Đất nương rẫy sử dụng thường là đất ở xa nhà, diện tích nương tập trung chủ yếu ở gần khu vực rừng trồng hoặc rừng thứ sinh nghèo. Diện tích đất nương rẫy thực tế của xã còn lớn hơn nhiều so với số lượng thống kê. Theo kết quả điều tra ngoài thực địa cho thấy hầu hết nương rẫy nằm phân bố ở độ cao bình quân 220m so với mực nước biển, độ dốc tối thiểu là 150 và tối đa là 420, vị trí của nương rẫy phân bố chủ yếu ở sườn, đỉnh và một số ít phân bố rải rác ở chân các quả đồi trong khu vực.
Theo số liệu thống kê ban đầu, hiện khu vực nghiên cứu vẫn còn tình trạng người dân đốt nương làm rẫy. Đây là xã vùng cao có duy nhất đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống, trình độ dân trí chưa cao và hơn 90% thu nhập của người dân phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp. Hệ thống hạ tầng nông thôn chậm phát triển ô tô không đến được trụ sở UBND xã. Tỷ lệ nhà tranh, tre lên đến 85%. Phương thức canh tác lạc hậu nên năng suất, sản lượng đạt được trên một đơn vị diện tích thấp, dẫn đến tình trạng diện tích canh tác nương rẫy lớn nhưng vẫn không đủ ăn. Khả năng tiếp cận với thông tin khoa học không có,thiếu vốn đầu tư cho canh tác, thiếu hiểu biết vê môi trường và pháp luật, do vậy sự phân hóa giữa các vùng miền ngày càng lớn. Dưới đây là biểu hiện trạng sử dụng đất của xã.
Biểu 4.1: Diện tích các loại đất được phân bổ cho xã Háng Đồng
STT Chỉ tiêu Mã Cấp huyện phân bổ
(1) (2) (3) (4) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 13.108,00 1 Đất nông nghiệp NNP 11.259,21 1.1 Đất trồng lúa nước DLN 64,06 1.2 Đất nương rẫy DNR 247,56 A Đất nương rẫy cố định DNR1 135,42 B Đất nương rẫy 1 vụ DNR2 112,41 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 2.374,78 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 7.448,00 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 856,00
1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản tập trung NTS 2,41
2 Đất phi nông nghiệp PNN 268,03
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp CTS 1,28 2.2 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải
nguy hại DRA 0,40
2.3 Đất phát triển hạ tầng DHT 216,25
3 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 7.448,00
4 Đất ở nông thôn DNT 11,60
5 Đất chưa sử dụng còn lại DCS 1.580,76
Hình thức canh tác nương rẫy chủ yếu là trồng cây lương thực như Lúa nương, Ngô, Khoai, Sắn. Các hình thức làm nương rẫy gồm:
+ Nương rẫy cố định (chiếm 55 – 60%) + Nương rẫy một vụ (chiếm 40 – 45%)
Cơ cấu cây trồng trong canh tác nương rẫy được tổng hợp như sau: cây cung cấp lương thực như Ngô, Lúa nương, Dong riềngchiếm 70% diện tích: trong đó Lúa nương chiếm 30-45% toàn bộ diện tích canh tác nương rẫy. Diện tích sử dụng cho việc trồng nhóm cây còn lại là: Rau và đậu các loại chiếm 6% còn lại là các loài cây khác chiếm 12%.
Trung bình diện tích làm nương rẫy tại khu vực nghiên cứu chỉ canh tác được 1 vụ/năm. Năng suất bình quân ngô là 3.6 tấn/ha. Năng suất lúa nương đạt trung bình 1.1 tấn/ha/vụ và lương thực (quy ra gạo) bình quân đầu người chỉ được 146 kg/người/năm (ngô) là 56kg/người/năm. Như vậy vùng núi cao người dân chỉ đảm bảo được khoảng 60 -70% nhu cầu lương thực tại chỗ.
Để đánh giá được thực trạng của việc canh tác nương rẫy ta tiến hành điều tra năng suất của các loài cây trồng trên nương rẫy.
Bảng 4.2: Năng suất cây trồng trên đất nương rẫy (kg/ha) Các loài cây trồng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Lúa nương 1900 1800 1700 1500 Thảo quả 2500 2100 1600 1400 Sắn 6000 5800 5500 5000 Ngô 3800 3600 3200 2900 Đậu tương 1200 1000 900 800 Dong riềng 2400 2000 1630 1100
Theo kết quả điều tra cho thấy, năng suất các loại cây trồng trên đất nương rẫy hầu như đều giảm theo thời gian canh tác, nguyên nhân đất bị thoái
hóa bạc màu, chất dinh dưỡng trong đất không được bổ sung, hiện tượng xói mòn rửa trôi trên đất nương rẫy diễn ra mạnh, người dân canh tác nương rẫy không bón phân để bổ sung lại các chất dinh dưỡng cho đất. Người dân làm nương chủ yếu dựa vào thiên nhiên ưu đãi là chính nên cây trồng phụ thuộc vào thời tiết là chủ yếu, năng suất cây trồng cao hay thấp đều phụ thuộc vào thiên nhiên.
