Yếu tố kinh tế thuận lợi cho công tác bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 63)

Yếu tố kinh tế là những yếu tố thuộc hệ thống sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng và tích lũy. Kết quả các cuộc thảo luận với những nhà quản lý và nhóm người dân đã phát hiện được nhiều yếu tố kinh tế thuận lợi cho bảo tồn và phát triển rừng ởKBT, trong đó một số yếu tố quan trọnglà tiềm năng của KBT trong việc đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường với các sản phẩm từ rừng và tiềm năng phát triển nhiều ngành

nghề ở địa phương. Một trong những chỉ báo đề đánh giá khía cạnh kinh tếdễ thu thậpvà phân tích số liệulà thu nhập/hộ gia đình.

+ Thu nhập cao từ hoạt động canh tác

Thu nhập của hộ gia đìnhđứng trên quan điểm kinh tế là tổng thu nhập từ các nguồn khác nhau mà hộ có được. Nếu nguồn đó không phải chủ yếu từ rừng tự nhiên thì đó được xem là yếu tố thúc đẩy bảo tồn rừng, vì rằng người dân sống trong rừng mà không cần phải khai thác các sản phẩm của rừng. Người dân sống trong hay gần rừng mà có thu nhập từ việc canh tác trên đất quy hoạch để sản xuất sẽ là mô hình lý tưởng đảm bảo sự tham gia của người dân trong quản lý và bảo tồn TNR.

Kết quả điều tra thu nhập từ 151 hộ dân của 5 ấp cho thấy, có 4 nhóm nguồn cho thu nhập chính với tỷ lệ hợp thành như dẫn ra trong bảng 4.9 và minh hoạ ởhình 4.2.

Bảng 4.9: Thu nhập từ tài nguyên rừng so vớitổng thu nhập của tất cả các hộ gia đìnhđã điều tra

Tổng Thu nhập TN từ trồng trọt TN từ chăn nuôi TN từ nguồn khác TN từ rừng TN trung bình (tr/hộ) 62,5 39,5 5,6 14,7 2, 7 Tỷ lệ TN (%) 100,0 63,3 9,0 23,5 4, 2 (Ghi chú: TN- thu nhập)

TN T.trot TN Ch.nuoi

TN Khac

TN Rung

Hình 4.2: Cơ cấu thu nhập từ các nguồn chính của hộ gia đình Qua phân tích số liệu cho phép đi đến một số nhận xét sau:

- Trước hết, nếu tính bình quân cho toàn bộ 151 hộ dân thì thấy ngay rằng, nhóm nguồn cho thu nhập cao nhất chính là trồng trọt (chiếm 63,3%). Trồng trọt ở đây bao gồm tất cả các loại cây trồng như Xoài, Điều các loại cây lương thực và rau màu khác. Sản phẩm trồng trọt phần lớn đã trở thành sản phẩmhàng hoá chứ không đơn thuần chỉ cho tiêu dùng của hộ gia đình.

- Thứ hai, đóng góp vào thu nhập chung từ lâm nghiệp bao gồm cả trồng rừng và thu hái sản phẩm từ rừng tự nhiên là không lớn chỉ chiếm 4,2%. Nguyên nhân chính là số hộ tham gia nghề rừng chiếm tỷ lệ 30%, mà hiệu quả thu nhập từ nghề rừng hiện tại chưa đáng kể. Để thấy rõ hơn ý nghĩa của từng nguồn thu nhập với kinh tế hộ gia đình, đề tài đã xác định mức tương quan giữa các nguồn thu nhập với nhau (chi tiết ở phụ lục 2.5 và bảng 4.10).

Bảng 4.10: Mức độ tương quan (r) giữa các nguồn thu nhập của hộ Tổng TN TN t.trọt TN ngoài TN c.nuôi TN rừng Tổng TN 1 0,96* * -0,024 0,41* * -0,130 TN t.trọt 1 -0,23** -0,23** -0,19* TN ngoài 1 0,011 0,109 TN c.nuôi 1 -0,033 TN rừng 1

(Ghi chú : ** quan hệ tương quan rất có ý nghĩa, * quan hệ có ý nghĩa) Kết quả chỉ ra ở bảng 4.10 cho thấy rằng, tổng thu nhập bình quân của hộ gia đình phụ thuộc rõ rệt vào thu nhập từ trồng trọt (r = 0,96**), từ chăn nuôi (r = 0,41**), nhưng không phụ thuộc rõ vào thu nhập từ rừng (r = -0,13). Kết quả này cũng còn cho biết là thu nhập giữa trồng trọt với thu nhập từ các dịch vụ buôn bán và từ chăn nuôi có quan hệ nghịch với nhau, nghĩa là khi người dân có thu nhập cao từ buôn bán hay dịch vụ và chăn nuôi thì thu thập từ trồng trọt nói chung có xu hướng giảm đi. Đấy có lẽ cũng là một logic của các hoạt động sản xuấtmang tính cạnh tranh cao.

