sẽ gây trở ngại khi cây tái sinh lớn. Cây bụi thảm tươi còn ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống tại chỗ. Khi cây mẹ gieo giống, hạt được phát tán nhờ gió, động vật, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm phát triển thành cây con. Ngược lại nếu hạt giống rơi vào tầng cây bụi, thảm tươi dày sẽ không tiếp xúc được với đất nên hạt giống sẽ không nảy mầm được. Đặc biệt tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thường sẽ không cao do tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây bụi thảm tươi thường nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và dần dần lấn át cây tái sinh.
Trạng thái này cây bụi thảm tươi chủ yếu là Dương xỉ, Cỏ lào tím, Rau tàu bay, Cói lá dứa… Với chiều cao trung bình là 0,41m, độ che phủ trung bình là 50,87%. (Chi tiết xem phụ biểu 05).
Để hình thành rừng NLKH cần có biện pháp xử lý tốt đối với lớp cây bụi thảm tươi này.