Việc năng suất cây trồng giảm sút gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng về lương thực của người dân. Sự thiếu hụt này đẩy người dân vào việc tìm kiếm một phương thức sinh tồn mới mà trước hết là việc phá rừng và canh tác nương rẫy nhiều hơn. Điều này nói lên khá rõ về vai trò của nông nghiệp đối với quản lý rừng và đất dốc, đồng thời cho thấy rằng khi đất nông nghiệp bị mất thì cần tìm cách sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên rừng và đất dốc để bù đắp sự thiếu hụt nông sản của người dân.
Kết quả điều tra cho thấy nương rẫy phân bố chủ yếu ở những nơi có độ dốc trên 250, có nương lên đến 40 –500 với cơ cấu cây trồng đơn giản, chủ yếu là 4 loài cây trồng: Ngô nương, Lúa nương, Thảo quả, Dong riềng ngoài ra còn có Sắn, Đậu tương, Dưa mèo.
- Ngô: Ngô được trồng chủ yếu trên đất nương rẫy với phương thức chủ yếu là chọc lỗ bỏ hạt. Thời vụ trồng là cuối tháng 5 đầu tháng 6. Nếu trồng muộn thì sang tháng 7 dương lịch. Làm cỏ dại hai đợt rồi chờ thu hoạch, không bón phân.
- Lúa nương: Lúa nương trồng một vụ thường được gieo vào đầu tháng 5, thu hoạch vào tháng 10 dương lịch. Người ta phát nương vào mùa khô, phơi và đốt trước mùa mưa, khi có mưa đầu vụ là bắt đầu gieo trồng. Trồng theo phương thức chọc lỗ bỏ hạt, xới một lần vào lúc cây Lúa còn nhỏ để trừ cỏ dại. Nếu những mảnh đất trên các nương rẫy có cỏ tranh, cây phân xanh thì chúng thường bị bỏ không trồng trọt. Vì vậy, diện tích đất tăng nhanh chóng.
gốc của địa phương và một số ít giống khác được nhập lâu đời từ Campuchia nhưng năng suất đều thấp, cao nhất chỉ đạt 7-8 tạ/ha. Sau thời gian canh tác 3- 4 năm khi năng suất chỉ còn 3-4 tạ/ha thì những nương lúa này bị bỏ hóa.
- Dong riềng: Dong riềng được trồng bằng rễ củ,không đánh luống, thường trồng tháng 2, thu hoạch tháng 10-11 dương lịch.
- Sắn: Sắn được trồng bằng hom thân, không đánh luống, thường trồng tháng 3, thu hoạch tháng 11-12 dương lịch. Một số nương Sắn để lưu niên 2-3 năm mới thu hoạch. Đây là giống sắn địa phương (Sắn đỏ), củ dài và nhỏ, năng suất thấp. Bình quân đạt 55 tạ/ha năm đầu tiên, cao nhất chỉ đạt 60-65 tạ/ha và giảm dần theo thời gian, người dân sử dụng sắn để nấu rượu và chăn nuôi.
- Đậu tương + Lúa nương: Đậu tương thường được trồng vào tháng 2, và thu hoạch vào tháng 5, tiếp đó người dân lại sử dụng đất trồng lúa nương, Đậu tương thường được sử dụng để chế biến làm nhiều món ăn trong gia đình như đậu phụ, đậu tương rang mỡ, nước mắm,... góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày cho người dân. Ngoài ra, nó còn được sử dụng làm thức ăn cho gia cầm. Năng suất đậu tương trồng trên đất nương rẫy cao nhất chỉ đạt khoảng 1 tạ/ha. Tuy nhiên, với năng suất đạt được kể trên đã là một thắng lợi lớn vì trong thời gian từ khi gieo trồng đến khi Đậu tương ra hoa không có mưa hoặc mưa rải rác với lượng nhỏ. Mô hình canh tác Đậu tương + Lúa nương đã tận dụng được bởi thời gian bỏ hóa đất trong năm trước khi trồng Lúa nương, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Việc canh tác nương rẫy là một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích rừng tự nhiên, ngày nay khi diện tích rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm thì canh tác nương rẫy tham gia vào quá trình này càng khó nhận biết hơn. Bởi vì không phải người dân nào cũng nhận thức được hành động phá rừng của họ, họ không nhận thức được mối đe dọa ngày càng nguy hiểm đối với cuộc sống hàng ngày của chính họ mà nguyên nhân là do học phá rừng để canh tác nương rẫy. Như vậy CTNR tại địa phương cũng
phải đối mặt với những khó khăn và trước cuộc sống còn muôn vàn gian khó, người dân lại lâm vào vòng luẩn cuẩn của đói nghèo.
