Khai thác gỗ và các LSNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 86 - 91)

Cuộc sống của một bộ phận người dân trong vùng vẫn còn phụ thuộc vào rừng, đặc biệt là những lúc nông nhàn, lúc giáp hạt hay vụ mùa thất bát. Hoạt động khai thác lâm sản trái phép chủ yếu là bẫy bắt thú, tận thu gỗ lục và một ít trường hợp chặt cây đứng để dùng và một phần đem bán để tăng thu nhập. Nhiều hoạt động khai thác, xâm hại TNR của KBT mang tính cơ hội, nghĩa là người dân không có chủ định trước mà chỉ thực hiện hành vi xâm phạm khi có điều kiện thuận lợi. Từ các hoạt động như đã dẫn ra ở mục4..2.2, chúng tôi phân thành 2 nhóm chính là gỗ và LSNG từ rừng tự nhiên. Khai thác gỗ và LSNG bao gồm nhiều hoạt động với nhiều loại khác nhau. Một hộ gia đình có thể tham gia chỉ một hay một vài loại. Qua điều tra thì tỷ lệ số hộ tham gia vào khai thác (bất kể hoạt động nào và sản phẩm gì) chiếm gần một nửa số hộ của cộng đồng (hình 4.4). Điều đó cho thấy mức độ là khá phổ biến và đó cũng là chỉ báo cho những hoạt động vừa là chủ ý vừa mang tính cơ hội của người dân và cả cộng đồng dân cư sống trong và gần rừng tự nhiên.

0 20 40 60 Có Không Mức độ tham gia Tỷ lệ th am g ia (% )

Hình 4.4: So sánh tỷ lệ hộ tham gia vào khai thác sản phẩm từ rừng Theo tính chất của loại sản phẩm sử dụng, chúng tôi chia thành 3 nhóm khác nhau. Dưới đây là các phân tích cho từng nhóm hoạt động cụ thể:

+ Khai thác gỗ, tre nứa, lô ô và củi:

Bảng 4.21a: Số hộ tham gia vào khai thác gỗ, tre nứa, lồ ô và củi Mức độ

khai thác

Gỗ Lồ ô, tre nứa Củi

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Có 10 6,6 13 8,6 53 35,1

Không 141 93,4 138 91,4 98 64,9

Cộng 151 100 151 100 151 100

Khai thác gỗ của người dân xã Mã Đà theo phân tích ở trên (bảng 4.21a) vừa phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình như làm nhà, đóng đồ gia dụng, vừa bán ra thị trường hoặc bán trong nội bộ ấp xã. Kết quả điều tra thực tế cho thấy trong 151 hộ có 7,9 % hộ nhà xây, 11,3 hộ nhà sàn, 68,2% hộ nhà gỗ và 12,6% hộ làm nhà tạm (chi tiết ở phụ lục 2.1). Như vậy có thể nói, có tới 92% số nhà xây dựng ở địa phương này ít nhiều đều có sử dụng gỗ.

Qua thảo luận nhóm trọng tâm có thể đi đến một số nhận xét sau:

* Lượng gỗ để làm nhà sàn gỗ (cột, sàn gỗ và vách gỗ) khá lớn. Một ngôi nhà gỗ trên 100 m2 hoặc nhà sàn đều làm bằng gỗ với tổng diện tích sàn khoảng 100- 120 m2 thì theo tính toán sơ bộ cần tới 10 - 12 m3 gỗ. Cùng với việc làm nhà, một lượng gỗ không nhỏ khác được sử dụng làm chuồng trại đóng giường tủ và bàn ghế.

* Những loại gỗ tốt được khai thác gồm: Gõ mật (cây lục), Sao đen, Dầu, Chò chỉ, Bằng lăng. Rõ ràng đây là loại gỗ tốt nhất hiện có và thường phân bố ở những vùng sâu xa (tiểu khu 93, 95 và 96). Việc vận chuyển gỗ ở đây chủ yếu là dùngxe đạp thồ.

* Lượng khai thác ít nhất là 1,5 m3 và nhiều nhất tới 20 m3/năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. Tỷ lệ gỗ đem bán là 100% với giá từ 2 triệu đến 5 triệu/m3 tùy loại. Lý do phải đi khai thác gỗ là đời sống khó khăn. Chủng loại gỗ được khai thác phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường. Những người tham gia hoạt động khai thác gỗ từ rừng tự nhiên chủ yếu là người sống lâu ở địa phương, quen thuộc địa hình, đường đi lối lại v.v...

* Củi là nhu cầu hàng ngày của người dân địa phương và được khai thác từ rừng tự nhiên thuộc KBT. Củi được thu lượm để nấu ăn, nấu rượu, nấu cám, một phần để bán. Có 35,1% số gia đình trong xã đi chặt củi và vẫn dùng củi suốt cả năm, còn 64,9% số hộ không trực tiếp khai thác củi nhưng vẫn sử dụng vừa bếp củi vừa bếp ga.

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ làm thực phẩm và dược liệu

Số hộ tham gia khai thác sản phẩm ngoài gỗ từ thực vật qua điều tra từ 151 hộ được ghi trong bảng 4.21b.

