KẾT LUẬ N, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 105 - 108)

- Tình hình thực hiện quy hoạch Dự án.

KẾT LUẬ N, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN.

1. Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk là một cảnh quan thiên nhiên đẹp, đã đƣợc Nhà Nƣớc công nhận là Khu thắng cảnh Hồ Lăk, có giá trị cao về ĐDSH , có ý nghĩa quan trọng cho nền kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở địa phƣơng.

2. Công tác BVR ở đây tƣơng đối thuận lợi, số vụ vi phạm lâm luật trong thời gian gần đây đã giảm đi so với trƣớc kia. Ban với chính quyền cấp xã và thôn buôn cơ bản đã gắn kết lại với nhau trong lĩnh vực QLBVR.

3. Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk bƣớc đầu đã xây dựng đƣợc khu chăn thả động vật hoang dã và đã có giá trị cho cơng tác tun truyền giáo dục ý thức bảo vệ thú rừng cho mọi ngƣời nói chung và dân địa phƣơng nói riêng.

4. Trong thời gian gần đây, Ban đã từng bƣớc khai thác những lợi ích của rừng để hoàn thiện chức năng của Ban là bảo tồn để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trƣờng , du lịch và nghỉ dƣỡng. Đây là điểm đến của các trƣờng để học tập, thực hành, nghiên cứu, đặc biệt là trƣờng ĐHTN và các đoàn du lịch trong và ngoài nƣớc.

5. Đây là nơi có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn, không những nổi tiếng trong nƣớc mà cịn nhiều nƣớc trên thế giới biết đến. Vì vậy, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành nghề, nhƣ ngành nghề chế biến từ các sản phẩm rừng tự nhiên, ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc, dịch vụ các tập tục văn hóa cồng chiên, hợp tác xã voi, thuyền độc mộc và các dịch vụ du lịch khác... Để phục vụ cho nhu cầu xã hội và cho khách tham quan

du lịch, góp phần giải quyết việc làm , tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc tại chỗ.

6. Những yếu tố thuận lợi chủ yếu cho quản lý rừng ở Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk là điều kiện khí hậu nóng ẩm, quỹ đất trống để đƣa vào sản xuất nông lâm nghiệp lớn, mức ĐDSH cao, có con sơng Krơng Ana làm ranh giới tự nhiên. Phong tục tập quán và kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc tại chỗ đa dạng, phong phú, văn hóa lịch sử có giá trị cao của rừng, có mối quan hệ chặt chẽ giữa Ban với chính quyền địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ, có sự hỗ trợ tích cực của nhiều dự án trong nƣớc và nƣớc ngoài.

7. Những yếu tố cản trở chủ yếu cho quản lý rừng của Ban là sự phân mùa khí hậu gay gắt, địa hình phức tạp, bn làng đồng bào dân tộc sống gần rừng và cuộc sống của họ hầu nhƣ phụ thuộc vào rừng đặc dụng. Ngƣời dân ở đây thiếu hụt những kiến thức cần thiết và chƣa nhận thức đầy đủ về quản lý rừng, tình trạng dƣ thừa lao động trong lúc nơng nhàn, tình trạng thực thi luật pháp bảo vệ và phát triển rừng chƣa nghiêm, tình trạng di dân và nhu cầu đất sản xuất ngày càng tăng, hiệu quả kinh tế thấp của nghề rừng và áp lực của thị trƣờng về những sản phẩm của rừng tự nhiên .

8. Những giải pháp cho quản lý rừng ở Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk.

-Giải pháp rà soát, xây dựng lại quy hoạch Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk.

-Giải pháp khoa học công nghệ. + Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật. + Xây dựng phƣơng án PCCCR.

+ Hệ thống kiến thức bản địa và nghiên cứu bổ sung kiến thức mới. + Khoanh nuôi rừng tái sinh tự nhiên và có trồng dặm cây bản địa. + Cứu hộ và bảo tồn động vật hoang dã.

-Giải pháp kinh tế. + Phát triển ngành nghề.

+ Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án.

+ Phát triển thị trƣờng với các sản phẩm từ rừng.

-Giải pháp xã hội.

+ Xây dựng vƣờn rừng cho đồng bào dân tộc tại chỗ.

+ Ổn định ranh giới Ban. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và kiến thức cho ngƣời dân.

+ Liên kết với chính quyền và các thơn bn.

+ Tăng cƣờng thực thi luật bảo vệ và phát triển rừng. + Giải quyết việc làm cho đồng bào tại chỗ.

+ Dần dần xóa bỏ những tập qn khơng có lợi cho quản lý rừng của Ban.

5.2. TỒN TẠI.

Để xây dựng giải pháp QLRBV cần phải nghiên cứu nhiều phƣơng pháp tổng hợp, đa ngành. Vì thời gian có hạn nêm việc điều tra , thu thập và phân tích thơng tin phần lớn đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn và kế thừa tƣ liệu. Bản thân khơng có điều kiện tổ chức những nhóm nghiên cứu liên ngành để thu thập và phân tích thơng tin. Đề tài cũng khơng tránh khỏi những nhận định mang tính chủ quan. Một số giải pháp trong đề tài cịn mang tính định hƣớng. Những giải pháp chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể, chƣa có mơ hình mẫu để kết luận chính xác, chƣa đƣợc điều tra tỉ mỹ, mà hầu hết là dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của công tác QLBVR ở cơ quan, của nhiều đơn vị bạn cùng ngành và điều kiện xã hội tại địa phƣơng. Những tồn tại này trong tƣơng lai sẽ dần khắc phục để những giải pháp trên càng hiệu quả hơn.

5.3. KIẾN NGHỊ.

-Những giải pháp trên cần có giai đoạn thử nghiệm tại Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk, khi đã có hiệu quả thì mới có thể áp dụng rộng rãi ở các đơn vị bạn cùng ngành.

-Nhà Nƣớc cần hỗ trợ kinh phí để những giải pháp trên đƣợc triển khai thuận lợi và có kết quả phản ánh đúng .

- Kinh phí đầu tƣ cho đồng bào dân tộc tại chỗ cần công khai và lấy ý kiến ngƣời dân để hiệu quả đạt cao hơn, giảm bớt thất thoát, đồng thời gây lịng tin trong nhân dân góp phần tích cực làm giảm áp lực vào tài nguyên rừng của Ban.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 105 - 108)