Những giải pháp kinh tế cho quản lý bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 94 - 100)

- Tình hình thực hiện quy hoạch Dự án.

4.3.3. Những giải pháp kinh tế cho quản lý bảo vệ rừng.

Giải pháp kinh tế là giải pháp nhằm tác động vào mối quan hệ của các yếu tố kinh tế để góp phần tích cực trong hoạt động QLBVR, làm giảm áp lực kinh tế vào tài nguyên rừng, gồm phát triển ngành nghề, tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án, phát triển thị trƣờng với các sản phẩm từ rừng.

-Củng cố và phát triển ngành nghề phù hợp.

Qua kết quả điều tra cho thấy Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk có tính ĐDSH cao, những giá trị to lớn nhiều mặt của rừng là tiềm năng để phát triển nhiều ngành nghề sản xuất, thu hút đƣợc nhiều lao động dƣ thừa tại địa phƣơng, vừa góp phần cải thiện chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân tại chỗ, vừa thúc đẩy bảo vệ và phát triển rừng. Những ngành nghề mới này liên quan đến sử dụng trực tiếp và gián tiếp các giá trị của rừng. Bao gồm kinh doanh rừng trồng và rừng tự nhiên ở vùng đệm, phát triển chăn nuôi, chế biến các loại lâm sản, kinh doanh nƣớc, dịch vụ du lịch sinh thái, dịch vụ khoa học, dịch vụ giáo dục môi trƣờng, dịch vụ cho đào tạo.

+Kinh doanh rừng trồng và rừng tự nhiên ở vùng đệm.

Vùng ngoại đệm của Ban có xã Đăk Phơi có diện tích đất trồng rừng sản xuất tƣơng đối lớn và một số xã nằm trong vùng nội đệm cũng có diện tích đất trống tƣơng đối và gần khu dân cƣ. Để tăng hiệu quả sử dụng rừng ở khu vực này, ta nên kinh doanh rừng theo hƣớng thâm canh, tạo ra những sản phẩm đa dạng và cùng loại với sản phẩm đƣợc khai thác từ rừng tự nhiên của Ban. Ngồi những diện tích trồng các lồi cây mọc nhanh theo thị hiếu thị trƣờng hiện tại, ta cịn phải trồng những lồi cây gỗ q hiếm bản địa, đặc biệt là các sản phẩm ngoài gỗ, nhƣ trồng mây, cây dƣợc liệu ... Nhƣ vậy trong diện tích giao khốn, ngƣời dân sẽ có các loại gỗ mọc nhanh để giải quyết kinh tế trƣớc mắt và các loại gỗ quý bản địa cùng với một số lâm sản ngoài gỗ tƣơng tự nhƣ sản phẩm của rừng tự nhiên. Đây là giải pháp quan trọng vừa góp phần cải

thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc tại chỗ vừa có tác dụng giảm sức ép của nhu cầu lâm sản lên tài nguyên rừng của Ban.

Vùng ngoại đệm xã Đăk phơi cịn có một số diện tích rừng phịng hộ. Vậy, ta cần phải có những biện pháp thích hợp, để diện tích rừng này khơng chỉ phát huy tác dụng phịng hộ mà cịn có khả năng cung cấp các loại lâm sản tƣơng tự nhƣ rừng tự nhiên của Ban. Nhƣ vậy sẽ góp phần làm giảm áp lực của sự phát triển kinh tế xã hội vào tài nguyên rừng ở đây.

+Xây dựng và phát triển trang trại chăn nuôi.

Các xã vùng đệm có nhiều diện tích đồng cỏ, thích hợp cho chăn ni tập trung nhƣ bò, trâu. Đây là một ngành kinh tế thu lợi nhẹ nhàng và ít tốn cơng, kỹ thuật cũng tƣơng đối đơn giản. Những khu vực đồng cỏ có xen rừng tự nhiên và rừng tái sinh thì nên xây dựng trang trại chăn ni thú rừng, nhƣ nai, heo rừng, hƣơu sao. Đây là những loại thú đang ƣa thích ở ngồi thị trƣờng, nhất là các nhà hàng, quán nhậu đang có nhu cầu và giá hiện nay cũng khá cao. Nếu ngành nghề này phát triển thì sẽ góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng, đồng thời góp phần làm giảm áp lực vào rừng tự nhiên.

