Yếu tố kinh tế cản trở công tác bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 77 - 81)

+ Thu nhập thấp từ rừng và nghề rừng

Kết quả phỏng vấn cho thấy thu nhập thấp từ rừng và nghề rừng có thể được xem là một yếu tố kinh tế cản trở hoạt động bảo tồn ở Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu. Số liệu điều tra về đầu tư và và thu nhập vào lâm nghiệp được thể hiện ở bảng 4.17.

Bảng 4.17: Số hộ có mức thu nhập (MTN) và mức đầu tư (MDT) từ sản xuất lâm nghiệp

MDT (triệu) MTN (triệu) Không < 5 5–10 10–20 > 20 Cộng 0 70 20 6 1 3 100 0- 5 0 23 1 1 0 25 5–10 0 7 5 0 0 12 10 –20 1 3 4 0 0 8 > 20 0 3 2 1 0 6 Cộng 71 56 18 3 3 151

(Ghi chú: MTN- mức thu nhập, MDT-mưc đầu tư) Phân tích số liệu cho phép đi đến một số nhận xét sau:

- Đầu tư vào rừng trồng thường có thời gian thu hồi vốn chậm. Vì vậy, tại một thời điểm mức thu nhập có thể không hoàn toàn tương xứngvới mức đầu tư. Số hộ có đầu tư vào lâm nghiệp là 80 hộ nhưng số hộ đã có thu nhập lại chỉ là 51 hộ. Họ là những hộ đầu tư vào trồng rừng nhưng chưa đến tuổi khai thác hoặc đến tuổi khai thác nhưng chưa có thị trường. Ngược lại, nhiều

hộ không đầu tư nhưng vẫn có thu nhập từ lâm nghiệp. Họ đã khai thác và bán sản phẩm lấy được từ rừng tự nhiên, trong đó có gỗ, lồ ô, măng, động vật rừng, mật ong, cây dược liệu v.v... Thu nhập chậm từ trồng rừng và nguồn lợi trực tiếp từ rừng tự nhiên đã là yếu tố hạn chế người dân phát triển sản xuất lâm nghiệp và hướng vào khai thác các sản phẩm từ rừng tự nhiên.

- Với rừng tự nhiên hiện có thì đầu tư ít vẫn có thu nhập. Khi điều tra 151 hộ thì giữa tổng thu nhập và đầu tư vào rừng vẫn có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là có đầu tư thì cũng có thu nhập. Điều đó dẫn đến ý thức của người dân chủ động đầu tư vào khai thác sản phẩm rừng một cách tự do. Đấy chính là một trong số những yếu tố cản trở đến công tác bảo tồnTNRở đây.

+ Áp lực cao của thị trường đối với các sản phẩm từ rừng

Kết quả phỏng vấn cho thấy, TNR trong khu vực không chỉ chịu áp lực bởi điều kiện kinh tế khó khăn của người nghèo (như đã nhận xét từ 4.3.1.1) mà còn phụ thuộc vào giá cả sản phẩm hàng hoá lâm sản. Trong nhiều trường hợp, người dân xâm phạm TNR không phải vì nghèo đói mà vì giá cả của những sản phẩm từ rừng, đặc biệt là thịt thú rừng, gỗ quí, dược thảo quá cao. Lợi nhuận đã làm cho người ta bất chấp cả quy định của nhà nước để cố ý khai thác các sản phẩm từ rừng. KBT càng được bảo vệ thì số lượng lâm sản càng chịu nhiều áp lực của thị trường. Một trong những nhiệm vụ của quản lý rừng trong tương lai là giảm áp lực của thị trường đến sản phẩm từ rừng của KBT. Do vậy, nếu có thể và là lý tưởng, cần phải định hướng phát triển sản xuất để tạo ra những sản phẩm tương tự sản phẩm rừng ở KBT ngay tại vùng đệm, bao gồm cả sản phẩmtừ động vật và sản phẩm từ thực vật.

Kết quả thống kê cho thấy tổng số hộ có khai thác sản phẩm từ rừng tự nhiên là 59. Trung bình thì các hộ này khai thác từ 4 đến 5 loại sản phẩm khác nhau. Tình hình khai thácđối với mỗi loại sản phẩm ghi trong các bảng 4.18

Bảng 4.18a: Số hộ khai thác gỗ, lồ ô, tre nứa và củi với định hướng sử dụng khác nhau

Mức độ sử dụng Gỗ Lồ ô, tre nứa Củi

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Bán 5 3,3 3 2,0 4 2,6

Sử dụng 5 3,3 10 6,6 49 32,5

Không khai thác 141 93,4 138 91,4 98 64,9

Cộng 151 100 151 100 151 100

Bảng 4.18b: Số hộ khai thác măng, cây thuốc và dầu chai với định hướng sử dụng khác nhau

Mức độ sử dụng Thực phẩm Cây thuốc Dầu chai

Số hộ % Số hộ % Số hộ % Bán 8 5,3 37 24,5 Sử dụng 20 13,2 1 0,7 Cả hai 13 8,6 Không khai thác 118 78,2 142 94,0 114 75,5 Cộng 151 100 151 100 151 100

Bảng 4.18c: Số hộ săn bắt động vật rừng với định hướng sử dụng khác nhau Mức độ sử dụng Động vật rừng Mật ong Ghi chú Số hộ % Số hộ % Bán 14 9,3 4 2,6 Giá trị % tính trên đơn vị hộ gia đìnhđược điều tra Sử dụng 1 0,7 Cả hai 7 4,6 3 2,0 Không khai thác 129 85,4 144 95,4 Cộng 151 100 151 100

- Nhìn chung, tỷ lệ số hộ khai thác với mỗi loại lâm sản luôn nhỏ hơn 50%. Số hộ không dám, không có điều kiện hoặc không quan tâm đến khai thác lâm sản theo thứ tự phải kể đến: lấy mật ong (95,4%), lấy cây làm dược liệu (94,0%), khai thác gỗ (93,4%), chặt tre nứa lồ ô (91,4%) và săn bắt động vật rừng (85,4%). Tỷ lệ số hộ khai thác LSNG nhiều nhất là lấy củi, lấy dầu chai và lấy măng; nguyên nhân chính là các loại sản phẩm này có giá trị thấp (củi, thực phẩm, dầu chai), dễ bán (cây thuốc).

- Những sản phẩm có giá trị cao như động vật rừng, mật ong, cây thuốc và sản phẩm dễ bán như dầu chai gần như đã trở thành hàng hoá, lấy về chỉ để bán. Những sản phẩm khác như gỗ, tuy cũng tiêu thụ ngoài thị trường được nhưng còn sử dụng trong gia đình (tỷ lệ hộ giữa bán và sử dụng là 50%). Còn các loại lâm sản khác như củi và tre, lồ ô, mây và nhất là thực phẩm như măng thì chỉ dùng cho gia đình là chính.

Nhìn chung, những loại sản phẩm có giá trị và dễ tiêu thụ ngoài thị trường như động vật rừng, mật ong, cây thuốc và dầu chai, khi đã trở thành hàng hoá có lợi nhuận cao sẽ là một thách thức đối với đơn vị quản lý, vì rằng dù ít hay nhiều, bằng đường này hay đường khác, người dân sẽ cố ý và chủ động khai thác chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 77 - 81)