Đặc điểm cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên ĐDSH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 54 - 58)

+ Các tổ chức chính quyền và cộng đồng

Kết quả điều tra cho thấy, các đối tượng tham gia chính trong công tác quản lý và sử dụng TNR ở KBT bao gồm: (1) Ban quản lý Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu; (2) Chính quyền xã và các ban lãnh đạo thôn ấp; (3)Người dân xã Mã Đà và các xã lân cận (Hiếu Liêm, Phú Lý); (4) Ngoài ra là một số tổ chức đoàn thể ở địa phương. Đặc điểm và hoạt động liên quan đến quản lý tài nguyên KBT của từng nhóm đối tượng như sau:

- Ban quản lý Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

Ban quản lý Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu với tổng cộng 279 người và 6 đơn vị chức năng thực hiện một số hoạt động chính gồm: (1) quản lý và bảo vệ rừng, (2) xây dựng và tổ chức thực hiện các nội qui, qui định quản lý TNR, (3) tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, (4) hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồngvàchăm sóc rừng,(5) trựctiếp thực hiện trồng, cải tạo và khoanh nuôi rừng, (6)tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng rừng. Nhìn chung, Ban quản lýKBT là nhân tố quan trọng nhất họliên kết các nguồn lực trong nước, quốc tế với địa phương để tổ chức các hoạt động bảo tồn ĐDSH đáp ứng yêu cầu của quốc gia và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở địa phương.

- Cộng đồng dân cư trong và xung quanh khu bảo tồn

Với tổng số hàng chục nghìn người phân bố trong và xung quanh khu bảo tồn, cuộc sống của cộng động cư dân các xã Mã Đà, Hiếu Liêm và Phú Lý có ảnh hưởng lớn tới TNR và tài nguyên ĐDSH nói riêng của KBT. Kết

quả điều tra đã xác định được một số hoạt động quan trọng nhất của cộng đồng cư dân địa phương liên quan tới bảo tồn ĐDSHgồm: (1)khai thác gỗ và LSNG, (2) sănbắn động vật rừng, (3) canh tác nương rẫy, (4)chăn thả gia súc trong rừng, (5) trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, (6) xây dựng và thực hiện hương ước, qui ước QLBVR.

Tuy nhiên, không phải tất cả các hộ gia đình đều có mức độ tác động đến TNRnhư nhau. Kết quả thống kê mức thu nhập của các hộ gia đình có và không khai thác sản phẩmtừ rừng được ghi trong bảng sau:

Bảng 4.5: Thu nhập trung bình của người dân tương ứng vớitình trạng khai thác sản phẩm Tình trạng khai thác sản phẩm rừng Số hộ gia đình (hộ) Tổng số nhân khẩu (khẩu) Tổng thu nhập theo đầu người (triệu) Tổng thu nhập theo hộ (triệu) Có khai thác 66 176 13,3 35,5 Không khai thác 85 232 30,6 83,5

Số liệu cho thấy trong 151 hộ điều tra có tới 66 hộ tham gia khai thác sản phẩm từ rừng. Thu nhập trung bình theo đầu người cũng như theo hộ của những hộ có khai thác sản phẩm từ rừng chỉ bằng khoảng 33% so với các hộ không khai thác sản phẩm từ rừng. Có thể nhận thấy rằng, tham gia khai thác các sản phẩm từ rừng chủ yếu là những hộ có thu nhập thấp. Thường đó là những hộ thiếu đất canh tác hoặc không đủ kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Vì vậy, người dân địa phương cho rằng để giảm tác động của người dân lên TNR cần phát triển những nghềmới để tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

- Chính quyền xã và thônấp

Kết quảphỏng vấn cho thấy, các cơ quan chính quyền thôn và xã được thành lập từ những năm 2004. Những hoạt động của họ liên quan đến quản lý

tài nguyên KBT chủ yếu gồm: (1) xây dựng hương ước, qui ước bảo vệ rừng; (2) phối hợp cùng BQL Khu Bảo tồn thực hiện việctrồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; (3)xây dựng mức thưởng, phạt trong các hoạt động QLBVR.

Mặc dù những người được phỏng vấn đều cho rằng, chính quyền thôn ấp đã có ảnh hưởng tích cực đến bảo vệ ĐDSH của KBT, song họ cũng cho thấy mức ảnh hưởng là chưa nhiều. Chỉ có 27% số người được phỏng vấn cho rằng, chính quyền cấp thôn xã có ảnh hưởng quyết định đến hành vi xâm hại TNR của người dân. Nguyên nhân chủ yếu là do các cấp chính quyền thôn và xã chỉ tuyên truyền ý thức bảo vệ ĐDSH cho người dân mà không có hoạt động kiểm tra, giám sát và nhắc nhở họ kịp thời.

