Thực trạng công tác quản lý tài nguyên ĐDSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 49)

Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp khoa học có thu, về tổ chức chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Đồng Nai. Chức năng và nhiệm vụchính của KBT như sau:

- Bảo tồn, khôi phục hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai.

- Bảo tồn ĐDSH các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu của thực vật, động vật rừng miền Đông Nam bộ và phòng hộ trực tiếp cho hồ Trị An.

- Bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa thông qua các hoạt động du lịch sinh thái và du lịch về nguồn.

- Tổ chức các hoạt động sản xuất phụ trợ nhằm tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho nhân dân trong khu vực vùng đệm.

+ Tổ chức bộ máyquản lý

Tổ chức bộ máy và biên chế CBCNV hiện nay của KBT (bảng 4.2)

Bảng 4.2: Tổ chức CBCNV của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

TT Bộ phận Số người 1 Ban Giám đốc 4 2 Phòng Tổ chức – Hành chính 15 3 Phòng Khoa học –Kỹ thuật 16 4 Phòng Kế hoạch- Tài chính 6 5 Phòng Kinh tế- Xã hội 6

6 Trung tâm Bảo tồn di tích và du lịch sinh thái 16

7 Hạt kiểm lâm 216

TỔNG CỘNG 279

(Nguồn: BQL Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu, 2008) Trong tổng số 279 cán bộ công nhân viên hiện nay, phân theo giới tính: nam: 262, nữ: 17 người. Độ tuổi: dưới 30: 46, từ 30-40: 74, từ 40-50: 138, trên 50: 21 người. Trình độ: trên Đại học: 2, Đại học: 49, Trung cấp: 59, Sơ cấp kiểm lâm: 159, chưa có bằng: 10 người.

+ Tình hình quản lý bảo vệ rừng

Quản lý bảo vệ rừng được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu. Trong đó bao gồm việc gìn giữ và phát triển vốn rừng hiện có, khôi phục, bảo tồn tính ĐDSH của rừng, nâng cao khả năng phòng hộ cho hồ Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và bảo vệ các di tích lịch sử cách mạng. Để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ QLBVR đúng theo quy định của pháp luật, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu đã được UBND tỉnh Đồng Nai cho thành lập Hạt Kiểm lâm với quân số là 216 người. Hạt Kiểm lâm KBT cơ cấu thành 14 trạm, 2 tổ kiểm lâm cơ động và bộ phận văn phòng. Tình trạng vi phạm Luật BV và PTRở KBT được phản ảnh qua số liệu trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Số vụ vi phạm Luật BV và PTR giai đoạn 2005-2008

TT Nội dung vi phạm Năm

2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Phá rừng làm nương rẫy 2 2 5 2 Khai thác gỗ và lâm sản khác 6 7 5 13

3 Mua bán, vận chuyển lâm sản 5 6 5 20

4 VPQĐ bảo vệ động vật hoang dã 8 5 17 19

5 VPQĐ về PCCCR 1

7 VPQĐ về QLBVR 9 11

Tổng số vụ 21 19 38 68

Số liệu ở bảng trên cho thấy tình hình xâm phạmTNR có chiều hướng tăng lên. Đây là thực tiễn đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Mặt khác, số liệu cũng chứng tỏ hoạt động của lực lượng kiểm lâm ngày càng nghiêm ngặt, đã có nhiều vụ vi phạm được phát hiện và

+ Công tác xây dựng vốn rừng

Để đáp ứng mục tiêu khôi phục hệ sinh thái rừng tiêu biểu của vùng Đông Nam bộ, Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu xác định nội dung xây dựng phát triển rừng bao gồmtrồng mới rừng trên diện tích đất trống, trồng bổ sung cây gỗ lớn làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên và cải tạo lại những diện tích rừng trồng trước đây chưa đáp ứng được mục tiêu bảo tồn (bảng 4.4).

