Đặc điểm cấu trúc QXTV rừng bỏ hóa 5 10năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 63 - 72)

4.2.3.1. Cấu trúc tổ thành

Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỷ lệ của một loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần, là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học,

biểu thị tổ thành rừng, người ta sử dụng công thức tổ thành cho cả hai đối tượng tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Về bản chất, công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hê giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hê giữa quần xã thực vật với điều kiên ngoại cảnh. Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng chỉ tiêu IV% (tính theo tiết diện ngang và theo số cây) của Daniel Marmillod làm công thức đánh giá tổ thành.

QXTV rừng khu vực điều tra có tổng số 23 loài cây được thống kê trên 6 OTC điểnhình. (Chi tiết xem phụ lục 1)

Tổng số loài ưu thế giữa các ô biến động từ 5 - 9 loài. Đây cũng là các loài chủ yếu tham gia vào công thức tổ thành.

Bảng 4.6. Công thức tổ thành của QXTV rừng Trạng thái OTC Số loài ưu thế Công thức tổ thành IIA 1 6 30,99Ts +11,29 De + 10,40Kh + 7,79Sb + 7,46Ss + 5,35Ct IIA 2 7 18,74Tt + 10,16Bb + 9,08Ss + 8,76 Mo + 6,69Mk+ 5,35Cs + 5,20Ln IIA 3 8 29,78Ts + 10,91Mk + 7,44 Đl+ 7,20Ss + 6,44Hq + 5,28Mo + 5,18Cs + 5,12Tt IIA 4 5 14,11Rl + 16,92Bb+ 7,53Đn + 7,51 Ss + 6,64Sb IIA 5 9 14,58 Cc + 11,56Ss + 11,47Th + 8,57Cm +7,77Bl + 7,76 Ts + 6,66 Sb + 6,49 Nc + 5,07 Mk IIA 6 8 15,63Mt + 13,17Bs + 10,83Ln + 8,81Ss + 8,18Ts + 7,78,Rl + 7,63Mu + 5,82 Cm

Bảng 4.6 cho thấy loài cây chiếm ưu thế ở quần xã thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy từ 5-10 năm là loài cây Tống quả sủ, Sau sau, Mé cò ke, Sổ bà, Kháo, Chân chim, Bùm bụp, Trâm trắng.

4.2.3.2. Cấu trúc mật độ

Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích. Phản ánh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, mật độ của rừng luôn thay đổi. Trong điều tra lâm học, chỉ tiêu mật độ là một trong những chỉ số hết sức quan trọng. Xác định mật độ có thể tính được không gian dinh dưỡng của cây trong lâm phần cũng như mức độ tác động đến sự sinh trưởng của cây rừng.

Điều tra tổng hợp số liệu trên 06 ô tiêu chuẩn cho kết quả như sau:

Bảng 4.7. Tổng hợp mật độ tầng cây gỗ của QXTV rừng

OTC Số lượng cây/OTC Số lượng cây/ha

1 46 460 2 52 520 3 40 400 4 57 570 5 52 520 6 53 530 Trung bình 50 500

Nhận xét: giữa các OTC có sự chênh lệch không lớn về mật độ, mật độ trung bình của trạng thái IIA là 500 cây/ha. Như vậy mật độ cây rừng ở trạng thái IIA là thấp, vì vậy sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng là không cao. Do đó cần xúc tiến bằng các biện pháp lâm sinh nâng cao mật độ của QXTV rừng ở khu vực nghiên cứu. Nhằm tạo điều kiện tốt để phát triển các mô hình nông lâm kết hợp.

4.2.3.3. Cấu trúc độ tàn che

Do mật độ của các loài cây gỗ trong QXTV rừng thấp, tán rừng thưa, từ đó đã dẫn đến độ tàn che nơi đây rất thấp. Qua điều tra và tổng hợp số liệu

Bảng 4.8. Bảng tổng hợp độ tàn che của QXTV rừng STT OTC Độ tàn che 1 1 0,27 2 2 0,28 3 3 0,26 4 4 0,28 5 5 0,24 6 6 0,25 Trung bình 0,26

Kết quả cho thấy QXTV rừng có độ tàn che thấp các OTC điều tra đều nhỏ hơn 0,3 đạt giá trị trung bình là 2,6. Điều này cho thấy không gian sinh trưởng của rừng chưa được tận dụng một cách tối đa. Nguyên nhân là do rừng phục hồi sau nương rẫy đã bị bỏ hóa trong quá trình canh tác nương rẫy đất đai đã bị bạc màu mất chất dinh dưỡng trở nên cằn cỗi do đó không phù hợp với điều kiện phát triển của cây rừng.

