Những giải pháp xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 100 - 105)

- Tình hình thực hiện quy hoạch Dự án.

4.3.4. Những giải pháp xã hội.

Đây là những giải pháp nhằm tác động vào các yếu tố xã hội, nhƣ nhận thức, kiến thức, phong tục tập quán, chính sách, thể chế, giải quyết việc làm cho ngƣời dân tại chỗ... có liên quan đến quản lý rừng của Ban. Ban có thể xác định ra một số giải pháp xã hội cho quản lý rừng , nhƣ xây dựng vƣờn rừng cho đồng bào dân tộc tại chỗ, ổn định ranh giới của vùng quản lý Ban, tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho ngƣời dân tại chỗ về quản lý rừng, liên kết chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng và các tổ chức xã hội trong lĩnh vực quản lý rừng, tăng cƣờng thực thi pháp luật liên quan đến quản lý rừng, giải quyết tình hình lao động dƣ thừa tại chỗ, xóa bỏ dần những tập qn khơng có lợi cho quản lý rừng tại đây.

-Xây dựng vƣờn rừng cho đồng bào tại chỗ.

Đã từ lâu ngƣời đồng bào tại chỗ đã có truyền thống du canh trên đất rừng. Tuy thu nhập trên mảnh đất rẫy là không cao, nhƣng đây là đặc điểm sản xuất truyền thống của họ. Trên mảnh đất rẫy, họ trồng hỗn hợp các loại và có thể cung cấp lƣơng thực, thực phẩm hàng ngày cho họ và cứ mỗi buổi chiều về là có thực phẩm mang theo. Gần đây, nhà nƣớc đã cấm làm rẫy trên đất rừng, đặc biệt là đất rừng đặc dụng và tiến hành khai hoang đất ruộng, đất rẫy theo quy hoạch để cấp phát cho dân. Song, họ vẫn khơng thích và tiếp tục làm lại những rẫy cũ ngày xƣa, vì đất khai hoang thƣờng không thỏa mãn theo sản xuất truyền thống của họ. Để giải quyết mâu thuẫn trên, ta phải tiến hành ngay công tác quy hoạch lại đất rẫy cũ ở những địa điểm thích hợp để xây dựng và phát triển vƣờn rừng cho đồng bào tại chỗ. Trên mảnh đất này có thể vừa có đất ruộng, vừa có đất khơ để trồng các loại cây rừng thích hợp, cây ăn quả có kinh tế, sản xuất lúa rẫy đồng bào, trồng ngơ, mỳ , đậu, bí, mía và các loại rau

quả khác. Nhƣ thế, ngƣời dân có việc làm, có thu nhập và ổn định đất sản xuất theo truyền thống mà không phải lén lút làm chui hết chỗ này đến chỗ khác. Nhà nƣớc cũng đỡ vất vả với công tác bảo vệ rừng, đồng thời còn lại một số diện tích đất rẫy cũ khơng đƣa vào quy hoạch sẽ có điều kiện bảo vệ khoanh ni để rừng tái sinh trở lại. Đây là nguồn lực thật sự cho quản lý và phát triển rừng tại Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk.

-Ổn định ranh giới của Ban.

Nguyên nhân tranh chấp đất đai là do ranh giới không ổn định, làm ảnh hƣởng tiêu cực đến công tác quản lý rừng của Ban. Vậy, ta cần xác định ranh giới trên bản đồ và thực địa cho rõ ràng, có thể làm thành đƣờng tuần tra bảo vệ với chiều ngang khoảng 10m để tạo thành băng cản lửa trong mùa khô hạn và có cột mốc ranh giới, trên đƣờng ranh giới có thể trồng những lồi cây bản địa quý hiếm... Đây là điều kiện tiên quyết trong công tác QLBVR của Ban, có vậy thì ngƣời dân địa phƣơng khó xâm chiếm vào đất rừng để canh tác, đồng thời tạo cho họ một tƣ tƣởng dứt khốt, rõ ràng, khơng còn dựa dẫm vào sự lờ mờ của ranh giới mà cố tình xâm phạm. Đƣờng ranh giới đƣợc xây dựng nhƣ vậy thì sẽ góp phần làm giảm áp lực vào tài nguyên rừng của Ban.

-Nâng cao nhận thức và kiến thức về quản lý rừng .