Bảng 4.4: Tình hình xây dựng phát triển rừng giai đoạn 2005-2008

TT Đối tượng DT (ha) Nămthực hiện 2005 2006 2007 2008 1 Trồng rừng mới 196,4 66,6 0,0 34,9 94,9 - Chương trình 661 196,4 66,6 0,0 34,9 94,9 2 Cải tạo rừng trồng cũ 747,4 135,7 179,4 109,9 322,4 - Chương trình 661 348,5 65,4 140,4 52,4 90,3 - Ngoài chương trình 661 398,9 70,3 39,0 57,5 232,1 3 Khoanh nuôi rừng 513,6 104,8 108,0 150,8 150,0 Tổng cộng 1.457,4 307,1 287,4 295,6 567,3

Số liệu cho thấy diện tích rừng trồng mới, cải tạo và khoanh nuôi trong những năm qua là không lớn, chiếm khoảng 2,5% tổng diện tích rừng của KBT. Tuy nhiên, hoạt động phát triển rừng cũng có ý nghĩa nhất định vì các hoạt động này được thực hiện chủ yếu ở những phân khu sản xuất và dịch vụ, nó làm giảm bớt áp lực nhu cầu gỗ củi và du lịch đến tài nguyên KBT, đồng thời cũng góp phần gắn kết các khu rừng trong KBT thành những mảng liền khối, mở rộng không gian hoạt động của các loài động vật ở KBT. Nhìn chung, rừng mới được trồng theo phương thức hỗn giao nhiều loài cây gỗ lớn bản địa, có tỷ lệ sống cao và phát triển tốt, đáp ứng được mục tiêu bảo tồn. Các diện tích rừng tự nhiên khoanh nuôi cũng đang phục hồi khá tốt.

+ Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu đối vớicông tác bảo vệ ĐDSH. Kết quả thảo luận của các nhómquan tâm đã phát hiện một số thuận lợi và khó khăn cho bảo tồn ĐDSH trongKBT như sau:

- Thuận lợi

. Ban quản lý KBT có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương, có sự phối hợp trong nhiều hoạt động sản xuất cũng như phát triển và bảo vệ TNR.

. Cán bộ KBT hầu hết đều đã được đào tạo cơ bản về lâm nghiệp và nghiệp vụ kiểm lâm, nhiệt tình trong công tác.

. Địa hình trong KBT tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc đi lại và tuần tra trong công tác QLBVR.

-Khó khăn

. Có rất nhiều dân cư sống trong và xung quanh KBT nên công tác QLBVR luôn bị sức ép từ phía người dân. Họ thường lén chặt cây rừng, lấn chiếm đất rừng và săn bắt động vật hoang dã. Từ đó ảnh hưởng xấu đến công tác bảo tồn của đơn vị.

. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi cá bè ở các hồ trong KBT cũng gây ảnh hưởng xấu đến bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bónvà thức ăn công nghiệp cho cá lồng.

. Những kiến thức về khoa học và quản lý của nhân viên KBT còn hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu của công tác bảo tồn trong giai đoạn hiện nay; đặc biệt là các kỹ năng thực thi pháp luật, vận động, truyền thông cho cộng đồng.

4.2. Đặc điểm hoạt động cộng đồng liên quan đến tài nguyên ĐDSH ở Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

4.2.1 Đặc điểm cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyênĐDSH

+ Các tổ chức chính quyền và cộng đồng

Kết quả điều tra cho thấy, các đối tượng tham gia chính trong công tác quản lý và sử dụng TNR ở KBT bao gồm: (1) Ban quản lý Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu; (2) Chính quyền xã và các ban lãnh đạo thôn ấp; (3)Người dân xã Mã Đà và các xã lân cận (Hiếu Liêm, Phú Lý); (4) Ngoài ra là một số tổ chức đoàn thể ở địa phương. Đặc điểm và hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên KBT của từng nhóm đối tượng như sau:

- Ban quản lý Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

Ban quản lý Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu với tổng cộng 279 người và 6 đơn vị chức năng thực hiện một số hoạt động chính gồm: (1) quản lý và bảo vệ rừng, (2) xây dựng và tổ chức thực hiện các nội qui, qui định quản lý TNR, (3) tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, (4) hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồngvàchăm sóc rừng,(5) trựctiếp thực hiện trồng, cải tạo và khoanh nuôi rừng, (6)tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng rừng. Nhìn chung, Ban quản lýKBT là nhân tố quan trọng nhất họliên kết các nguồn lực trong nước, quốc tế với địa phương để tổ chức các hoạt động bảo tồn ĐDSH đáp ứng yêu cầu của quốc gia và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương.

