Yếu tố xã hội làm cản trở công tác bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 81 - 86)

+ Thiếu hụt kiến thức cần thiết của người làm công tác bảo tồn

Kết quả thống kê từ Ban quản lý KBT (bảng 4.2) đã cho thấy, nếu phân theo học vấn thì trìnhđộ đại học và sau đại học là 51 người, trìnhđộ trung cấp là 59 người, trình độ sơ cấp kiểm lâm là 159 người, chưa qua đào tạo là 10 người. Tỷ lệ số người có trình độ chuyên môn (từ trung học trở lên) là 39%, khá cao so với nhiềuBQL rừng khác ở nước ta. Song vấn đề là trong 39% con

người ấy không phải đều đã cóđủ kiến thức nền về công tác bảo tồn. Kết quả thảo luận nhóm đã xác nhận nhiều cán bộ thiếu hụt những kiến thức như sau:

- Những kiến thức về bảo tồn đang bị thiếu hụt chủ yếu là: kiến thức về quan hệ dinh dưỡng giữa các loài và các hệ sinh thái trong khu vực, kiến thức về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ở KBT. Đây là những kiến thức quan trọng để phục hồi rừng, nhằm bổ sung, phục hồi các mắt xích của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đã bị tổn hại, phục hồi cân bằng sinh thái tự nhiên của KBT.

- Thiếu những kiến thức để phát triển những khu rừng trồng có khả năng cho sản phẩm tương tự sản phẩm của rừng tự nhiên KBT, nhất là những kiến thức về trồng các loại thực vật cho LSNG, nuôi các loài động vật rừng v.v... Đây là những kiến thức cần thiết cho phát triển rừng, phát triển trồng trọt và chăn nuôi các loài động thực vật rừng ở vùng đệm, làm cho chúng thực sự trở thành yếu tố có thể giảm áp lực của sự phát triển về kinh tế, xã hội đối với hoạt động bảo tồn và phát triển rừng của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu.

- Thiếu những kiến thức cần thiết trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại vào điều tra theo dõi, giám sát, đánh giá tình trạng phát triển của rừng, những kiến thức để xây dựng và tổ chức thực hiện những giải pháp lôi cuốn cộng đồng vào quản lý rừng.

- Thiếu kiến thức về những giá trị đa dạng của rừng, đặc biệt là những giá trị gián tiếp của nó (ví dụ:bảo tồn ĐDSH, giá trị môi trường, ...).

Tất cả những thiếu hụt này làm cho người làm công tác bảo tồn lúng túng khi bắt tay vào xây dựng hoặc thực hiện một dự án bảo tồn và phát triển tài nguyên ĐDSH rừng. Phòng Khoa học - Kỹ thuật của KBT đang hiện diện nhiều kỹ sư trong và ngoài ngành lâm nghiệp, về khả năng và kinh nghiệm có thể thực hiện các hoạt động ở cấp trạm tại hiện trường, nhưng để có dự án tầm

chiến lược và một hoạch định cho toàn khu vực vẫn là một thử thách lớn trong tương lai.

+ Nhận thức và kiến thức chưa đầy đủ của người dân về QLBVR

Phân tích kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, người dân ở đây còn thiếu nhận thức và kiến thức cần thiết về bảo tồn và hoạt động bảo tồn. Nhiều người dân vẫn còn nhận thức rừng như những kho tài nguyên vô tận. Vì vậy, họ lợi dụng những sản phẩm sẵn có từ rừng trong khi không bảo tồn và phát triển nó. Trong quá trình phát triển rừng vùng đệm, nhiều người chỉ chú ý đến giá trị gỗ mà không tính đến LSNG. Vì vậy, người dân thường chỉ khai thác một vài sản phẩm có giá trị trực tiếp mang tính vật chất của rừng. Nhiều giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp khác (loài bản địa, sinh cảnh, du lịch sinh thái, duy trì nguồn nước, …) của rừng bị bỏ qua.

Nhận thức của người dân sinh sống trong KBT chưa đầy đủ thực sự là một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, làm giảm hiệu quả quản lý tài nguyên ở KBT. Bảng 4.19 dưới đây là một trong số các minh chứng.