Canh tác NLKH ở khu vực nghiên cứu chưa phổ biến. Trong toàn xã chỉ có 14 hộ gia đình trồng kết hợp giữa các cây công nghiệp và lâm nghiệp với diện tích khoảng 1000 – 2000m2 trên một phần quả đồi của mình. Phần lớn diện tích còn lại vẫn là canh tác nương rẫy.
- Loại hình canh tác Thông+ Táo mèo+ lúa nương
Đây là loại hình được trồng trên đất đồi trọc, ít cây bụi, đất có hàm lượng mùn thấp. Thông thường được trồng trên cao, tiếp đó đến Táo Mèo và Lúa nương với tỷ lệ diện tích các loài là: 45% Thông + 25% Lúa nương + 30% Táo mèo. Chu kỳ kinh doanh của loại hình này là 15- 20 năm. Khí hậu khu vực lạnh thường xuyên có mây mù nên đây là mô hình rất thích hợp tại khu vực.
- Loại hình canh tác Trẩu + Sắn + Táo mèo
Loại hình này có sự kết hợp giữa cây Lâm nghiệp, Nông nghiệp và cây cho LSNG. Cây trồng được bố trí theo dải: Cây Trẩu được trồng trên cao, tiếp đó đến Sắn và Táo mèo với tỷ lệ diện tích với các loài 45% Trẩu + 25% Sắn + 30% Táo Mèo
Sắn được trồng xen 4 năm đầu với sản lượng bình quân đạt 65 -70 tạ/ha tăng so với nương rẫy sắn độc canh sản lượng cao nhất chỉ đạt 65 tạ/ha. Trẩu trồng lấy hạt, sản lượng bình quân đạt 3-3,5 tấn/ ha, Táo mèo từ năm thứ 4 cho khai thác quả sản lượng đạt 2,5 – 3 tấn/ha. Chu kỳ kinh doanh của loại hình này là ngoài 10 năm.
- Loại hình canh tác Táo mèo + Ngô nương + Thảo quả
Loại hình này được trồng trên đất trống đồi trọc có mật độ cây bụi thấp và đã qua canh tác nông nghiệp. Phương pháp trồng theo dải: Táo mèo được trồng trên cao, tiếp đó đến cây Ngô và thảo quả với tỷ lệ diện tích các loài
Ngô nương được trồng xen 4 năm đầu sản lượng bình quân đạt 7 tạ/ha, Táo mèo đạt 4 tạ/ha, Thảo quả 5 tạ/ha.
Nhìn chung, các loại hình nông lâm kết hợp ở khu vực nghiên cứu đã được áp dụng một số biện pháp thâm canh. Tuy nhiên, hệ thống các biện pháp này thực sự chưa toàn diện mà mới chỉ thâm canh đối với cây lâm nghiệp, cây ăn quả, còn với cây nông nghiệp ngắn ngày, với truyền thống canh tác theo kiểu nương rẫy, người dân đã không sử dụng biện pháp này mà chỉ lợi dụng độ phì tự nhiên của đất. Mặc dù vậy, qua phỏng vấn người dân địa phương cho thấy hiệu quả của các loài cây nông nghiệp được trồng theo phương thức canh tác nông lâm kết hợp nói trên đều cho năng suất cao hơn.
4.1.2.Nghiên cứu kiến thức bản địa trong sử dụng đất
Người H’mông đã tích lũy được vốn kinh nghiệm lâu đời trong việc sử dụng đất đai và kỹ thuật canh tác nương rẫy.
Với tất cả các loại nương người H’Mông thực hiện một loạt các biện pháp kỹ thuật truyền thống liên hoàn: chọn đất, phá rừng, đốt, dọn xới đất, cày, cuốc lật, trồng tỉa, chăm sóc, thu hoạch. Công cụ lao động đơn giản bao gồm: cuốc bướm, gậy chọc lỗ, dao, rìu, liềm, nhíp, néo…Trong đó dao nổi lên như một công cụ vạn năng, có thể thay thế các công cụ khác trong chu trình làm nương.
