Điều kiện thuỷ văn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 30 - 35)

- Diện tích các loại đất của Khu rừng lịch sử,văn hóa, môi trƣờng Hồ Lăk.

3.1.2.5. Điều kiện thuỷ văn:

Chế độ nhiệt ẩm trên đây có quan hệ với chế độ thuỷ văn trong khu vực khu Hồ Lăk ,đây là đầu nguồn sông Krông Ana, đoạn đầu của hệ thống sông Srêpôk

- Sông Krông Ana, thƣợng nguồn của sông Srêpôk, gồm 2 phụ lƣu là Krông Pach và Krông Nô. Do chảy trên địa hình bằng phẳng nên dịng sơng của đoạn này rất quanh co, uốn khúc, thung lũng sơng mở rộng, q trình bồi lắng các vật liệu mang từ thƣợng nguồn về diễn ra mạnh đã tạo thành các bãi bồi lớn dọc theo sông. Trong vùng có Hồ Lăk diện tích 591 ha. Mođun chuẩn dịng chảy khoảng 251s/km2. Mùa hè kéo dài tới 5 tháng (7-11), mùa kiệt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Ở đoạn sơng Krơng Ana có các trận lũ ngập lụt lớn, nhƣng lên xuống rất từ từ, thời gian lũ kéo dài, do vậy tác hại do ngập lụt lớn, nhƣng sức công phá do lũ không đáng kể.

- Do địa hình thấp hơn các vùng lân cận nên tầng nƣớc ngầm nằm rất nơng, trong vùng có nhiều chỗ trũng bị ngập nƣớc về mùa mƣa nổi bật là ở khu vực Hồ Lăk và phụ cận.

- Nguồn cung cấp nƣớc từ dãy Chƣ Yang Sin rất phong phú nên sông suối có nƣớc quanh năm.

Ngồi sơng Krơng Ana, khu Hồ Lăk cịn có một hệ thống suối lớn nhỏ khác:

+ Suối Đăk Pok xuất phát ở độ cao 800 m, đổ vào Hồ Lăk ở sông Krông Ana theo hƣớng Đông Bắc.

+ Suối Đăk Bông Krang xuất phát ở đỉnh Chƣ Tử Lung Lang cao 1.278 m theo hƣớng Đông, nhập vào suối Đăk Pok đổ ra sông Krông Ana.

Chỉ tiêu độ PH của các nguồn nƣớc; Hồ Lăk pH = 5,5; các suối pH =5,5- 6,0.

Khu Hồ Lăk là vùng có nguồn nƣớc tiềm tàng phong phú, có thể cung cấp đầy đủ cho tƣới và sinh hoạt. Với đặc điểm địa hình, thổ nhƣỡng và chế độ khí hậu thuỷ văn nói trên đã hình thành những quần thể thực vật đặc trƣng, đa dạng, thuận lợi cho sự quần cƣ nhiều lồi chim, thú ,về bị sát- lƣỡng cƣ.

3.1.2.6.Thảm thực vật rừng:

Với đặc điểm địa hình và chế độ khí hậu thuỷ văn của vùng đã hình thành những quần thể thực vật phong phú, đặc trƣng cho khí hậu nhiệt đới hơi ẩm mang tính chất cao nguyên và thung lũng. Trên vùng núi cao bao bọc quanh Hồ Lăk theo các hƣớng Đông, Đông Bắc, (phần kéo dài của dãy Chƣ Yang Sin) và Đơng Nam cịn một ít kiểu rừng nguyên sinh phân bố thay đổi theo độ cao. Tuy nhiên do sức ép về dân số, diện tích canh tác, đặc điểm du canh của đồng bào dân tộc và những phá hoại khác của con ngƣời đã và đang làm thu hẹp những diện tích rừng này và thay vào đó những kiểu rừng thứ sinh nhân tạo, trảng cỏ, rừng le, cây bụi. Do sự thay đổi phong phú của kiểu địa hình, độ cao, các dạng thảm thực vật cũng thay đổi mạnh, chủ yếu thƣờng gặp các dạng sau : (kết quả xác định thảm thực vật rừng và hệ thực vật khu rừng LS,VH,MT Hồ Lăk đƣợc trình bày theo - Tác giả : Phạm Gia Hội - Trung tâm khoa học kỹ thuật lâm nghiệp).

-Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới: kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở độ cao dƣới 600m và trên 1000 m, trên các dãy núi: Chƣ Ya Trang, Chƣ Yang Reh, Chƣ Tử Lung Lang, Chƣ Yang Phé. Có kết cấu nhƣ sau :

+ Tại đỉnh Chƣ Ya Trang cao 782 m:

Tầng trên:Trín, Giẻ, Lành Ngạnh, Re, Kháo, Cày...