+ Chế biến lâm sản.

Các loại lâm sản tại địa phƣơng khai thác ra thƣờng bán ở dạng thơ, nhƣ bán gỗ trịn, hay các loại gỗ mới ở dạng xẻ phách, xuất song mây băng sợi nguyên, lồ ô tre nứa ở dạng cây... hiệu quả kinh tế rất thấp. Trong khi đó lâm sản qua chế biến thì lợi nhuận rất cao. Tùy các loại lâm sản mà có những cách chế biến khác nhau, nhƣ các loại gỗ thì chế biến theo các đơn đặc hàng, các loại gỗ quý hiếm nên chế biến đến giai đoạn cuối cùng thành những sản phẩm tiêu dùng theo ƣa thích của khách hàng, song mây lồ ơ và tre nứa thì chế biến thành các mặt hàng mỹ nghệ. Vậy, ta nên chú ý đầu tƣ xây dựng và phát triển ngành nghề chế biến lâm sản để giúp ngƣời dân có cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm áp lực vào tài nguyên rừng của Ban.

Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk là kho dự trữ nƣớc, nó làm nhiệm vụ cung cấp nƣớc tƣới vào mùa nắng cho hàng ngàn ha cánh đồng lúa, những rừng cà phê bạt ngàn và nƣớc sinh hoạt hàng ngày cho ngƣời dân... Nhƣng ta đã lãng phí nƣớc rất nhiều, mùa mƣa thì nƣớc quá thừa thãi, mùa nắng thì thiếu nƣớc tƣới làm cho hàng trăm ha đất ruộng phải bỏ hoang, nứt nẻ. Hiện nay đã có rất nhiều cơng trình thủy lợi đầu tƣ ở đây, kinh phí đầu tƣ thì q lớn, nhƣng hiệu quả thì khơng nhƣ mong muốn, mùa mƣa thì mƣơng máng có nƣớc chảy, mùa khơ hạn thì mƣơng dẫn nƣớc cao hơn hồ nƣớc. Cho nên có hệ thống thủy lợi mà mùa khơ hạn cánh đồng vẫn khơng có nƣớc. Vậy, để kinh doanh nƣớc có hiệu quả, ta phải đầu tƣ ngay các cơng trình ngăn đập chứa nƣớc ở dƣới các chân đồi theo những con suối chảy từ trên đỉnh núi về. Ở vị trí này vẫn có độ cao ln cao hơn các cánh đồng lúa. Từ đây ta chỉ cần xây dựng mƣơng dẫn nƣớc đến tận từng cánh đồng và điều tiết nƣớc từ trên đập chứa. Nhƣ vậy là rất thuận lợi cho việc kinh doanh nƣớc mà chi phí thì rất thấp. Nếu làm đƣợc nhƣ vậy thì mùa khơ hạn ta khơng lo thiếu nƣớc cho hàng ngàn cánh đồng bên dƣới. Đây vừa tạo việc làm, tăng nguồn thu, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng, đồng thời giáo dục ý thức quản lý bảo vệ rừng cho họ nhƣ chính quản lý bảo vệ cuộc sống của mình.

+ Dịch vụ du lịch sinh thái nhân văn.

Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk đƣợc thiên nhiên ban cho một cảnh quan tuyệt tác, có một hồ nƣớc tự nhiên rộng lớn nhất so với cả nƣớc. Ở đây có nhà nghỉ của vua Bảo Đại, có nhiều bn làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn lƣu giữ nhiều tập tục, truyền thống tốt đẹp và đã có bn trở thành buôn du lịch sinh thái, nhƣ buôn Jun thuộc thị trấn Liên Sơn, buôn M’Liêng thuộc xã Đăk Liêng. Cảnh quan ở đây đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận là Khu thắng cảnh Hồ Lăk. Bƣớc đầu đã có khởi sắc của một khu du lịch sinh thái nhân văn, đã có hàng vạn khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến tham quan hàng năm. Nhƣng hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn, kinh phí đầu tƣ vẫn còn hạn chế, tốc độ phát triển vẫn còn chậm so với sự phát triển của xã hội. Để