Mức độ khai thác

Thực phẩm Cây thuốc Dầu chai

Số hộ % Số hộ % Số hộ %

Có 33 21,9 9 6,0 37 24,5

Không 118 78,1 142 94,0 114 75,5

Cộng 151 100 151 100 151 100

Số liệu cho thấy có một tỷ lệ đáng kể người dân địa phương tham gia khai thác các LSNG. Nó có vị trí thực sự quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân cư địa phương, vừa góp phần giải quyết nhu cầu tiêu dùng vừa là nguồn thu nhập của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy LSNG ở đây không thật sự đa dạng, và số lượng cũng không thật sự dồi dào, nhưng là nguồn thu nhập quan trọng của người dân nghèo, ít đất canh tác và dư thừa lao động ở khu vực nghiên cứu.

Người dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng LSNG cho các mục đích khác nhau. Phần lớn các hộ gia đình đều có nguồn thu nhập từ LSNG như măng, song, mây, hoa quả rừng, cây thuốc, dầu chai v.v... Hầu hết các loại LSNGđược sử dụng trong gia đình, nhưng cây thuốc và dầu chai chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường (bảng 4.21b). Ngoài ra, các loại cây cảnh cũng đang bị khai thác ráo riết, dẫn đến một số loài trở nên khan hiếm như Mai rừng, Phong lan, Lộc vừng,… Hoạt động này đặc biệt gia tăng vào những tháng nông nhàn, giáp hạt và cuối năm.

Qua thảo luận nhóm cho thấy rất ít hộ chuyên đi lấy LSNG để dùng làm thực phẩm, nhưng vẫn có nhóm chuyên đi lấy chai cục và cây dược liệu để làm thuốc, ít nhất là vào mùa khô. Các loài cây thuốc thường được khai thác gồm dây chìu, rễ cây nhào, rễ cây gừng, rễ cây đủng đỉnh, cây nhân trần, kim tiền thảo, chó đẻ, hà thủ ô với giá bán chỉ từ 2.000 đến 5.000 đ/kg. Khi được phỏng vấn vì sao chỉ khai thác những loài này, vì sao phải đi khai thác,

họ trả lời vì có người đặt mua trước và để giải quyết khó khăn của cuộc sống hàng ngày và tăng thêm thu nhập.

+Săn bắn động vật và lấy mật ong rừng

Số hộ tham gia săn bắt hoặc khai thác sản phẩm từ động vật trong số 151 hộ được ghi trong bảng 4.21c.

Bảng 4.21c: Số hộ tham gia vào khai thác sản phẩm từ động vật rừng Mức độ

Khai thác

Động vật rừng Mật ong Ghi chú

Số hộ % Số hộ % Giá trị % tính trên

đơn vị hộ gia đình được điều tra

Có 22 14,6 7 4,6

Không 129 85,4 144 95,4

Cộng 151 100 151 100

Săn bắn là mối đe doạ lớn đối với hệ động vật của khu BTTN&DT Vĩnh Cửu. Mặc dù đã được tuyên truyền, vận động và xử lý khá nghiêm khắc với những đối tượng vi phạm, nhưng hoạt động săn bắn vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Bất kỳ một con thú hay chim nào cũng đều là con mồi của người đi săn. Hoạt động săn bắt được tiến hành vì mục đích mua bán để tăng thu nhập hoặc sử dụng làm thực phẩm hay dược liệu cho gia đình. Những người đi săn thường là người dân địa phương và cả người từ nơi khác đến, trong số đó có cả thợ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Tìm hiểu thực tế ở đây (qua phỏng vấn) cho thấy có 14,6% số hộ đi săn bắt động vật (bảng 4.21c). Kết quả thảo luận nhóm với trọng tâm là săn bắt động vật rừng, những người dân có một số nhận xét sau:

- Hoạt động săn bắt chủ yếu bằng bẫy, đú và đèn soi để bắt. Gần 100% những người săn bắt động vật dùng bẫy hoặc đú. Đèn soi chỉ sử dụng kết hợp trên đường đi săn bắt ban đêm. Bẫy cò ke và đú có nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào loài thú lớn hay nhỏ. Các loài bị săn bắt nhiều nhất là Cheo cheo, Chồn, Kỳ đà, Rắn, Trút, Gà rừng, Chim lửa. Đối tượng bị săn bắt bao gồm cả cá trong các đầm lầy và suối trong rừng. Giá bán các loại thú nhỏ từ 150 ngàn đến 200 ngàn cho 1 kg nguyên con.

- Các hộ đi săn bắt chủ yếu ở ấp 5. Khu vực bị săn bắt nhiều là tiểu khu 95, 96, 98 và 105. Trả lời cho các câu hỏi liên quan đến săn bắt của 10 hộ thảo luận nhóm khá giống nhau. Lý do phải đi săn bắt là do đời sống khó khăn, ít đất sản xuất; lý do vì sao chỉ săn bắt những loại động vật này là do số lượng tương đối nhiều, dễ mắc bẫy, hay đi ăn đêm và cũng thường xuất hiện gần các con suối, còn lý do tại sao chỉ những đối tượng này đi săn bắt là do có kinh nghiệm và sống gần rừng nên đã quen thuộc vùng phân bố mà những loài động vật thường xuất hiện. Riêng việc đi lấy mật ong rừng mang tính nghiệp dư hơn, thường là kết hợp với các hoạt động khác, không chủ động hoàn toàn. Số hộ tham gia vào hoạt động này là 7 (chiếm 4,6% hộ điều tra).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 86 - 91)