Tầng giữa: Trƣờng, Trâm, Thị đỏ, Kháo nƣớc, Mãi táp, Gáo vàng… Tầng dƣới: ( tầng thảm tƣơi): Lấu, Đom đóm, Thầu tấu, Song, Mây... + Tại đỉnh Chƣ Yang Phé cao 1080 m :

Tầng giữa : Kháo nƣớc, Tràm lá nhỏ, Côm, Thầu tấu, Cẩm lai... Tầng dƣới (thảm tƣơi) : Lấu, Gạc hƣơu, Sẹ, Nứa…

Diện tích kiểu rừng này chiếm 3.465ha. Tuỳ theo mức độ tác động của con ngƣời mà trở thành rừng nghèo ở các vùng chân núi. Một số chỉ tiêu điều tra về trạng thái của kiểu rừng này:

+ Rừng nguyên sinh, giàu trữ lƣợng, có quy luật kết cấu ổn định, mật độ N= 460 cây/ha, tổng tiết diện ngang  G = 25m2/ha, trữ lƣợng M= 225 m3

/ha. Trạng thái này chiếm diện tích 457 ha, ở độ cao 1000m.

+ Rừng phục hồi, trữ lƣợng trung bình, có quy luật kết cấu tƣơng đối ổn định, mật độ N= 480 cây/ha, tổng tiết diện ngang  G= 18m2/ ha, trữ lƣợng M= 162m3/ha. Trạng thái này có diện tích 1.787 ha, ở độ cao trên 1000m.

+ Rừng nghèo, đã bị khai thác mạnh, trữ lƣợng kém, chất lƣợng xấu, mật độ N =360 cây/ha, tổng tiết diện ngang  G= 11m2/ha, trữ lƣợng M= 99m3

/ha. Trạng thái này chiếm diện tích 1.221 ha, phân bố gần các khu dân cƣ, ở các đai cao hơn 600 m.

-Kiểu rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp :kiểu rừng này phân bố ở độ cao 700 -1000 m, hoặc hơn, chủ yếu nằm ở dãy Chƣ Tử Lung Lang (một phần về phía Tây của dãy Chƣ Yang Sin), Chƣ Yang Phé. Tại dãy Chƣ Tử Lung Lang Thông 2 lá chiếm tỷ lệ khá lớn trong cấu trúc của tầng trên, có nơi thơng chiếm đa số tại dãy Chƣ Yang Phé. Cấu trúc kiểu rừng này nhƣ sau:

Tầng trên : Thông 2 lá chiếm ƣu thế .

Tầng giữa : Giẻ, Lành ngạnh, Côm, Trà beng, Cẩm Liên, Kháo nƣớc… Tầng dƣới (thảm tƣơi) : Thấu tấu, Gạc hƣơu, Lầu, Sẹ, Thị đỏ, Cỏ lào, cỏ tranh, Chít... Kiểu rừng này phân bố thành dải theo các đai cao 700 - 1000m tạo thành 1 vòng cung hƣớng Đông, Đông Bắc, Đông Nam Hồ Lăk. Một phần diện tích rừng này đã bị tác động do khai thác trƣớc đây, có nơi bị chặt trắng từng mảng để làm nƣơng rẫy, hoặc đã bị khai thác nhựa thơng, có mật độ N = 420 cây/ha, tổng tiết diện ngang  G= 18m2/ha, trữ lƣợng M= 190m3/ha. Phần

lớn diện tích rừng này phân bố nơi hiểm trở nên cịn nguyên vẹn, cần lƣu ý bảo vệ hệ sinh thái rừng này nhƣ là một mẫu rừng hỗn giao cây lá kim - lá rộng đặc trƣng cho chế độ khí hậu á nhiệt đới ẩm vùng núi thấp. Diện tích kiểu rừng này chiếm 2.345 ha.

Rừng lồ ô: thƣờng mọc thuần loại trên đồi ,hoặc ở miền sƣờn núi, tầng dƣới là cây bụi, trên đất đỏ vàng trên granit. Kiểu này phân bố tập trung thành đám, hoặc rải rác xen với nhiều loại gỗ trung bình thuộc nhiều họ thực vật khác nhau chiếm diện tích nhỏ 343 ha.

Rừng le, cây bụi: phân bố ở các đồi thấp, độ cao dƣới 500m, biểu thị diễn thế đi xuống của kiểu rừng thƣờng xanh do khai thác, đốt rừng làm rẫy liên tục, chiếm diện tích 955 ha.

Trảng cỏ đầm lầy: chung quanh khu vực Hồ Lăk, các thung lũng ven suối, tập trung về phía Tây Hồ Lăk, giáp với sơng Krơng Ana, thƣờng xuyên ngập nƣớc, trên các loại đất phù sa đƣợc bồi, có tầng loang lỗ đỏ vàng, chiếm diện tích khoảng 889 ha.

Tóm lại, trong Khu rừng lịch sử, văn hố, mơi trƣờng Hồ Lăk, có các kiểu thảm đặc trƣng cho từng dạng địa hình; thung lũng, đồi sót, núi cao và mang tính chất nhiệt đới ẩm, á nhiệt đới ẩm vùng núi thấp.