Công tác tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về quản lý rừng cho ngƣời dân tại chỗ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nếu tƣ tƣởng về quản lý rừng của ngƣời dân chƣa thơng thì dù có những giải pháp thật tốt cũng khơng phát huy hết mặt tích cực cho quản lý rừng. Qua nghiên cứu cho thấy việc nhận thức chƣa đầy đủ là nguyên nhân làm cho ngƣời dân khơng tích cực với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ở đây và đã làm giảm nguồn lực , giảm hiệu quả quản lý rừng của Ban. Vậy, nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và kiến thức về quản lý rừng cho ngƣời dân tại chỗ thì sẽ làm cho họ thấy đƣợc những giá trị to lớn của rừng đến đời sống cộng đồng nói chung, bản thân họ nói riêng và nó sẽ góp phần tích cực trong cơng tác bảo vệ và phát triển rừng của Ban. Công tác này sẽ hƣớng

vào bù đắp những thiếu hụt về kiến thức liên quan đến quản lý rừng và quản lý tài nguyên nói chung. Những kiến thức về giá trị môi trƣờng sinh thái, về nguồn nƣớc sản xuất và sinh hoạt của rừng. những kiến thức về gây trồng những loài cây gỗ và lâm sản ngồi gỗ, kiến thức về chăn ni thú rừng, về phát triển rừng trồng hỗn lồi có giá trị kinh tế cao... Đây là những kiến thức cần thiết để quản lý rừng trên cơ sở những giải pháp lồng ghép mục tiêu kinh tế với bảo vệ rừng tại địa phƣơng.

-Liên kết chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức cộng đồng.

Trong thời gian mấy năm gần đây, Ban đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phƣơng cấp xã trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Những hoạch định trong công tác quản lý bảo vệ rừng hầu hết là có sự trao đổi lấy ý kiến của chính quyền địa phƣơng. Trong cơng tác tun truyền giáo dục thƣờng có địa phƣơng tham gia và chủ trì, nội dung tuyên truyền thì đƣợc Ban lên kế hoạch và thơng qua địa phƣơng. Danh sách nhận khoán rừng bảo vệ đƣợc cấp xã cùng với các thôn bn rà sốt và lên danh sách những hộ khơng có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất, những hộ từ trƣớc giờ chuyên khai thác gỗ... Những trƣờng hợp vi phạm lâm luật của ngƣời đồng bào tại chỗ thƣờng đƣợc đƣa về xã và cùng Ban tham gia xử lý, hầu hết là cảnh cáo trƣớc thôn buôn và phạt công lao động theo quyền hạn cấp xã. Những tổ quần chúng bảo vệ rừng cũng đƣợc thông qua thôn bn và chính quyền xã ,hoạt động dƣới sự giám sát và chấm công của các trạm cửa rừng của Ban và đƣợc tổ trƣởng quần chúng xác nhận. Tổ quần chúng bảo vệ rừng đƣợc lấy từ các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, những vi phạm trong tổ đƣợc xử lý theo nội quy của tổ và có ý kiến của chính quyền địa phƣơng... Thực tiễn cho thấy trong thời gian hoạt động có sự gắn kết với chính quyền cấp xã và thơn bn thì hiệu quả cơng tác quản lý bảo vệ rừng của Ban có hiệu quả hơn. Chính quyền cấp xã và thơn bn có trách nhiệm cao hơn trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại đây. Đồng thời ngƣời dân địa phƣơng cũng dần có ý thức hơn trong công tác bảo vệ rừng, cụ thể là đã tự giác trong việc phát hiện và động viên nhau trong chữa cháy rừng, trong công tác

ngăn chặn việc phá rừng làm rẫy và báo cáo kịp thời với Ban để cùng phối hợp giải quyết. Vì vậy, tăng cƣờng liên kết với chính quyền địa phƣơng, cụ thể là cấp xã và thôn buôn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý bảo vệ rừng là giải pháp đã có hiệu quả ở Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk.

-Tăng cƣờng thực thi luật pháp liên quan đến quản lý rừng.