4.2.3.4. Một số quy luật kết cấu quần xã

a) Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3)

Phân bố số cây theo cấp đường kính được xem là một trong những nội dung chính của điều tra lâm phần. Từ số liệu điều tra trên 06 OTC, bằng phần mềm xử lý thống kê, dựa vào đường kính D1.3, tần số phân bố thực nghiệm đề tài mô hình hóa cấu trúc tần số N/D1.3, theo các phân bố lý thuyết phù hợp, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.9. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/D1.3 của QXTV rừng. STT Phân bố Các tham số χ tính χ bảng Kết luận α β γ λ 1 Khoảng cách 0,63 0,29 7,77 12,6 Ho+ 2 Mayer 440,65 -0,20 1,61 12,6 Ho+ 3 Weibull 1 0,6 3121384,65 12,6 Ho-

Từ bảng kết quả cho thấy phân bố khoảng cách và phân bố mayer có chỉ số χ tính< χ bảng (xác suất bằng 0,05) hay nói cách khác phân bố số cây theo cấp đường kính tuân theo quy luật của phân bố khoảng cách và mayer với tần suất tập trung ở cỡ kính từ 6- 12 (ba cỡ kính đầu). Vì vậy phân bố khoảng cách và phân bố mayer đều được chấp nhận. Từ số liệu tính toán đề tài vẽ biểu đồ phân bố N/D của QXTV rừng như sau:

Hình 4.1.Phân bố N/D của QXTV rừngtheo hàm khoảng cách

,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 7,00 9,00 11,00 13,00 15,00 17,00 19,00 21,00 23,00 Ft Flt D ( cm) N (Cây) ,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 7,00 9,00 11,00 13,00 15,00 17,00 19,00 21,00 23,00 Ft Fl N (Cây)

Nhận xét: Phần lớn số cây tập trung ở cỡ kính 7-11 cm ở cả hai hàm khoảng

cách và mayer. Từ phân bố N/D1.3 của QXTV rừng trong hình 4….. có thể nhận thấy, hàm khoảng cách là hàm mô phỏng tốt phân bố N/D1.3 cho những quần xã có sự biến động về đường không lớn và có cấu trúc tương đối thuần nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp khi có nhiều tác giả đã sử dụng phân bố này để mô phỏng quy luật phân bố N/D1.3 cho các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi, rừng phục hồi sau nương rẫy. Nhìn vào biểu đồ cho thấy QXTV rừng có sự chuyển dịch rất lớn về cả số cây và đường kính do quá trình diễn thế tự nhiên để hướng tới trạng thái có kết cấu ổn định hơn.

b) Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/HVN)

Từ kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel cho ra bảng kết quả sau:

Bảng 4.10. Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố N/Hvn của QXTV rừng. STT Phân bố Các tham số χ tính χ bảng Kết luận α β γ Λ 1 Khoảng cách 0,49 0,043 45,81 9,5 Ho- 2 Mayer 354,79 -0,27 359,30 9,5 Ho- 3 Weibull 1 0,05 574,41 9,5 Ho- Từ bảng kết quả trên cho thấy, phân bố số cây theo cấp chiều cao có chỉ số χ tính >> χ bảng rất nhiều lần. Như vậy có thể kết luận phân bố số cây theo cấp chiều cao không tuân theo quy luật phân bố đã lựa chọn. Nguyên nhân là do sự chênh lệch giữa các cấp chiều cao là không đáng kể (từ 4-16 m).

Do không thể sử dụng phân bố lý thuyết nên đề tài sử dụng phân bố thực nghiệm để mô tả phân bố số cây theo chiều cao của QXTV rừng.

Hình 4.3. Phân bố thực nghiệm (N/HVN) của QXTV rừng

Nhận xét: Kết quả cho thấy cả ba hàm lý thuyết trong bảng 4.8 đều có

kết quả cho giá trị Ho bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là phân hóa số cây theo chiều cao không thể hiện trong quy luật kết cấu quần xã thực vật rừng rõ ràng. Phần lớn các cây gỗ đều có chiều cao tương đối ổn định và hình thành nên một tầng rừng chính. Phân bố thực nghiệm N/HVN cho thấy phần lớn các cây tập trung ở cỡ chiều cao từ 6-10 m.

