Những yếu tố xã hội Thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 79 - 84)

- Tình hình thực hiện quy hoạch Dự án.

4.2.2. Những yếu tố xã hội Thuận lợi.

-Thuận lợi.

Những yếu tố thuận lợi của tự nhiên nếu đƣợc kết hợp hài hòa với những yếu tố thuận lợi của xã hội thì sẽ góp phần tích cực trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng. Nó sẽ thúc đẩy ngƣời dân bảo vệ và phát triển rừng với mục đích chính là vì sự tồn tại của cộng đồng. Nếu quản lý bảo vệ và khai thác tốt những thuận lợi của thiên nhiên cùng với những phong tục tập quán đa dạng của ngƣời dân địa phƣơng thì sẽ trở thành nguồn lực quan trọng cho quản lý rừng.

+Hệ thống kiến thức bản địa phong phú.

Tại Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, nhƣng chủ yếu là dân tộc M’Nông chiếm đa số. Họ có những truyền thống văn hóa đa dạng, đây là một kho tàng kiến thức bản địa. Qua điều tra cho thấy kiến thức bản địa đã tích lũy trong suốt cả q trình phát triển dân tộc của họ, nó vơ cùng phong phú, đa dạng, bao gồm cả những kiến thức về tự nhiên, kinh tế và xã hội. Nếu tập hợp và hệ thống những kiến thức bản địa của các dân tộc lại với nhau thì sẽ tạo ra một hệ thống kiến thức vơ cùng phong phú và có giá trị liên quan đến các lĩnh vực, nhƣ quản lý đất đai, quản lý rừng và điều tiết đƣợc các mối quan hệ kinh tế xã hội ở địa phƣơng.

+Giá trị văn hóa lịch sử của rừng.

Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk là nơi căn cứ địa cách mạng đã góp phần rất to lớn trong cơng cuộc giải phóng đất nƣớc. Những nơi này nay là nơi tham quan , du lịch và giáo dục mọi ngƣời. Trong những khu đồi ở đây có một đồi nằm sát cạnh Hồ Lăk, khi xƣa đã dƣợc vua Bảo Đại cho xây một biệt thự để nghỉ ngơi, săn bắn .Vậy, với cảnh quan phong phú, hấp dẫn và tính đa dạng sinh học cao của Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk đã gắn liền với các yếu tố văn hóa và truyền thống của cộng đồng. Nó

gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những nhận thức, kiến thức, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử, nhân cách và lối sống của ngƣời dân địa phƣơng. Ngƣời dân địa phƣơng đã cảm nhận đƣợc sự tồn tại của rừng nhƣ một phần cuộc sống vật chất và tinh thần của họ. Nếu đƣợc tuyên truyền và giáo dục đầy đủ thì giá trị văn hóa lịch sử cao của rừng có thể trở thành yếu tố thúc đẩy ngƣời dân có những hành động tích cực trong cơng tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

+Mối quan hệ của Ban với chính quyền và cộng đồng địa phương.

Từ đầu năm 1996, khi Ban mới hình thành thì đã xây dựng đƣợc Quy chế phối hợp với chính quyền và các ngành hữu quan, xây dựng và thực hiện những biện pháp QLBVR, PCCCR . Ngoài ra Ban cũng đã phối hợp chặt chẽ với quần chúng ở các thôn buôn gần rừng để cùng nhau thực hiện công tác BVR. Đến nay mối quan hệ giữa Ban và quần chúng là rất tốt và đã xây dựng đƣợc mƣời tổ quần chúng bảo vệ rừng cùng gắn bó với các trạm cửa rừng để thực hiện nhiệm vụ QLBVR tại địa phƣơng mình. Kết quả đã hạn chế đáng kể các vụ xâm phạm tài nguyên rừng. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Ban với chính quyền địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng thực sự là yếu tố quan trọng cho công tác quản lý rừng ở đây.