Qua điều tra nghiên cứu cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng là tình trạng thực thi pháp luật chƣa nghiêm. Điều này không chỉ những do cán bộ thực thi pháp luật mà còn do điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phƣơng. Trong những năm qua các vụ vi phạm lâm luật của ngƣời đồng bào dân tộc tại chỗ hầu hết là phá rừng làm rẫy để sản xuất lƣơng thực, chặt cây rừng về làm nhà, săn bắt thú rừng về làm thực phẩm. Xét cho cùng cũng vì mƣu cầu cuộc sống của họ. Hiện nay nhà Nƣớc ta đang có nhiều chính sách ƣu tiên cho đồng bào dân tộc, nhƣ khai hoang cấp đất sản xuất cho họ, làm nhà ở, cứu đói... Hơn nữa, vấn đề dân tộc cũng cần phải cân nhắc thận trọng, tuyệt đối không làm điều gì để xảy ra điểm nóng cho xã hội. Vậy , trong điều kiện hoàn cảnh xã hội ở địa phƣơng hiện nay, pháp luật ta không thể thực hiện nghiêm đƣợc, mà chỉ tuyên truyền giáo dục ý thức ngƣời dân về quản lý rừng. Nhƣng, những trƣờng hợp đã đƣợc Ban và chính quyền địa phƣơng quy hoạch đất sản xuất phù hợp mà cịn cố tình vi phạm, vi phạm nghiêm trọng thì cần phải xử lý nghiêm theo luật pháp để làm gƣơng và răn đe cho ngƣời khác. Những bọn lâm tặc thì cần phải nghiêm trị thích đáng theo luật. Nhƣng trong thời gian qua việc xử lý các vụ vi phạm chƣa đƣợc nghiêm, cho nên đã làm ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng của Ban. Vì vậy, để giảm đến mức thấp nhất những vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng thì cần tăng cƣờng thực thi luật pháp, có thƣởng phạt nghiêm minh, rõ ràng. Đồng thời phải kết hợp việc tuyên truyền giáo dục và hỗ trợ kinh tế cho ngƣời dân đói nghèo tại chỗ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ chấp hành tốt luật pháp. Để thực thi pháp luật bảo vệ và phát triển rừng tốt thì việc kiểm tra giám sát những đối tƣợng trực tiếp tham gia phá rừng, hủy hoại tài nguyên

rừng và cả những ngƣời gián tiếp đứng đằng sau thúc đẩy các hoạt động trên là rất quan trọng.

-Giải quyết việc làm cho những ngƣời thất nghiệp.

Khơng có việc làm là ngun nhân gia tăng các vụ vi phạm lâm luật. Vì vậy, giải quyết việc làm cho cho ngƣời dân trong khi chƣa có việc làm là giải pháp thiết thực để giảm áp lực vào tài nguyên rừng của Ban. Vậy, ta phải có những giải pháp phát triển ngành nghề sản xuất tại địa phƣơng phù hợp với tình hình thực tế, nhƣ phát triển sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của sản phẩm từ rừng, kinh doanh rừng, chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch... Ngoài ra, những con em của ngƣời đồng bào tại chỗ cần phải cho đi học ở các trƣờng vừa học vừa làm, các trƣờng nghiệp vụ chuyên môn và phải đƣợc ƣu tiên sắp xếp vào hoạt động các lĩnh vực bảo vệ rừng, du lịch sinh thái, tài nguyên môi trƣờng,v.v..Nếu đƣợc nhƣ vậy thì ta đã giải quyết đƣợc một số lƣợng ngƣời chƣa có việc làm tại địa phƣơng và đã góp phần làm giảm áp lực vào tài nguyên của Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk.

-Những tập qn khơng có lợi cho quản lý rừng cần xóa bỏ.

Qua điều tra nghiên cứu cho thấy ngƣời dân địa phƣơng có những tập quán du canh, đốt rừng làm rẫy, săn bẩy thú rừng, sử dụng lửa để bắt thú rừng, sử dụng nguyên cây gỗ làm nhà... Đây là những tập qn khơng có lợi cho quản lý rừng, ảnh hƣởng tiêu cực đến tài nguyên của Ban. Vậy, những tập quán trên đƣợc xóa dần nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác QLBVR ở địa phƣơng. Để làm đƣợc nhƣ vậy, ta cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục , thuyết phục và phân tích cho họ thấy đƣợc những tác hại của tập qn đó nhiều hơn gấp nghìn lần là có lợi và nó tác hại đến đời sống cộng đồng dân cƣ ở địa phƣơng. Đồng thời phải phổ cập những cơng nghệ mới có hiệu quả cao để thay dần những công nghệ với tập quán cũ lạc hậu, kết hợp những biện pháp hành chính cứng rắn để ngăn chặn những hành động theo tập quán có tiêu cực đến quản lý rừng.

CHƢƠNG 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 100 - 105)