3.1.2.7.Tài nguyên thực vật: Qua kết quả nghiên cứu về tên phổ thông,

tên địa phƣơng và tên khoa học đƣợc tổng hợp theo hệ thống sinh tiến bộ của hệ thực vật Khu rừng đặc dụng Hồ Lăk, cho thấy có:

Ngành Thơng đất : 4 loài - 2 họ. Ngành Cỏ tháp bút: 1 loài - 1 họ . Ngành Dƣơng xỉ : 19 loài - 9 họ. Ngành Thông : 3 loài - 2 họ. Ngành Ngọc lan : 521 loài - 104 họ.

Tổng cộng đã ghi nhận đƣợc 548 loài thuộc 116 họ thực vật . Nhƣ vậy họ thực vật của Khu rừng lịch sử, văn hố, mơi trƣờng Hồ Lăk rất phong phú về số lƣợng loài, số lƣợng họ thực vật cũng nhƣ số cá thể trong một loài. Kết

quả nêu trên đƣợc điều tra sơ bộ trên một số tuyến chính cũng đã cho thấy tính đa dạng, phong phú về tài nguyên thực vật ở đây. Ở đây tập trung một số họ nhƣ: Bộ Đậu gồm 3 họ:Trinh nữ ( Mimosaceae), Họ Vang ( Caesalpiniaceae), Họ Cánh Bƣớm (Fabaceae) là 56 loài, sau đến Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là 30 loài, Họ Dâu tằm (Moraceae) là 20 loài, Họ Cà phê (Rubiaceae) là 20 loài, Họ Cỏ(Poaceae) là 19 loài, Họ Phong lan (Orchidaceae) là 14 loài…Về mặt thực vật, Khu rừng lịch sử, văn hố, mơi trƣờng Hồ Lăk là một kho thiên nhiên quý về nhiều mặt :

+Có nhiều lồi cây đã đƣợc “sách đỏ” nêu lên và đã đƣợc Hội đồng Bộ trƣởng ra quyết định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 quy định về danh mục Động-Thực vật quý hiếm, nằm trong nhóm 1 và 2 cần bảo vệ nghiêm ngặt.

+ Trong Khu rừng lịch sử, văn hố, mơi trƣờng Hồ Lăk có một diện tích khá lớn rừng thông 2 lá ; Thông nhựa ( Pinus merkusiana) và Thông 3 lá (Pinus khaysya Royle var. Largbianensis (Chev) H. Gauss.). Đây là nguồn đặc sản quý mà thiên nhiên ƣu đãi cho Huyện Lăk .

+ Cây thuốc : dựa vào danh lục cây thuốc nói chung và cây thuốc Tây ngun nói riêng thì số lƣợng cây thuốc tại Khu rừng lịch sử, văn hố, mơi trƣờng Hồ Lăk cũng rất phong phú; có 264 lồi cây có khả năng làm thuốc, chiếm tới 50% số lồi có mặt ở đây. Các lồi này thƣờng tập trung vào các họ : Họ Nhân sâm (Araliaceaea) , Cỏ gừng (zingiberaceae), Họ Cúc (Asteraceae), Họ Trúc đào (Apocynaceae)… nỗi bậc nhất là cây Mã tiền, Vàng đắng, Địa liên, Sa nhân… là những cây thuốc có giá trị cao đối với ngành dƣợc liệu nƣớc ta.

+ Những lồi có khả năng trồng làm cảnh rất hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nƣớc, tập trung nhiều ở họ Phong lan (Orchidaceae) : sơ bộ cho thấy có 14 lồi có hoa đẹp, bền lâu đủ màu sắc, nhƣ : Quế lan hƣơng, Lan vẩy rồng, Thuỷ tiên trắng, Thuỷ tiên tím, Lan long tu, Hồng thảo… đây là các loài lan quý hiếm so với các nơi khác và rất đƣợc ƣa chuộng, phân bố khá đều và có số lƣợng lớn ở rừng thƣờng xanh. Các loài làm cảnh trong chi Cơm lênh

(Pothos) trong họ Ráy (Araceae), các loài trong chi Thu Hải Đƣờng (Begonia) trong họ Thu Hải Đƣờng ( Begoniacea), các lồi trong chi Đi chồn (Uvario) trong họ Đậu (Fabaceae)… đều là các lồi cây có dáng đẹp và hoa đẹp có khả năng làm cảnh, tăng thêm vẽ đẹp độc đáo của Khu rừng lịch sử, văn hố, mơi trƣờng Hồ Lăk, phục vụ cho khách du lịch tham quan.

+ Đối với các lồi cây gỗ có giá trị kinh tế cao thƣờng tập trung ở một số họ, nhƣ : Họ Đậu (Fabaceae), Họ Giẻ (Fagaceae), Họ Long não (Lauraceae), Họ Trâm (Myrtaceae), Họ Chè (Theaceae), Họ Trám (Burseraceae), Họ Thông (Pinaceae)… Các loài quý hiếm nhƣ: Cẩm lai, Cẩm lai vú, Trắc, Gõ đỏ, Hƣơng, Pơ mu… thƣờng mọc rải rác trong các kiểu rừng thƣờng xanh nhiệt đới ẩm.

+ Trong Khu rừng lịch sử,văn hố, mơi trƣờng Hồ Lăk cịn có nhiều lồi cây dùng làm thức ăn cho động vật, chim thú rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)