- Các tổ chức đoàn thể

Các tổ chức đoàn thể với những quy định cụ thể và khả năng giám sát động viên kịp thời có ảnh hưởng lớn đến hành vi của người dân, đặc biệt là hành vi bảo vệ ĐDSH. Tuy nhiên vì các đơn vị hành chính trong KBT phần lớn mới được hình thành trong những năm gần đây, mà các tổ chức xã hội cũng ít được phát triển. Kết quả phỏng vấn về tình hình tham gia các tổ chức quần chúng ở địa phương được trình bày trong bảng 4.6a.

Bảng 4.6a: Tình hình tham gia các tổ chức quần chúng hộ gia đình

TT Sự tham gia Hộ %

1 Không tham gia 26 17,2

2 Hội Nông dân 93 61,6

3 Hội Phụ nữ 22 14,5

4 Hội Người cao tuổi 9 6,0

5 Hội Cựu chiến binh 1 0,7

Số liệu ở bảng 4.6a cho thấy, có 3 tổ chức quần chúng phổ biến nhất trong cộng đồng là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Hội Người cao tuổi. Tất cả đều là các tổ chức chính thức và tự nguyện, được thành lập và giám sát từ phía chính quyền. Hội Nông dân có số hộ tham gia chiếm nhiều nhất (61,6%) và Hội Cựu chiến binh chiếm ít nhất (0,7%). Như vậy, có đến quá nửa hộ gia đình tham gia vào Hội Nông dân. Điều này là hoàn toàn phù hợp với một cộng đồng nông thôn mà người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, vì đây cũng là tổ chức quần chúng quan tâm nhiều nhất đến quyền lợi của nông dân. Có khoảng 14% số người được phỏng vấn tham gia hội Phụ nữ. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy một số tổ chức khác như Công đoàn, Đoàn Thanh niên v.v. còn ít người tham gia, chứng tỏ những tổ chức này ít có tiếng nói với người dân địa phương. Ngoài ra, trong tổng số hộ điều tra thì có tới 17,2% số hộ không tham gia vào tổ chức nào.

Khi được phỏng vấn về vai trò của các tổ chức quần chúng với quản lý tài nguyên của KBT thì phần lớn các câu trả lời là không có liên quan trực tiếp. Tuy nhiên, người ta cũng khẳng định rằng, các tổ chức này đều khích lệ cộng đồng chấp hành những chủ trương, chính sách của đảng và chính phủ, trong đó có những quy định liên quan đếnbảo vệ và phát triển rừng ở KBT.

+ Nhận thức của người dân về vai trò của các tổ chức chính quyền và cộng đồng liên quan đến quản lýTNR.

Số liệu ở bảng 4.6b cho phép đánh giá nhận thức của người dân về vai trò ra quyết định của các cấp chính quyền và tổ chức cộng đồng đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả cho thấy, có tới 20% số hộ trả lời không biết người có vai trò quyết định đối với các hoạt động của mình. Trên 50% số hộ cho rằng, thôn xóm và nhóm hộ có quyền quyết định nhất với hoạt động của họ. Chỉ 27% số hộ khẳng định vai trò quyết định của cấp chính

quyền thôn ấp và xã với hoạt động của mình. Tóm lại là, quyền quyết định từ các cấp quản lý chính thức đến được với người dân chỉ chiếm hơn 1/4, ít hơn nhiều so với từ các cấp nhỏ hơn nhưng mang tính trực tiếp, có thể tính dân chủ trong các hoạt động xã hội của cộng đồng ở đây là cao hơn.

Bảng 4.6b: Nhận thức về vai trò ra quyết định của các cấp chính quyền và tổ chức cộng đồng đối với hoạt động quản lý tài nguyên rừng TT Cấp chính quyền và tổ chức cộng đồng Số hộ khẳng định về vai trò quyết định Tỷ lệ (%) 1 Chính quyền xã 18 12

2 Ban lãnh đạo thôn ấp 22 15

3 Xóm và nhóm hộ 81 53

4 Không biết 30 20

Cộng 151 100

Những số liệu này không chỉ phản ảnh nhận thức hạn chế của người dân về quản lý tài nguyên mà còn phản ảnh thực trạng quản lý chưa thực sự hiệu quả của các cấp chính quyền và đoàn thể với hoạt động quản lý TNR ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 54 - 58)