ngành du lịch sinh thái nhân văn tại đây chiếm ƣu thế và xứng tầm với nó, ta cần tập trung đầu tƣ củng cố, xây dựng các làng du lịch sinh thái của đồng bào dân tộc tại chỗ, cụ thể là các buôn ngƣời đồng bào dân tộc M’Nơng cịn lƣu giữ nhiều truyền thống đặc sắc của ngƣời bản địa, củng cố và xây dựng các đội cồng chiêng, các lễ hội , cỡi voi, đi xuồng độc mộc trên Hồ Lăk. Đầu tƣ củng cố lại nhà nghỉ của vua Bảo Đại trên đồi Biệt Điện tƣơng tự nhƣ xƣa, để khách đến tham quan có thể hình dung đƣợc cảnh sinh hoạt của một vị vua cuối cùng ở Việt nam. Đầu tƣ xây dựng các khu vui chơi nghỉ dƣỡng tại những địa điểm thơ mộng trong khu rừng bên cạnh Hồ Lăk. Củng cố và phát triển khu động vật hoang dã với nhiều loài thú khác nhau, nhằm thu hút khách tham quan du lịch , đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ thú rừng cho mọi ngƣời. Đầu tƣ xây dựng các tuyến du lịch vào rừng, nhƣ tuyến thác năm tầng lên đỉnh Chƣ Yang Sin có nƣớc chảy quanh năm, có hồ tắm tự nhiên nƣớc trong xanh thấu đáy, có bãi đá phơi nắng rộng phẳng hàng trăm mét vng, có những con thác nƣớc đổ trắng xóa quanh năm nhƣng rất hiền hịa tạo ra những chỗ tắm tiên huyền bí. Tuyến chèo xuồng qua Hồ Lăk sang khu động vật hoang dã vào rừng ra sông Krông Ana và về làng đồng bào dân tộc sinh thái bn Lê. Ngồi ra cịn có tuyến đi thăm khu căn cứ cách mạng thời kháng chiến với những hang động tự nhiên sâu rộng có thể chứa đƣợc cả trung đồn và nơi đây đã góp phần làm nên chiến tích vẻ vang cho cách mạng ta. Với tình hình phát triển xã hội hiện nay, nhu cầu cuộc sống tinh thần ngày càng cao của ngƣời dân, cùng với sự hòa nhập quốc tế, cho nên ta phải có ngay biện pháp đầu tƣ xứng đáng để khai thác tối đa tiềm năng du lịch sinh thái ở đây, nhƣng không làm tổn hại đến ĐDSH của Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk.

+ Dịch vụ khoa học.

Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc khai thác lợi ích từ giá trị khoa học của rừng, nhƣ bằng giải pháp quảng bá, truyền thông, sách báo, nhƣng vẫn còn ở mức quá khiêm tốn. Ở đây ta có thể phát triển dịch vụ khoa học trở thành một nghề có thu

nhập, góp phần ổn định cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng và cán bộ tại chỗ. Trong đà phát triển của xã hội Việt nam cùng với sự quan tâm của thế giới về lâm nghiệp thì giá trị khoa học của rừng sẽ không ngừng tăng lên và mức độ quản lý bảo vệ rừng của Ban sẽ nâng lên một tầm cao mới. Hoạt động dịch vụ khoa học có nhiều hình thức đa dạng, nhƣ cung cấp và trao đổi mẫu vật, cung cấp và trao đổi tƣ liệu khoa học, cung cấp và trao đổi nhân lực, thiết bị khoa học, làm dịch vị tƣ vấn cho một số lĩnh vực chuyên ngành...

+ Dịch vụ cho đào tạo.

Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, có các hệ sinh thái, nhiều dạng sống , nhiều giống lồi, có Hồ nƣớc tự nhiên rộng nhất nƣớc, có khu động vật hoang dã, có đồng ruộng mênh mơng, có nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số sống trong vùng cùng với sự quản lý bảo vệ nghiêm ngặt của Ban, cho nên nơi đây rất lý tƣởng cho việc tổ chức giảng dạy, thực hành, thực tập cho nhiều lĩnh vực khác nhau, nhƣ lâm sinh, trồng trọt, sinh thái môi trƣờng, ĐDSH, quản lý đất đai, địa chất, thủy văn, khí tƣợng, dân tộc học, du lịch mơi trƣờng... Nó cũng có thể là đối tƣợng của đào tạo ở nhiều bậc học khác nhau, từ phổ thông cơ sở, trung học, đại học và trên đại học. Hơn nữa, Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk nằm trên quốc lộ 27 , trung tâm huyện Lăk và cách thành phố Buôn Ma Thuột 55 km, có giao thơng rất thuận lợi và cách thành phố Đà Lạt 160 km . Trong thời gian qua ở đây hàng năm đã có nhiều lớp của trƣờng Đại học Tây nguyên về đây thực hành, thực tập về các lĩnh vực. Các dự án trong và ngoài nƣớc cũng thƣờng xuyên mở các lớp giảng dạy, bồi dƣỡng . Các nơi khác trong và ngoài tỉnh cũng về đây tham quan, nghiên cứu và học tập mơ hình sản xuất. Vậy, đầu tƣ xây dựng phát triển dịch vụ đào tạo ở đây sẽ góp phần tạo nguồn nhân lực cho quản lý bảo vệ rừng của Ban và nâng cao ý thức ngƣời dân trên mọi lĩnh vực, góp phần làm giảm áp lực vào tài nguyên rừng, đồng thời tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nƣớc.

Tại khu rừng của Ban có hàng trăm lồi động thực vật quý hiếm, có thể trở thành nơi lƣu giữ và cung cấp nhiều loại giống cây trồng vật ni có giá trị cao, bao gồm giống các lồi cây gỗ quý, các loài phong lan cho hoa đẹp, các loài dƣợc thảo, các loài sâm, các loài động vật hoang dã... Vậy ta cần nghiên cứu xây dựng những quy trình cơng nghệ nhân giống, tạo giống, kinh doanh giống... để khu vực này sớm trở thành dịch vụ cung cấp giống các loại động thực vật tự nhiên quý hiếm và thông dụng cho thị trƣờng. Nếu đƣợc nhƣ vậy thì ngƣời dân địa phƣơng sẽ có việc làm, có nguồn thu, góp phần làm giảm áp lực vào rừng của Ban.

-Tranh thủ những dự án trong và ngoài nƣớc .

Trong vùng quản lý của Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk đã có nhiều dự án của nhà Nƣớc và của nƣớc ngồi đầu tƣ trực tiếp vào cơng tác quản lý bảo vệ rừng của Ban, đầu tƣ vào vùng đệm với nhiều nội dung khác nhau. Trong đó có dự án 661, nay là là dự án 5 triệu ha rừng, tập trung vào cơng tác khốn bảo vệ rừng đến tận ngƣời dân tại chỗ, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Dự án khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng phòng hộ. Những dự án ở vùng đệm, nhƣ giống cây trồng vật nuôi, thủy lợi, khai hoang đất sản xuất cho ngƣời dân tại chỗ, đƣờng giao thơng nơng thơn... Nói chung các dự án trên đã nâng cao phần nào cuộc sống của ngƣời dân tại chỗ và đã có tác dụng tích cực cho cơng tác quản lý bảo vệ rừng của Ban. Vậy, mỗi khi có dự án , ta nên tranh thủ tối đa những tác dụng tích cực của nó, để góp phần làm giảm áp lực vào tài nguyên của Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk.

-Phát triển thị trƣờng với sản phẩm từ rừng.

Sản phẩm từ rừng của Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk rất đa dạng. Bao gồm cả lâm sản, thú rừng, đất đai, nguồn nƣớc, cảnh quan đặc sắc của tự nhiên, môi trƣờng sinh thái, sản phẩm khoa học, văn hóa, lịch sử... Nếu chúng ta khai thác hết những sản phẩm trên thì sẽ tạo ra nguồn lực to lớn cho quản lý bảo vệ rừng của Ban. Nhƣng hiện nay việc khai thác các sản phẩm trên còn rất hạn chế. Vậy trong tƣơng lai cần có những đầu tƣ thích đáng, phù

hợp để phát triển thị trƣờng cho các sản phẩm nói trên của Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk. Chúng ta phải sử dụng các kênh thông tin đại chúng, sách báo tuyên truyền, quảng cáo về các sản phẩm đó và ln nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp sản phẩm của Ban.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 94 - 100)