-Những yếu tố xã hội cản trở đến quản lý bảo vệ rừng ở Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk:

Qua kết quả hội thảo, phỏng vấn với ngƣời dân địa phƣơng đã đi đến kết luận một số yếu tố xã hội cản trở đến công tác quản lý bảo vệ rừng ở Ban, là do sự thiếu hụt kiến thức cần thiết cho quản lý rừng và nhận thức chƣa đầy đủ của ngƣời dân về quản lý rừng. Những cơ sở vật chất cho quản lý rừng còn thiếu thốn rất nhiều. Trong phong tục tập quán của ngƣời dân địa phƣơng có một số tập qn có hại cho quản lý rừng. Tình trạng dƣ thừa lao động, thời gian rỗi trong lúc nơng nhàn, tình trạng thực hiện luật pháp chƣa nghiêm, tính tổ chức cộng đồng trong quản lý rừng cịn lơ là, tình trạng di dân và nhu cầu đất đai của ngƣời dân địa phƣơng...

+ Thiếu hụt kiến thức cần thiết cho quản lý rừng.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay những kiến thức cần thiết cho quản lý rừng còn thiếu hụt rất nhiều, nhƣ kiến thức về quan hệ dinh dƣỡng giữa các loài và các hệ sinh thái trong khu vực, các chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn ở trong khu rừng cũng chƣa hiểu đƣợc đầy đủ, đặc biệt là những mắt xích của các chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn đã bị phá hủy ở các mức độ khác nhau. Đây là những kiến thức quan trọng để phục hồi rừng, nhằm bổ sung, hàn gắn các mắt xích của chuỗi thức ăn và lƣới thức ăn đã bị tổn hại, và dần dần tiến tới cân bằng sinh thái tự nhiên của Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk.

Những kiến thức để phát triển những rừng trồng có những đặc điểm sinh thái và cung cấp sản phẩm tƣơng tự nhƣ rừng tự nhiên của Ban còn thiếu nhiều. Đây là kiến thức cần thiết cho phát triển rừng, phát triển trồng trọt và chăn ni các lồi động, thực vật rừng ở vùng đệm, làm cho chúng thực sự trở thành yếu tố làm giảm áp lực của sự phát triển kinh tế, xã hội vào Khu rừng của Ban. Những kiến thức cần thiết cho việc sử dụng các phƣơng tiện hiện đại vào công tác điều tra theo dõi, giám sát, đánh giá tình trạng phát triển rừng và những kiến thức để xây dựng và tổ chức thực hiện những giải pháp để lôi cuốn cộng đồng vào cơng tác quản lý rừng vẫn cịn thiếu nhiều.

+ Người dân chưa có nhận thức và kiến thức đầy đủ về quản lý rừng.

Kết quả điều tra, phỏng vấn ngƣời dân sống trong vùng quản lý của Ban cho thấy họ còn thiếu nhận thức và kiến thức cần thiết cho quản lý rừng. Đa số còn nhận thức rừng nhƣ những kho tài nguyên vơ hạn, vì vậy họ khai thác rừng mà khơng cần bảo tồn và phát triển nó. Trong q trình phát triển rừng ở vùng đệm, họ chỉ chú ý đến giá trị gỗ mà khơng tính đến lâm sản ngoài gỗ. Việc này ngay cả một số cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo và cán bộ trong ngành lâm nghiệp vẫn cịn thiếu sót. Vì vậy, khi trồng rừng ngƣời ta chỉ chú ý làm sao chỉ khai thác đƣợc một vài giá trị trực tiếp của rừng, nhiều giá trị trực tiếp và gián tiếp khác của rừng đã bị bỏ qua. Nhận thức chƣa đầy đủ về mặt này đã thật sự là một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn lực cho công tác quản lý bảo vệ

rừng, làm giảm hiệu quả quản lý tài nguyên rừng ở Khu rừng lịch sử, văn hóa, mơi trƣờng Hồ Lăk.

Qua điều tra, phân tích cho thấy hệ thống kiến thức bản địa liên quan đến quản lý rừng và quản lý tài nguyên của ngƣời dân địa phƣơng nói chung là rất phong phú, nhƣng chủ yếu là thiên về khai thác và sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng. Những kiến thức liên quan đến bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng cịn rất ít, nhƣ kiến thức về gây trồng các loài cây gỗ bản địa và lâm sản ngồi gỗ, chăn ni thú rừng, xây dựng rừng trồng có những đặc điểm tƣơng tự nhƣ rừng tự nhiên và phát triển rừng trồng hỗn lồi có giá trị kinh tế cao... Sự chênh lệch về kiến thức bản địa nhƣ trên cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của quản lý rừng ở Ban.

+ Những tập qn khơng có lợi cho quản lý rừng.