Bảng 4.11: So sánh tổng thu nhập với thu nhập sản phẩm rừng Tổng thu nhập (triệu/hộ) Thu nhập từ lâm nghiệp (triệu/hộ) Mức thu nhập Số hộ % Mức thu nhập Số hộ %

Từ 10 –20 22 14,6 Không có 100 66,2

Từ 20 –40 53 35,1 Dưới 5 triệu 25 16,6

Từ 40 –80 42 27,8 Từ 5 –10 12 7,9

Từ 80 –150 22 14,6 Từ 10 –20 8 5,3

Từ 150 –300 9 5,9 Từ 20 –30 6 4,0

Cộng 151 100 Cộng 151 100

Số liệu trên cho thấy mặc dù hộ nào cũng có thu nhập, thấp nhất là trên 10 triệu/hộ/năm, nhưng có tới 100 hộ (tức 66,2%) không có thu nhập từ lâm nghiệp và số hộ có thu nhập từ lâm nghiệp từ 10 triệu trở lên cũng chỉ chiếm 9,3% tổng số hộ. Đấy là điều lý giải thêm cho sự không tương quan giữa tổng thu nhập với thu nhập từ lâm nghiệp nói riêng.

Để chắc chắn hơn, chúng tôi xem xét thu nhập chỉ của riêng 51 hộ có thu nhập từ rừng so với tổng thu nhập chung của hộ gia đình. Kết quả tính toán có được như trình bàyở bảng 4.12 và minh hoạ trên hình 4.3 (các số liệu chi tiết được lưu ở phụ lục 2.6).

Bảng 4.12: Thu nhập (TN) từ tài nguyên rừng so với tổng thu nhập của các hộ gia đình có thu nhập từ sản phẩm rừng Nguồn thu nhập Chỉ tiêu Tổng Từ trồng trọt Từ chăn nuôi TN từ rừng Nguồn khác Thu nhập TB (triệu đồng/hộ) 37,7 11,7 3,9 7,9 14, 2 Tỷ lệ TN (%) 100,0 31,1 10,4 20,9 37, 6

TN T.trot

TN Ch.nuoi TN Khac

TN Rung

Hình 4.3: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình có thu nhập từ rừng

Theo kết quả ở bảng 4.12 và hình 4.3, tổng thu nhập bình quân của hộ gia đình khi có nguồn thu từ rừng thấp hơn so với các hộ nói chung (37,7 triệu so với 62,5 triệu), nhưng tỷ trọng lại cao hơn (20,9% so với 4,2%). Điều đó cho phép rút ra một vài nhận xét:

- Những hộ có thu nhập từ rừng thường là những hộ nghèo, tổng thu nhập của họ xấp xỉ bằng nửa so với tổng thu nhập của các hộ khác và như vậy những hộ nghèo mới phải phụ thuộc vào rừng.

- Theo cơ cấu, thu nhập từ rừng của những hộ này không phải là thấp nhất mà đã chiếm tỷ trọng tới 20,9%, thậm chí cao hơn so với tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi (chiếm 10,4% tổng thu nhập).

- Mặc dù tỷ trọng thu nhập từ rừng của các hộ có thêm nguồn thu từ rừng đã cao hơn (20,9% so với 4,2%), song nó gần như không liên hệ rõ với tổng thu nhập của hộ. Hệ số tương quan (R) giữa tổng thu nhập với thu nhập từ rừng của các hộ này là 0,226, không có ý nghĩa rõ ràng về phương diện thống kê.

Tóm lại, trong trường hợp nào đi nữa thì thu nhập từ rừng không phải là phần đóng góp có ý nghĩa cho kinh tế chung của hộ gia đình tại xã Mã Đà. Một lần nữa chứng tỏ rằng, thu nhập từ canh tác có ý nghĩa quan trọng nhất với đời sống kinh tế của địa phương, nó là một trong những yếu tố thúc đẩy người dân tham gia bảo tồn tài nguyên rừng ở KBTTN&DT Vĩnh Cửu.

+ Có nhiều tiềm năng chophát triển đa dạng hoá ngành nghề

Các nghề sản xuất hiện tại địa phương chủ yếu gồm trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chúng còn ít liên quanđến phát triển kinh tế từ rừng. Rừng còn ít ý nghĩa với phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Điều này làm cho người dân không quan tâm nhiều đến bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, trong tương lai, cần chú ý nhiều hơn đến phát triển những nghề sản xuất gắn với việc phát huy các giá trị của rừng. Đây không chỉ là yếu tố góp phần nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về quản lý rừng, mà còn làm cho bảo vệ và phát triển rừng trở thành yếu tố thúc đẩy sự phát triển phồn thịnh của địa phương.