Quá trình khai khẩn: Người H’Mông nhận biết được nhiều loại đất khác nhau dựa vào chỉ thị thực vật, màu sắc, độ ẩm của đất…Theo thông tin thu thập từ 27 hộ được phỏng vấn tại 3 bản Háng Đồng A, Háng Đồng B, Háng Đồng C, kinh nghiệm truyền thống của người H’Mông trong chọn địa điểm làm nương là chọn các khu vực rừng cây tốt, cây to, cỏ mọc dày. Một số hộ chọn đất làm nương theo tiêu chí: phía trên khoảng đất chọn làm nương có rừng nhiều cây, tốt nhất là cây to, phía trên dốc đứng, để mưa chảy trôi đất ở trên xuống, giúp nương màu mỡ. Bởi cây cối rậm rạp sau khi đốt đi thành tro sẽ là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho đất, càng nhiều cây thì lượng tro càng
lớn, đất càng tốt, đồng thời đất có độ dốc không quá cao, càng ít đốc, càng thuận lợi cho quá trình canh tác, sức bào mòn của nước mưa ít nên lượng mùn được giữ lại nhiều, quá trình đi lại trong lúc canh tác dễ dàng hơn. Tránh khoảng đất có nhiều cỏ gianh, cỏ chó đẻ, vì đây là khoảnh đất rất xấu, “trồng không được ăn”. Một số hộ khác cho biết kinh nghiệm chọn nương phụ thuộc vào đất nếu đất có nhiều cát sỏi thì không được chọn, chọn loại đất có màu đen, “đất nhiều thịt”, không chọn vùng đất núi đá. Người chọn địa điểm làm nương thường là đàn ông. Như vậy tiêu chí chung khi chọn đất làm nương là: Mặt đất ít dốc, có nhiều cây, đặc biệt là cây to, đất màu đen, ít có cát sỏi, tránh vùng núi đá. Nhưng hiện nay do dân số phát triển, diện tích đất hoang hóa ngày càng nhiều nên đồng bào phải tiến hành khai khẩn ở cả những mảnh đất khô cằn, nhiều sỏi đá, dốc cao… khó khăn cho sản xuất.
Chu trình sử dụng đất nương của người H’Mông như sau:
Đốt, dọn nương Gieo hạt Chọn nương Đánh dấu Phát nương Chăm sóc Thu hoạch Trồng vụ 2, 3 Bỏ hóa
Thời điểm bắt đầu phát nương vào tháng 2 dương lịch, nương được ủ trong vòng 1 tháng cho cây khô. Sau khi ủ vào tháng 3 dương lịch trời bắt đầu khô, nóng người dân bắt đầu đốt cây cỏ và dọn nương. Người H’Mông có kinh nghiệm chống cháy lan ra xung quanh bằng cách tạo vành đai không có cây cỏ xung quanh mảng nương. Sau khi đốt tro tàn được rải đều khắp nương. Đến tháng 4, 5 dương lịch bắt đầu vào mùa mưa người H’Mông bắt đầu gieo hạt. 90% số hộ phỏng vấn cho biết thời gian gieo hạt thường từ cuối tháng 4. Kỹ thuật gieo hạt là chọc lỗ tra hạt, lấp đất. Thông tin thu thập được qua giải thích nguyên nhân của cách làm này như sau: đây là cách làm chống lãng phí, chống chim, sóc ăn hạt, tiết kiệm lao động không phải mất công tỉa cây con đi, vừa để đảm bảo cây đủ khoảng cách xa nhau để sinh trưởng. Thông thường mật độ chọc lỗ tra hạt là 25 -30 lỗ/m2 mỗi lỗ 5-6 hạt. Cây được trồng theo hàng ngang (theo ngôn ngữ khoa học là trồng theo đường đồng mức. Cỏ được tập trung hàng ngang có tác dụng như đường băng cản nước, chống xói mòn khi mưa xuống. Khi cây cao khoảng 20cm thì các hộ bắt đầu cuốc xới nhẹ, làm cỏ, trong điều kiện đất dốc thì đây là phương pháp hữu hiệu đảm bảo đất không bị trôi khi có mưa lớn. Tùy vào tính chất nương mà các hộ tiến hành làm cỏ từ 2-3 lần.
Quá trình canh tác: Phương thức canh tác của người H’mông ở nương rẫy có những cách chủ yếu:
+ Gieo trồng theo đường cày;
Phương thức này được áp dụng với những vùng có trình độ thâm canh cao. Đồng bào H’mông có nghệ thuật cầy giỏi, các nương dù nhiều đá, dốc cao ngổn ngang…Nhưng họ vẫn cày được dễ dàng. Theo cách này, quy trình công việc từ làm đất đến gieo trồng được tiến hành như sau:
Cày lật úp cỏ xuống để một thời gian cho đất ải, cỏ thối thành phân xanh rồi bừa cho tơi nhỏ. Khi gieo hạt, một người cày đi trước, người khác đi