Bảng 4.19: Tỷ lệ (%) số hộ đồng ý hoặc không đồng ý với các câu hỏi

Câu hỏi Có (%) Không (%)

KBT giúp tăng thu nhập cho hộ gia đình 12,6 66,2 KBT giúp tăng việc làm cho hộ gia đình 11,3 66,9 KBT giúp tăng kiến thức cho hộ gia đình 15,9 55,0

Có biết mục đích thành lập KBT 62,9 35,1

Có biết ranh giới của KBT 8,6 87,4

Như vậy, với các câu hỏi liên quan việc KBT có thể làm tăng thu nhập, việc làm hay kiến thức cho hộ gia đình thì phương án đồng ý luôn thấp (11,3

quen nhìn vào lợi ích vật chất có được ngay trước mặt thì nhiều hơn so với những giá trị vô hình và trong một thời gian dài. Đa số hộ dân biết được mục đích của việc thành lập KBT (62,9%), nhưng thực tế rất ít người biết được đâu là ranh giới của KBT và các phân khu chức năng trong KBT, ranh giới KBT đối với họlà rất trìu tượng, do vậy họ có thể dễ dàng xâm lấn, khai thác củi và săn bắt động vật rừng v.v... Có thể khâu truyền thông và quảng bá về nhiệm vụ và chức năng của KBT đã tới được các ấp xóm, nhưng rõ ràng về ranh giới KBT nói chung và từng khu vực nói riêngđãít được người lao động quan tâm đến.

+ Tình trạng dư thừa lao động trong lúc nông nhàn

Vì sự phân hoá sâu sắc của thời tiết giữa các mùa trong năm mà sản xuất hoàn toàn mang tính thời vụ. Mỗi năm sản xuất nông nghiệp bị gián đoạn từ 3-4 tháng mùa khô. Do thiếu việc làm nên trong thời kỳ này, người ta thường hướng vào rừng để khai thác lâm sản, tạo áp lực đến TNR. Để giải quyết công ăn việc làm cho người dân và cũng là giảm áp lực vào TNR, cả KBT và chính quyền xã Mã Đà cần tổ chức sản xuất để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong thời kỳ nông nhàn.

Theo số liệu của UBND xã Mã Đà thì tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 4.752 người, trong đó nam (52,1%) và nữ (47,9%). Lao động phân theo ngành nghề: lao động nông lâm nghiệp (95,9%), thương mại, dịch vụ và lao động khác (4,1%) (Nguồn: UBND xã Mã Đà, 2008).

Kết quả điều tra trên 151 hộ của xã MãĐà cho thấy:

Bảng 4.20: Đặc trưng số nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Hạng mục Ít nhất Nhiều nhất Trung bình Độ lệch

Số nhân khẩu nữ/hộ 0 6 2,48 1,22

Số lao động chính/hộ 0 6 3,11 1,32

Từ bảng 4.20 và thông tin ởphụ lục 2.1.1, ta có nhận xét về phân bố số lao động/hộcủa cộng đồng như sau:

- Có từ 0 – 1 lao động/hộ: 3,2 % - Có từ 2 – 3 lao động/hộ: 64,3 % - Có từ 4 – 5 lao động/hộ: 25,2 % -Có trên 6 lao động/hộ: 7,3 %

Theo kết quả này, rõ ràng là nếu vào mùa khô, khi mà ngườidân không vào rừng lấy sản phẩm, thì có tới 96,8% số hộ có lao động nhàn rỗi và chắc chắn sẽ có 32,5% (tức chiếm 1/3 số hộ gia đình ở đây) trong tình trạng thừa lao động (vì có trên 4 laođộng/hộ trong khi việc nhà chỉ cần 1-2 lao động).

+ Tình trạng thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng chưa nghiêm

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm luật vẫn diễn ra thường xuyên. Một trong những nguyên nhân là thi hành luật chưa nghiêm. Việc thưởng, phạt vẫn chưa có tác dụng tốt trong công tác giáo dục và ngăn chặn những hành vi xâm hạiTNR.

Theo kết quả thống kê về tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2005-2008 cho thấy, những hoạt động xâm phạm TNR trái phép vẫn diễn ra nhiều trên địa bàn KBT. Từ số vụ vi phạm bị lực lượng kiểm lâm bắt giữ, ngăn chặnngày càng nhiều có thể đánh giá cao tính hiệu quả của công tác tuần tra canh gác, nhưng cũng cần xem lại tác dụng của công tác tuyên truyền, vận động và tính giáo dục, răn đe trong công tác thi hành luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)