- Cộng đồng dân cư trong và xung quanh khu bảo tồn

Với tổng số hàng chục nghìn người phân bố trong và xung quanh khu bảo tồn, cuộc sống của cộng động cư dân các xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý có ảnh hưởng lớn tới TNR và tài nguyên ĐDSH nói riêng của KBT. Kết

quả điều tra đã xác định được một số hoạt động quan trọng nhất của cộng đồng cư dân địa phương liên quan tới bảo tồn ĐDSHgồm: (1)khai thác gỗ và LSNG, (2) sănbắn động vật rừng, (3) canh tác nương rẫy, (4)chăn thả gia súc trong rừng, (5) trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, (6) xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước QLBVR.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hộ gia đình đều có mức độ tác động đến TNRnhư nhau. Kết quả thống kê mức thu nhập của các hộ gia đình có và không khai thác sản phẩmtừ rừng được ghi trong bảng sau:

Bảng 4.5: Thu nhập trung bình của người dân tương ứng vớitình trạng khai thác sản phẩm Tình trạng khai thác sản phẩm rừng Số hộ gia đình (hộ) Tổng số nhân khẩu (khẩu) Tổng thu nhập theo đầu người (triệu) Tổng thu nhập theo hộ (triệu) Có khai thác 66 176 13,3 35,5 Không khai thác 85 232 30,6 83,5

Số liệu cho thấy trong 151 hộ điều tra có tới 66 hộ tham gia khai thác sản phẩm từ rừng. Thu nhập trung bình theo đầu người cũng như theo hộ của những hộ có khai thác sản phẩm từ rừng chỉ bằng khoảng 33% so với các hộ không khai thác sản phẩm từ rừng. Có thể nhận thấy rằng, tham gia khai thác các sản phẩm từ rừng chủ yếu là những hộ có thu nhập thấp. Thường đó là những hộ thiếu đất canh tác hoặc không đủ kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Vì vậy, người dân địa phương cho rằng để giảm tác động của người dân lên TNR cần phát triển những nghềmới để tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

- Chính quyền xã và thônấp

Kết quảphỏng vấn cho thấy, các cơ quan chính quyền thôn và xã được thành lập từ những năm 2004. Những hoạt động của họ liên quan đến quản lý

tài nguyên KBT chủ yếu gồm: (1) xây dựng hương ước, qui ước bảo vệ rừng; (2) phối hợp cùng BQL Khu Bảo tồn thực hiện việctrồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; (3)xây dựng mức thưởng, phạt trong các hoạt động QLBVR.

Mặc dù những người được phỏng vấn đều cho rằng, chính quyền thôn ấp đã có ảnh hưởng tích cực đến bảo vệ ĐDSH của KBT, song họ cũng cho thấy mức ảnh hưởng là chưa nhiều. Chỉ có 27% số người được phỏng vấn cho rằng, chính quyền cấp thôn xã có ảnh hưởng quyết định đến hành vi xâm hại TNR của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do các cấp chính quyền thôn và xã chỉ tuyên truyền ý thức bảo vệ ĐDSH cho người dân mà không có hoạt động kiểm tra, giám sát và nhắc nhở họ kịp thời.

- Các tổ chức đoàn thể

Các tổ chức đoàn thể với những quy định cụ thể và khả năng giám sát động viên kịp thời có ảnh hưởng lớn đến hành vi của người dân, đặc biệt là hành vi bảo vệ ĐDSH. Tuy nhiên vì các đơn vị hành chính trong KBT phần lớn mới được hình thành trong những năm gần đây, mà các tổ chức xã hội cũng ít được phát triển. Kết quả phỏng vấn về tình hình tham gia các tổ chức quần chúng ở địa phương được trình bày trong bảng 4.6a.

