Hoạt động của cộng đồng địa phương liên quan đến quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 58 - 63)

nguyênđa dạng sinh học và tài nguyền rừng nói chung

Đối với cộng đồng dân xã MãĐà nói riêng và các xã vùng lân cận nói chung thì rừng của KBT được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của người dân. Ngoài ra, người dân địa phương còn coi rừng như một nguồn lợi kinh tế thông qua việc khai thác các sản phẩm từ rừng, thậm chí là qua canh tác nương rẫy. Vì thế, các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới tài nguyên vẫn đang diễn ra.

+ Lấn chiếm đất rừng

Một trong những ảnh hưởng của cộng đồng dân cư địa phương tới KBT là làm giảm diện tích rừng. Hiện tại, các hộ dân sống trong KBT không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ diện tích sử dụng của người dân là do dân tự lấn chiếm đất rừng (chủ yếu là đất trống Ia, Ib và Ic) để sản xuất nông nghiệp và trồng rừng. Sau khi Nghị định 01/CP của Chính phủ ban hành năm 1995, Lâm trường Mã Đà mới tiến hành đo đạc và quản lý dưới hình thức hồ sơ hợp đồng giao khoán đất. Tuy nhiên, hoạt động lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn diễn ra lẻ tẻ ở một số nơi.Diện tích đất của các hộ sống trong và gần rừng bình quân là 0,7 ha/người, cao hơn gần 2 lần so với bình quân của toàn xã.

Để làm rõ ảnh hưởng sử dụng đất của người dân đến TNR, đề tài đã phân tích tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình. Kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất từ 151 hộ gia đình được trình bày ởbảng 4.7 và minh họa ở hình 4.1dưới đây(xem chi tiết trong phụ lục 2.2).

Bảng 4.7: Cơ cấu các loại diện tích cây trồng bình quân của hộ gia đình Tổng DT DT vườn DT điều DT xoài DT NN DT khác DT LN DT t.sản Tổng DThộ

điều tra(ha) 284,7 5,4 100,2 128,0 5,8 4,4 32,7 8,2 DT bình quân

(ha/hộ) 1,89 0,04 0,66 0,85 0,04 0,03 0,22 0,05

Tỷ lệ % DT 100 1,9 35,2 45,0 2,0 1,5 11,5 2,9 (Ghi chú: DT- diện tích, NN- cây ngắn ngày, t.sản- thủy sản)

DT vuon DT dieu DT xoai DT cay NN DT khac DT cay LN DT th.san

Hình 4.1: Tỷ lệ diện tích (%) các loại đất sử dụng của hộ gia đình Số liệu cho phép đi đến một số nhận xét sau.

- Hai loại cây trồng là Xoài và Điều chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 45,0% và 35,2%. Tổng cộng cho hai loại cây trồng này đã chiếm trên 80% tổng diện tích đất canh tác của xã. Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn tuổi trồng những loại cây này đều từ 5-6 năm, năng suất của Xoài và Điều vẫn chưa ở mức cao nhất.

- Tỷ lệ diện tích đất trồng rừng là 11,5%. Ban quản lý KBT hiện nay và các Lâm trường trước đây đã thực hiện giao khoán đất lâm nghiệp cho nhân dân trên địa bàn theo Nghị định 01/CP để trồng rừng, họ tự trồng và tự hưởng theo chương trình 327 và dự án 661 của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng chỉ có khoảng 15% số hộ gia đình cóđất trồng rừng rừng (bảng 4.8a).

Các hộ trồng rừng nhìn chungvận dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu chọn giống, cùng với áp dụng những biện pháp thâm canh tăng năng suất. Bên cạnh đó, do nhu cầu gỗ nguyên liệu của thị trường tăng mạnh, đã góp phần vào việc cải thiện điều kiện kinh tế cho người trồng rừng.

Bảng 4.8a: Sử dụng đất giao khoán vào trồng cây lâm nghiệp TT Mức độ sử dụng Số hộ % 1 Không trồng rừng 132 87,4 2 Trồng rừng dưới 1 ha 8 5,3 3 Trồng từ 1,0 đến 2 ha 7 4,6 4 Trồng từ 2,0 đến 3 ha 2 1,3 5 Trồng trên 3,0 ha 2 1,3 Cộng 151 100

Có thể nhận thấy phần lớn rừng trồng ở địa phương là rừng non, trữ lượng thấp,do vậy thu nhập từ rừng trồng chưa cao.