Kết quả phỏng vấn cho thấy ngƣời dân cũng thấy đƣợc những tập qn khơng có lợi về quản lý rừng trong cộng đồng của mình, nhƣ tập quán du canh, phát đốt rừng làm rẫy, săn bắt động vật rừng, sử dụng lửa để bắt thú, sử dụng gỗ rừng làm nhà, làm các đồ dùng khác... Đây là những tập quán ảnh hƣởng tiêu cực đến quản lý rừng, rất nhiều trƣờng hợp hiệu quả kinh tế của những hoạt động trên là rất thấp và gây lãng phí lớn. Song vì thói quen, tập qn mà ngƣời ta vẫn thực hiện và đã gây tổn hại đáng kể vào tài nguyên rừng.

+ Dư thừa lao động trong lúc nông nhàn.

Qua điều tra và phỏng vấn ngƣời dân, cho thấy họ sản xuất theo thời vụ, hầu hết là dựa vào nƣớc trời. Cho nên thời gian rỗi của họ tƣơng đối nhiều. Mỗi năm sản xuất nông nghiệp của đồng bào tại chỗ thƣờng bị gián đoạn khoảng 3 đến 4 tháng mùa khơ. Thời gian này họ khơng có việc làm, cho nên hầu hết là tập trung vào rừng để phá rừng chuẩn bị cho rẫy mới, khai thác gỗ, thu hái lâm sản phụ, săn bắt thú rừng . Vấn đề này đã tạo nên áp lực lớn đến tài nguyên rừng. Vậy giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng là góp phần rất lớn đến hiệu quả quản lý rừng, làm giảm áp lực vào tài nguyên rừng.

Vậy ta cần có phƣơng án tổ chức sản xuất phù hợp để tạo việc làm cho ngƣời dân trong lúc nơng nhàn.

+ Tình trạng chấp hành và thực thi luật bảo vệ và phát triển rừng chưa nghiêm.

Việc chấp hành luật bảo vệ và phát triển rừng của ngƣời dân địa phƣơng chƣa nghiêm. Tình trạng vi phạm luật bảo vệ rừng vẫn thƣờng xuyên xảy ra, việc xử lý các vụ vi phạm của cơ quan luật pháp chƣa nghiêm, chƣa đủ sức răn đe, giáo dục ngƣời dân. Chính quyền địa phƣơng cấp xã cịn thờ ơ, bng lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng, chƣa có biện pháp khen thƣởng và giáo dục tích cực, chƣa ngăn chặn đƣợc những hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

+ Tính tổ chức cộng đồng trong quản lý rừng còn thiếu.

Những kết quả phỏng vấn ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng cấp xã cho thấy, một trong những nguyên nhân cản trở hoạt động quản lý rừng ở Khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trƣờng Hồ Lăk là thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng. Đa số ngƣời dân còn thờ ơ với những hành vi xâm phạm tài nguyên rừng. Có một số ngƣời ý thức đƣợc, muốn đấu tranh, tố giác những ngƣời vi phạm, nhƣng lại sợ bị hành hung, trả thù... Họ cho rằng nên để cộng đồng tham gia vào quản lý bảo vệ rừng và cần có những tổ chức và quy định về quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng và do cộng đồng xây dựng lên với sự tham gia góp ý của cơ quan nhà nƣớc.

+ Tình trạng di dân tự do và tranh chấp đất đai

Tình trạng di dân tự do từ các tỉnh ở phía Bắc vào, đã kéo theo nhu cầu đất đai sản xuất, tạo nên sức ép vào rừng để phá làm rẫy và lấn chiếm đất rừng để canh tác, săn bắt thú rừng bằng những súng săn tự chế rất nguy hiểm. Ban đã cùng chính quyền địa phƣơng tuyên truyền giáo dục và đƣa họ về chỗ tập trung theo quy hoạch cũng đã làm giảm bớt sức ép vào tài nguyên rừng, nhƣng cũng chƣa triệt để. Hầu hết những trƣờng hợp di dân tự do thƣờng vào sâu trong rừng sinh sống và chọn những chỗ đất đai phì nhiêu, cây rừng tự nhiên

cịn nhiều. Tình hình sang nhƣợng đất đai giữa ngƣời cũ và mới cũng gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng của Ban.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp để quản lý bền vững rừng tại khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ lăk ở huyện lăk tỉnh đăklăk​ (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)