Bảng 4.6a: Tình hình tham gia các tổ chức quần chúng hộ gia đình

TT Sự tham gia Hộ %

1 Không tham gia 26 17,2

2 Hội Nông dân 93 61,6

3 Hội Phụ nữ 22 14,5

4 Hội Người cao tuổi 9 6,0

5 Hội Cựu chiến binh 1 0,7

Số liệu ở bảng 4.6a cho thấy, có 3 tổ chức quần chúng phổ biến nhất trong cộng đồng là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Hội Người cao tuổi. Tất cả đều là các tổ chức chính thức và tự nguyện, được thành lập và giám sát từ phía chính quyền. Hội Nông dân có số hộ tham gia chiếm nhiều nhất (61,6%) và Hội Cựu chiến binh chiếm ít nhất (0,7%). Như vậy, có đến quá nửa hộ gia đình tham gia vào Hội Nông dân. Điều này là hoàn toàn phù hợp với một cộng đồng nông thôn mà người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, vì đây cũng là tổ chức quần chúng quan tâm nhiều nhất đến quyền lợi của nông dân. Có khoảng 14% số người được phỏng vấn tham gia hội Phụ nữ. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy một số tổ chức khác như Công đoàn, Đoàn Thanh niên v.v. còn ít người tham gia, chứng tỏ những tổ chức này ít có tiếng nói với người dân địa phương. Ngoài ra, trong tổng số hộ điều tra thì có tới 17,2% số hộ không tham gia vào tổ chức nào.

Khi được phỏng vấn về vai trò của các tổ chức quần chúng với quản lý tài nguyên của KBT thì phần lớn các câu trả lời là không có liên quan trực tiếp. Tuy nhiên, người ta cũng khẳng định rằng, các tổ chức này đều khích lệ cộng đồng chấp hành những chủ trương, chính sách của đảng và chính phủ, trong đó có những quy định liên quan đếnbảo vệ và phát triển rừng ở KBT.

+ Nhận thức của người dân về vai trò của các tổ chức chính quyền và cộng đồng liên quan đến quản lýTNR.

Số liệu ở bảng 4.6b cho phép đánh giá nhận thức của người dân về vai trò ra quyết định của các cấp chính quyền và tổ chức cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả cho thấy, có tới 20% số hộ trả lời không biết người có vai trò quyết định đối với các hoạt động của mình. Trên 50% số hộ cho rằng, thôn xóm và nhóm hộ có quyền quyết định nhất với hoạt động của họ. Chỉ 27% số hộ khẳng định vai trò quyết định của cấp chính

quyền thôn ấp và xã với hoạt động của mình. Tóm lại là, quyền quyết định từ các cấp quản lý chính thức đến được với người dân chỉ chiếm hơn 1/4, ít hơn nhiều so với từ các cấp nhỏ hơn nhưng mang tính trực tiếp, có thể tính dân chủ trong các hoạt động xã hội của cộng đồng ở đây là cao hơn.

Bảng 4.6b: Nhận thức về vai trò ra quyết định của các cấp chính quyền và tổ chức cộng đồng đối với hoạt động quản lý tài nguyên rừng TT Cấp chính quyền và tổ chức cộng đồng Số hộ khẳng định về vai trò quyết định Tỷ lệ (%) 1 Chính quyền xã 18 12

2 Ban lãnh đạo thôn ấp 22 15

3 Xóm và nhóm hộ 81 53

4 Không biết 30 20

Cộng 151 100

Những số liệu này không chỉ phản ảnh nhận thức hạn chế của người dân về quản lý tài nguyên mà còn phản ảnh thực trạng quản lý chưa thực sự hiệu quả của các cấp chính quyền và đoàn thể với hoạt động quản lý TNR ở địa phương.

4.2.2 Hoạt động của cộng đồng địa phương liên quan đến quản lý tàinguyênđa dạng sinh học và tài nguyền rừng nói chung nguyênđa dạng sinh học và tài nguyền rừng nói chung

Đối với cộng đồng dân xã MãĐà nói riêng và các xã vùng lân cận nói chung thì rừng của KBT được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của người dân. Ngoài ra, người dân địa phương còn coi rừng như một nguồn lợi kinh tế thông qua việc khai thác các sản phẩm từ rừng, thậm chí là qua canh tác nương rẫy. Vì thế, các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới tài nguyên vẫn đang diễn ra.

+ Lấn chiếm đất rừng

Một trong những ảnh hưởng của cộng đồng dân cư địa phương tới KBT là làm giảm diện tích rừng. Hiện tại, các hộ dân sống trong KBT không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ diện tích sử dụng của người dân là do dân tự lấn chiếm đất rừng (chủ yếu là đất trống Ia, Ib và Ic) để sản xuất nông nghiệp và trồng rừng. Sau khi Nghị định 01/CP của Chính phủ ban hành năm 1995, Lâm trường Mã Đà mới tiến hành đo đạc và quản lý dưới hình thức hồ sơ hợp đồng giao khoán đất. Tuy nhiên, hoạt động lấn chiếm đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 49)