+ Khai thác các sản phẩm từ rừng

Tổng diện tích trồng cây nông nghiệp và cây ngắn ngày khác chiếm tỷ lệ thấp (3,5%), xấp xỉ 300 m2/người. Theo kết quả thống kê thì cả 151 hộ gia đình điều tra đều không có diện tích lúa nước. Trong đó, nhiều hộ không có đất canh tác cây nông nghiệp và cây ngắn ngày nói chung (bảng 4.8b).

Bảng 4.8b: Sử dụng đất cho canh tácnông nghiệp hoặc cây ngắn ngày

TT Mức độsử dụng đất Số hộ Tỷ lệ % 1 Không sử dụng 144 95,4 2 Sử dụng dưới 0,5 ha 3 2,0 3 Sử dụng từ 0,5 – 1,0 ha 4 2,6 4 Sử dụng từ 1,0- 1,5 ha 0 0 Cộng 151 100

Số liệu cho thấy có tới 95% số hộ gia đình không có đất canh tác nông nghiệp. Trong khi phần lớn các đất cây ăn quả và rừng trồng chưa cho năng

suất cao thì nhiều người vẫn hướng vào khai thác các sản phẩm từ rừng. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng ảnh hưởng của người dân lên tài nguyên rừng KBT.

Việc thành lập KBT và quy hoạch rừng đặc dụng ở những lâm phần có đất sản xuất nông lâm nghiệp trước đây đã ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, kéo theo là thu nhập của nhiều người dân trong vùng. Do vậy, nó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến công tác QLBVR của KBT. Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho huyện Vĩnh Cửu xúc tiến việc xây dựng và thực hiện “Dự án quy hoạch ổn định các khu dân cư xã Mã Đà và Hiếu Liêm tại vùng đệm KBT”. Người ta định hướng sẽ chuyển vùng đệm KBT thành vùng trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy trọng điểm.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, cộng đồng dân cư địa phương vẫn tiếp tục khai thác các sản phẩm từ rừng, trước hết là động vật hoang dã để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh và bán ra thị trường. Hoạt động săn bắt động vật diễn ra quanh năm, với cả những loài phổ biến cũng như những loài quý hiếm. Hầu hết người dân địa phương đều khai thác LSNG như tre, măng, cây thuốc, mật ong. Mặc dù việc thu hái LSNG hiện có tác động tương đối nhỏ, nhưng nó mang tính chất của khai thác cạn kiệt. Vì vậy, khai thác LSNG ở địa phương có tiềm năng gây ra sự suy thoái nghiêm trọng nếu khôngtuân thủ nguyên tắc khai thác bền vững và có sự giám sát chặt chẽtừ phía KBT.

+ Chăn thả gia súc làm tổn hại đến tài nguyên đa dạng sinh học

Gia súc là nguồn thu nhập quan trọng đối với hộ gia đình sống bên trong và ở vùng đệm của KBT. Việc chăn thả gia súc tự do trong KBT sẽ dẫn đến cạnh tranh thức ăn và có thể lây truyền bệnh đối với các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài có tầm quan trọng bảo tồn quốc tế như như Bò tót, Voi, Nai v.v... Việc đốt các trảngtrống hàng năm giúp tăng nguồn thức ăn

cho các loài thú ăn cỏ, nhưng cũng có thể hủy lớp thảm mục, nơi duy trì sự đa dạng của khu hệ động vật không xương sống.

+ Làm cháy rừng gây tổn hại đến tài nguyên đa dạng sinh học

Cháy rừng ở KBT thường liên quan đến hoạt động đốt rẫy chuẩn bị đất gieo trồng của người dân. Nó là nguyên nhân làm suy giảm ĐDSH rất nghiêm trọng. Lửa rừng không chỉ thiêu huỷ các loài thực vật mà cònảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến các loài động vật, nhất là những loài động vật bậc thấp, là cơ sở của lưới thức ăn.

4.3. Những yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở cộng đồng tham gia vào quản lýtài nguyên ĐDSH ở Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 58 - 63)