Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 39 - 42)

Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu nằm phía bắc sông Đồng Nai, trên địa bàn các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm thuộc Huyện Vĩnh Cửu. Phạm vi ranh giới cụ thể như sau:

- Phía Bắc giáptỉnh Bình Phước.

- Phía Nam giápsông Đồng Nai và hồ Trị An. -Phía Đông giáp VQG Cát Tiênvà hồ Trị An.

- Phía Tây giáp tỉnh BìnhDươngvà tỉnh Bình Phước. Tọa độ địa lý:

- Từ 11008’ 55”- 11051’ 30”Vĩ độBắc

- Từ 106 090’ 73”- 107023’ 74” Kinh độ Đông.

+ Khí hậu và thủy văn

Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 2 mùa, nhiệt độ cao đều trong năm.

- Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình trong năm từ: 2000 - 2.800 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9.

- Nhiệt độ trung bình năm: 25oC - 27oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29oC-35oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 18oC-25oC.

- Độ ẩm tương đối 80 - 82%. Hướng gió thịnh hành: Đông Bắc - Tây Nam. Ít có gió bão và sương muối.

- Phía Bắc và Tây Bắc có suối Mã Đà, là suối lớn và là đường ranh giới giữa Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu với tỉnh Bình Phước. Phía Tây có sông Bé, là ranh giới giữa Khu BTTN&DT Vĩnh Cửuvới tỉnh Bình Dương.

- Phía Đông và Nam giáp hồ Trị An có diện tích 323 km2, là hồ dự trữ và cung cấp nước cho hoạt động của nhà máy thuỷ điện Trị An. Ngoài ra, trên địa bàn còn có hồ Bà Hào trên 400 ha và hồ Vườn ươm trên 20 ha, luôn ổn định mực nước phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu và công tác PCCCR của đơn vị.

- Trong khu vực, địa hình bị chia cắt nhẹ bởi hệ thống gồm rất nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Trị An và sông Bé như: suối Linh, suối Cây Sung, suối Sai, suối Bà Hào... Đa phần các suối nhỏ đều cạn nước vào mùa khô.

+Địa hình vàđất đai

Nằm trong địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Lâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nambộ. Địa hình thuộc dạng địa hình vùng đồivới 3 cấp độ cao: đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Khu vực phía Bắc và phía Tây, địa hình gồm nhiều đồi dốc, nhưng độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất 368 mét, thấp nhất 20 mét, bình quân 100- 120 mét. Độ dốc lớn nhất 35o, bình quân 8o- 10o.

Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng của Phân viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp miền Nam, đất trong khu vực chủ yếu và phổ biến là nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch. Ngoài ra còn có nhóm đất Podzolit phát triển trên phù sa cổ và nhóm đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Bazan. Diện tích loại đất này không nhiều. Nhìn chung, đất trong vùng có

tầng đất mặt không dày, quá trình Feralit hoá diễn ra tương đối mạnh ở những nơi không có rừng, song chất lượng đất còn tốt và tương đối thuận lợi cho công tác nông - lâm nghiệp, thành phần cơ giới chủ yếu là sét pha cát.

+ Tài nguyên rừng và đất rừng

Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo chỉ thị số: 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 4505/QĐ-UBND ngày 29/12/2008. Tổng diện tích quản lý và hiện trạng sử dụng đất của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu như sau:

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

Nhìn chung, độ che phủ rừng tương đối cao: 83,9%. Tuy nhiên, diện tích rừng trung bình chỉ chiếm 6,5%, còn lại là rừng nghèo, rừng non.Kết quả điều tra cho thấy chất lượng rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng, trữ lượng rừng thấp, kết cấu của rừng bị phá vỡ từng mảng lớn, số lượng các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu, những loài cây gỗ lớn bị giảmnghiêm trọng. Đây là hệ quả hoạt động khai thác kéo dài hàng chục năm trước đây của các lâm trường

TT Hạng mục Diện tích(ha) Tổng Rừng đặc dụng Rừng sản xuất 1 2

Tổng diện tích tự nhiên Đất có rừng - Rừng tự nhiên - Rừng trồng Đất chưa có rừng -Đất trống (Ia+Ib+Ic) -Đất khác (NN, ao hồ, đường...) 67.903,3 56.997,2 52.237,5 4.759,7 10.906,1 4.269,6 6.636,5 59.809,9 53.452,9 50.859,5 2.593,4 6.357,0 3.576,0 2.781,0 8.093,4 3.544,3 1.378,0 2.166,3 4.549,1 693,6 3.855,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)