Kết quả phỏng vấn cho thấy ở địa phương có tiềm năng phát triển nhiều nghề sản xuất liên quan đến rừng như: dệt thổ cẩm, đan lát mây tre lá, chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật hoang dã, dịch vụ giáo dục môi trường, giải trí, nghỉ dưỡng v.v... Những nghề sản xuất mới này hoặc sử dụng môi trường rừng, hoặc sử dụng các sản phẩm từ rừng làm nguyên liệu đầu vào cho qúa trình sản xuất. Vì vậy, khi được phát triển ổn định chúng không chỉ góp phần nâng caođời sống người dân để giảm áp lực vào TNR, mà còn phát huyđược lợi ích của rừng, từ đó nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân về rừng, thúc đẩy họ tích cực hơn trong bảo vệ và phát triển rừng. Các cuộc phỏng vấn cũng cho thấy nhiều hộ dân có nguyện vọng phát triển những ngành nghề sản xuất mới với hy vọng có được thu nhập cao hơn. Dưới đây là

kết quả thống kê các ngành nghề chính của hiện tại và nguyện vọng của 151 hộ điều tra (bảng 4.13a,b).

Bảng 4.13a: Nghề nghiệp hiện tại của cáchộ gia đìnhđiều tra

TT Nghề nghiệp Số hộ Tỷ lệ % 1 Trồng trọt 124 82,1 2 Làm thuê 20 13,2 3 Hết khả năng lao động 4 2,6 4 Công nhân 1 0,7 5 Buôn bán, dịchvụ 1 0,7 6 Khác 1 0,7 Cộng 151 hộ 100%

Bảng 4.13b: Nghề nghiệp mong muốn trong tương lai của cáchộ

TT Nghề nghiệp Số hộ Tỷ lệ % 1 Trồng cây CN,AQ 81 53,6 2 Dịch vụ bao tiêu SP 32 21,2 3 Chăn nuôi 23 15,2 4 Làm rừng 5 3,3 5 Nghề phụ 4 2,6 6 Công nhân 3 2,0 7 Khác 3 2,0

Từ số liệu ở các bảng trên cho phép đi đến một số nhận xét sau:

- Nghề nghiệp sản xuất của địa phương rất đơn điệu. Hiện tại có 82,1% hộ làm nghề trồng trọt với các loại cây khác nhau, còn lại là các hộ làm thuê hoặc không có khả năng lao động. Sự đơn điệu về nghề nghiệp là nguyên nhân của nhiều hiện tượng không có lợi cho phát triển kinh tế ổn định của địa

phương như: mất mùa, rớt giá, thất nghiệp, lãng phí nhân lực, lãng phí tài nguyên v.v... Người dân cho biết khi trồng cây ăn quả trên quy mô lớn, sâu bệnh rất dễ phát triển và lan tràn thành dịch. Đôikhi khô hạn, nắng nóng hoặc mưa nhiều cũng trở thành nguyên nhân gây mất mùa đối với loài cây ăn quả, đặc biệt khi thời tiết bất lợi xảy ra vào đúng thời kỳ cây trồng ra hoa. Nếu một gia đình hoặc một địa phương có nhiều nghề sản xuất khác nhau, thì khi mất mùa một loài cây trồng hay một nghề sản xuất nào đó dễ dàng được bù đắp bởi sự trúng mùa hoặc thắng lợi của những nghề sản xuất khác. Nhưng khi chỉ có một nghề sản xuất hoặc một số hạn chế loại cây trồng thì mất mùa thường ảnh hưởng lớn tới thu nhập và đời sống kinh tế của người dân. Các cuộc phỏng vấn cũng cho thấy, đôi khi được mùa nhưng thu nhập vẫn không cao vì thường xuất hiện cung cao hơn cầu, thương nhân thừa cơ dìm giá làm cho giá rớt sâu. Việc phát triển nhiều loại cây trồng hoặc nhiều nghề nghiệp khác nhau có thể khắc phục đáng kể tình trạng rớt giá khi trúng mùa và góp phần phát triển kinh tế ổn định của địa phương.

- Sự đơn điệu về nghề sản xuất cũng góp phần tạo nên tình trạng bán thất nghiệp ở địa phương. Thời kỳ nông nhàn của nghề trồng cây ăn trái lâu năm thường kéo dài hơn các nghề trồng trọt khác. Khi không có nghề nghiệp khác hỗ trợ sử dụng lao động thì thời gian nông nhàn kéo dài trở thành nguyên nhân chính của tình trạng bán thất nghiệp lâu dài của người dân. Nó không chỉ gây lãng phí trong sử dụng nguồn nhân lực mà còn là yếu tố thúc đẩy các hoạt động khai thác trái phép TNTN, trong đó có TNRở địa phương.

