Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 30 - 33)

Hoạt động của cộng đồng và ảnh hưởng của họ đến tài nguyên ĐDSH chịu sự chi phối đồng thời của đặc điểm tài nguyên ĐDSH, hoàn cảnh kinh tế và những vấn đề xã hội như nhận thức, kiến thức, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, chính sách, luật pháp, hương ước, luật tục v.v. Vì vậy, khi nghiên cứu những giải pháp bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng, không những phải nghiên cứu đặc điểm của tài nguyên ĐDSH, đặc điểm của tổ chức và luật lệ cộng đồng, mà con phải nghiên cứu cả hoàn cảnh kinh tế xã hội chi phối các hoạt động quản lý sử dụng tài nguyênĐDSHcủa họ.

Đề tài vận dụng quan điểm hệ thống để xây dựng phương pháp nghiên cứu. Theo quan điểm này, rừng vừa là một bộ phận của hệ thống tự nhiên vừa là một bộ phận của hệ thống kinh tế xã hội.

Sự tồn tại và phát triển của tài nguyên ĐDSH phụ thuộc những quy luật của tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong hệ thống tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật v.v. Do quan hệ chặt chẽ với các

yếu tố tự nhiên mà có thể bảo tồn ĐDSH bằng cách tác động vào các yếu tố tự nhiên. Trên quan điểm hệ thống, có thể xem những giải pháp bảo tồn ĐDSH như là những giải pháp điều khiển hệ thống tự nhiên.

Tài nguyên ĐDSH cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như trồng rừng, khai thác lâm sản, làm nương rẫy, phát triển du lịch, ... Đến lượt mình, các hoạt động này lại phụ thuộc vào mức sống kinh tế, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu thị trường,khả năng đầu tư, lợi nhuận v.v. Ngoài ra, rừng cũng tác động mạnh mẽ tới các yếu tố kinh tế thông qua cung cấp nguyên liệu, năng lượng và thông tin cho nhiều hoạt động kinh tế của con người. Vì quan hệ chặt chẽ với các yếu tố trong hệ thống kinh tế, nên có thể bảo tồn ĐDSH bằng việc tác động vào những yếu tố kinh tế.

Tài nguyên ĐDSH cũng là một thực thể xã hội, sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người. Hoạt động của họ theo hướng bảo vệ và phát triển hay tàn phá nó luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức về giá trị của rừng, ý thức với luật pháp Nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng, kiến thức về bảo tồn ĐDSH, những phong tục, tập quán liên quan đến bảo tồn ĐDSHv.v.

Tài nguyên ĐDSH và hiệu quả của hoạt động bảo tồn ĐDSH cũng phụ thuộc vào những vấn đề thể chế và chính sách như hoạt động của hệ thống tổ chức nhà nước trong lĩnh vực QLBVR, các chính sách đất đai, chính sách sở hữu và sử dụng rừng ở địa phương. Hiệu quả của bảo tồn ĐDSH còn phụ thuộc vào sự hiện diện của các tổ chức cộng đồng và những quy định của cộng đồng. Tổ chức và luật lệ cộng đồng sẽ gắn kết những hộ gia đìnhđơn lẻ thành lực lượng mạnh mẽ đủ sức thực hiện những chương trình bảo tồn ĐDSHvì quyền lợi của mỗi gia đình và cộng đồng. Do bảo tồn ĐDSHcó liên

quan chặt chẽ với các yếu tố xã hội, nên để bảo vệ chúng cần tác động vào những yếu tố xã hội. Những giải pháp xã hội cho bảo tồn ĐDSHbền vững sẽ là những giải pháp tác động vào các mối quan hệ xã hội để lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động quản lý bảo vệTNR.

Bảo tồn ĐDSH là hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính kinh tế, tính xã hội và nhân văn nên những giải pháp bảo tồn phải được xây dựng trên quan điểm đa ngành và sẽ bao gồm cả những giải pháp kinh tế, xã hội và công nghệ. Chúng được xây dựng trên cơ sở những kiến thức khí tượng thuỷ văn, lâm sinh học, dân tộc học, xã hội học, kinh tế, thể chế, môi trường và phát triển v.v. Chúng được lồng ghép với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để đạt được mục tiêu đặt ra.

Hình 2.1: Các bước thực hiệnquá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)