4.2.3.5. Đặc điểm tái sinh rừng

a.Tổ thành cây tái sinh

Từ số liệu thu thập được trên các ô dạng bản phân bố đều ở OTC điển hình ở các QXTV rừng. Đề tài xác định được công thức tổ thành như sau:

Bảng 4.11. Cấu trúc tổ thành tái sinh rừng

STT Loài Ni N% Ki 1 Tống quả sủ 39 9,97 1,00 2 Sau sau 34 8,69 0,87 3 Hoắc quang 29 7,42 0,74 4 Bời lời 27 6,91 0,69 5 Trâm trắng 23 5,88 0,59 6 Loài khác 239 61,13 6,11 Tổng 391 100 10 ,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 5,00 7,00 9,00 11,00 13,00 15,00 17,00 N (Cây ) Ft H (m)

Công thức tổ thành cây tái sinh được xác định như sau: 1Ts + 0,87Ss + 0,74Hq + 0,69Bl + 0,59 Tt + 6,11 Lk

Kết quả cho thấy ở trạng thái rừng phục hổi từ 5-10 năm có sự tham gia của 5 loài cây tái sinh chủ yếu là Tống quả sủ, Sau sau, Hoắc quang, Bời lời, Trâm trắng. Các loài cây này chiếm 38,87% tổng số cây tái sinh.

b)Phân bố số cây theo cấp chiều cao

Đối với QXTV rừng mỗi cỡ chiều cao có một lượng cây tái sinh khác nhau do quá trình tái sinh tự nhiên của chúng có tính liên tục. Quy luật phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sinh trưởng và phát triển cây tái sinh và chất lượng của rừng sau này.

Từ kết quả điều tra có kết quả như sau:

Bảng 4.12. Phân bố cây tái sinh theo chiều cao

OTC Mật độ cây /ha Số cây/ô

Chiều cao (m) <0.5 0.5-1 1-2 >2 1 710 71 14 16 18 23 2 550 55 20 10 11 14 3 640 64 20 19 9 16 4 660 66 21 12 11 16 5 630 63 17 15 9 22 6 780 78 24 11 24 19

Từ bảng kết quả trên cho thấy, số lượng cây tái sinh ở các cấp chiều cao không có sự chênh lệnh nhiều về số cây. Ở cấp chiều cao nhỏ hơn 0,5 m cây tái sinh chiếm tỷ lệ 29,22% so với tổng lượng cây tái sinh. Cấp chiều cao 0,5-1m chiếm tỷ lệ 20,91%; 1-2m chiếm tỷ lệ 20,65% và cấp chiều cao >2m chiếm tỷ lệ 27,71 %. Ở các giai đoạn cây tái sinh này sự cạnh tranh về không

gian dinh dưỡng đã diễn ra tuy nhiên không mạnh mẽ. Chưa có hiện tượng nhóm loài cây này ức chế sinh trưởng loài cây khác.

c)Mật độ, chất lượng cây tái sinh

Mật độ cây tái sinh là mật độ ban đầu của thế hệ rừng tương lai, là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ thuận lợi của tiểu hoàn cảnh rừng. Kết quả nghiên cứu mật độ và chất lượng cây tái sinh của QXTV rừng được ghi vào bảng 4.12.

Bảng 4.13. Mật độ và chất lượng tái sinh

OTC Số cây/ô

Phẩm chất

Mật độ

Tốt Trung bình Xấu

Cây Tỷ lệ Cây Tỷ lệ Cây Tỷ lệ

1 71 36 50,70 18 25,35 17 23,94 710 2 55 28 50,91 16 29,09 11 20,00 550 3 64 26 40,63 24 37,50 14 21,88 640 4 66 20 30,30 21 31,82 19 28,79 660 5 63 26 41,27 23 36,51 14 22,22 630 6 78 32 41,03 25 32,05 21 26,92 780

Qua bảng kết quả cho thấy: Mật độ của QXTV rừng bỏ hóa là trung bình, mất độ giữa các ô điều tra tương đối đồng đều. Điều này là do độ tàn che và tính chất rừng của các trạng thái tương đồng nhau. Lượng cây tái sinh tuy không lớn nhưng tỷ lệ cây tốt khá cao, với tỷ lệ này sự hình thành rừng trong tương lai là có triển vọng.

4.2.3.6. Đặc điểm cây bụi thảm tươi

Qua phụ biểu 5 cho thấy thấy các loài cây bụi chủ yếu là Dương xỉ, Dong riềng, Đơn nem, Guột, Mâm xôi, Lấu, Dum nhọn, Cỏ chân gà, Cỏ tranh, Cỏ đắng… do là rừng đã qua bỏ hóa cho nên cây bụi thảm tươi phát

triển mạnh chiều cao trung bình 0,66m, độ che phủ bình quân là 62,85%. Do đó các cây tái sinh dưới chiều cao dưới 0,7 m sẽ chịu ảnh hưởng lớn của tầng cây bụi thảm tươi, độ che phủ trên 60 % ở mức độ trung bình khả năng tiếp đất của hạt giống khá cao, không ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. Tuy nhiên cũng cần có biện pháp sử lý cây bụi thảm tươi để tạo điều kiện cho tầng cây tái sinh phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quần xã thực vật rừng sau canh tác nương rẫy bỏ hóa làm cơ sở đề xuất chuyển hóa thành rừng nông lâm kết hợp tại xã háng đồng, huyện bắc yên, tỉnh sơn la​ (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)