- Sự đơn điệu về nghề nghiệp còn gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Có thể nhận thấy với nguồn tài nguyên ĐDSH phong phú, ở địa phương có nhiều giống loài đặc trưng và cảnh quan thiên nhiên là tiền đề tốt cho phát triển sản

vật hoang dã, phát triển các dịch vụ văn hoá, du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên cho đến nay, những nghề sản xuất và dịch vụ này vẫn chưa được phát triển. Vì vậy, nếu cứ duy trì tình trạng đơn điệu về nghề nghiệp là sự lãng phí nhân lực và tài nguyên cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Nguyện vọng phát triển thêm những nghề sản xuất mới của người dân là rất rõ ràng. Tuy nghề trồng cây công nghiệp, cây ăn quả vẫn chiếm ưu thế với 53,6% số hộ, nhưng người dân đã muốn phát triển thêm những dịch vụ sản xuất và chế biến các sản phẩm từ cây ăn quả. Ngườidân cũng mong muốn phát triển chăn nuôi và xem đây là nghề có nhiều tiềm lực ở địa phương. Một số nghề nghiệpkháctuy ít người đề cập đến song cũng được xem là có cơ hội phát triển như kinh doanh rừng, dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế biến thực phẩm v.v… Điều này chứng tỏ người dân nơi đây đã nhận thức và mong muốn phát triển kinh tế theo hướngsản xuấthàng hóa.

Ý thức phát triển nghề nghiệp liên quan đến khai thác tốt hơntiềm năng của đất đai, nhân lực và đặc biệt ĐDSH đã trở thành yếu tố thuận lợi cho bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên nói chungở KBT.

4.3.1.2 Yếu tố xã hội thuận lợi cho công tác bảo tồn

Khi phân tích kết quả điều tra, đề tài đã phát hiện được một số yếu tố xã hội thuận lợi cho công tác bảo tồn TNTN cần được phát huyở KBT, trong đó nổi bật là nhận thức của người dân về vai trò của rừng và mối quan hệ chặt chẽ giữa Ban quản lý KBT với chính quyền và cộng đồng địa phương.

+ Nhận thức tốt của người dân về vai trò quan trọng của rừng đối với sản xuất và đời sống

Với tính ĐDSH cao của rừng thuộc KBT cùng với các yếu tố lịch sử, văn hoá và truyền thống của các cộng đồng. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những nhận thức, kiến thức, phong tục, tập quán, truyền thống lịch

sử, nhân cách và lối sống của người dân địa phương. Họ đã cảm nhận được sự tồn tại của rừng như một phần cuộc sống vật chất, tinh thần và là môi trường sống của họ.

Để phân tích nhận thức của người dân về rừng và những quy định của KBT đề tài đã phát bảng hỏi về một số vấn đề liên quan, kết quả thống kê được trình bày trong bảng 4.14 (chi tiết ở phụ lục 2.5).

Bảng 4.14: Nhận thức của người dân về vai trò của rừng và cácquy định của Khu Bảo tồn Câu hỏi Đồng ý (%) Không đồng ý (%) Không biết (%) Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường? 96,0 0,7 3,3 Có thu nhập sẽ không tác động vào rừng? 99,3 0,7 0,0 Đốt rẫy hay tổ ong sẽ gây ra cháy rừng? 90,7 6,6 2,7 Chăn thả gia súc sẽ làm hại cây rừng? 84,8 5,3 9,9 Trồng rừng làm tăng độ màu mỡ cho đất? 91,4 3,3 5,3 Không được săn bắn động vật rừng? 90,1 4,6 5,3 Đồng ý với quy định của Khu BTTN? 78,1 9,9 12,0 Sẵn sàng tham gia quản lý bảo vệ rừng? 94,0 2,6 3,4

Căn cứ vào kết quả điều tra có thể đi đến một số nhận xét sau:

- Gần như toàn bộ cộng đồng đều nhận thức được vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường sống của địa phương. Và chỉ khai thác TNR

trong những điều kiện khó khăn mà thôi. Tỷ lệ số hộ khẳng định sẽ không tác động vào TNRkhi được hỗ trợ sản xuất là 96,0 đến 99,3%.

- Người dân có ý thức trách nhiệm cao với rừng ở địa phương, có tới 94% số người được phỏng vấn sẵn sàng tham gia công tác bảo vệ rừng. Người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 63)