Hoạt động phát nương làm rẫy và chăn thả gia súc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 91 - 109)

Do nhu cầu về đất canh tác ngày càng cao, nên tình trạng phát nương làm rẫy của người dân địa phương vẫn còn trong KBT. Đốt nương làm rẫy không những huỷ hoại tài nguyên thực vật, làm mất nguồn thức ăn cho động vật nhỏ, mà còn gây suy thoái tài nguyên đất, làm giảm trữ lượng nước ngầm vàảnh hưởng đến điều tiết dòng chảy.

Bảng 4.22: Tình trạng đốt nương rẫy và chăn thả gia súc trong rừng

Đốt nương rẫy 6 4,0

Chăn thả gia súc trong KBT 23 15,2

Mặc dù có qui định cấm phát nương làm rẫy, nhưng thực tế hiện tượng này vẫn xảy ra ở phân khu phục hồi sinh thái và vùng đệm, có ít nhất là 6 hộ trong số 150 hộ điều tra vẫn đang thực hiện đốt nương làm rẫy. Tuy nhiên, họ thường đốt cácsản phẩm còn dư thừa sau thu hoạch, rất ít trường hợp chặt cây rừng làm rẫy mới. Vì vậy, ảnh hưởng của hoạt động này đến ĐDSH ở khu BTTN&DT Vĩnh Cửu không lớn như ở nhiều khu rừng đặc dụng khác.

Chăn thả gia súc là một vấn đề cũng ít gây trở ngại cho TNR của KBT ở thời điểm hiện nay, bởi vì số lượng trâu, bò, dê của xã Mã Đà và cả các xã lân cận khác chưa nhiều. Riêng tại Mã Đà chỉ có 15,2% số hộ có nuôi gia súc, số lượng trâu và bò của 1 hộ cũng chỉ phổ biến từ 2-10 con, chỉ có 1 hộ nuôi dê với khoảng 100 con. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát thì theo xu hướng phát triển ngày càng mạnh thì chăn nuôi sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng ĐDSH của KBT. Do đó, qui hoạch sử dụng đất đai phải chú ý đến khu vực chăn thả gia súc để không nguy hiểm cho công tác bảo tồn.

Tình trạng nuôi gia súc, gia cầm thả rông trong khu vực là khá phổ biến, một số các hộ còn thả bò vào rừng, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ, rất dễ gây ra cháy rừng vào mùa khô do sự sơý của người chăn nuôi. Ngoài ra, việc thả rông vật nuôi còn ảnh hưởng đến công tác bảo tồn vì nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa vật nuôi và động vật hoang dã, kể cả nguy cơ lai tạp giống cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên về mức độ, theo chúng tôi, ảnh hưởng là chưa nghiêm trọng đến số và chất lượng tài nguyên rừng so với các hoạt động khác như nương rẫy hay khai thác lâm sản.

4.5. Những giải pháp bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng ở Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

Bảo vệ và phát triển bền vững ĐDSH ở khu vực nghiên cứu phải gắn liền với bảo vệ và phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng người dân xã Mã Đà và các vùng lân cận. Điểm quan trọng của sự phát triển bền vững là giải quyết hài hoà giữa bảo tồn ĐDSH với vấn đề phát triển kinh tế cộng đồng. Hoạt động bảo tồn chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi lợi ích của bảo tồn được chia sẻ và khi cộng đồng địa phương tự nguyện tham gia vào tất cả mọi hoạt động đó.

Mặt khác, để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH, các giải pháp đề xuất phải đồng bộ, hệ thống, phù hợp với điều kiện của địa phương và lồng ghép với chiến lược phát triển của vùng. Khi phân tích những yếu tố thúc đẩy và cản trở cộng đồng tham gia hoạt động bảo tồn, tham khảo các giải pháp do người dân đề xuất và ý kiến từ chính quyền các cấp, đề tài đề xuất một số giải pháp bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của cộng đồng tại Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu. Căn cứ và tên của các giải pháp được tóm tắt trong bảng 4.23:

Bảng 4.23: Những giải pháp bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của cộng đồng tại Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu

Nhóm các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở

cộng đồng tham gia

Ảnh hưởng chủ yếu tới tài

nguyên

Giải pháp thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo vệ ĐDSH

- Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội trong KBT. - Người dâncó kiến - Cộng đồng sẵn sàng tham gia vào hoạt động bảo tồn. - Phát triển

-Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và hành vi của cộng đồng hướng đến bảo vệ ĐDSH.

thức bản địa phong phú và nhận thức được vai trò quan trọng của rừng.

-Địa phương có nhiều giống loài giá trị cao, đất đai tốt, chế độ mưa dồi dào.

được sản xuất, giải quyết được việc làm, nâng cao thu nhập, giảm áp lực của cuộc sốngvào tài nguyêncủa KBT các ngành nghề truyền thống và nghề mới, trong đó sử dụng những lợi thế về kiến thức bản địa và khai thác bền vững tài nguyên đất và ĐDSH ở địa phương.

- Thu nhập thấp từ rừng và nghề rừng. - Áp lực cao của thị trường đối với các sản phẩm từ rừng. - Thời gian nông nhàn dài. -Săn bắn động vật hoang dã. - Khai thác gỗ và LSNG quá mức.

- Ký kết cam kết với hộ gia đình không săn bắt động vật, không khai thác gỗvà LSNG.

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn canh tác nông nghiệp có hiệu quả cao và trồng LSNG ở vùng đệm.

- Trả công cho cộng đồng trồng lại các loài cây rừng có quả làm thức ăn cho động vật như sung, đa, ... - Hình thành những tổ chức quần chúng kiểm soát săn bắt động vật hoang dã, khai thác gỗ và LSNG - Thiếu hụt kiến thức

cần thiết của người làm công tác bảo tồn. - Thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng - Xâm lấn đất rừng và tàn phá sinh cảnh,

-Đào tạo nâng cao năng lực của người làm công tác bảo tồn. - Xây dựng những tổ đội liên ngành thực thi luật bảo vệ và phát triển rừng.

chưa nghiêm. Nhận thức và kiến thức chưa đầy đủ của người dân về

QLBVR.

- Cháy rừng. -Chăn thả gia súc trong rừng.

-Nâng cao năng lực PCCCR, trong đó có xây dựng và tổ chức thực hiện phương án PCCCR. - Xây dựng quy định về khai thác bền vững LSNG trong KBT. - Xây dựng và ký cam kết với các gia đình thực hiện quy định chăn thả an toàn cho bảo vệ ĐDSH.

Có thể nhận thấy các giải pháp bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng đã được đề xuất gồm giải pháp kinh tế, giải pháp xã hội và giải pháp kỹ thuật. Chúng dựa vào tổ chức và luật lệ của cộng đồng để tạo nên môi trường xã hội thuận lợi, những tiền đề vật chất và kỹ thuật cần thiết, những khuyến khích kinh tế đủ mạnh để lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động bảo tồn. Nội dung cơ bản của những giải pháp bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng ở Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu như sau:

4.5.1 Nhóm giải pháp kinh tế thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo tồn

Giải pháp kinh tế chủ yếu là những giải pháp tạo môi trường kinh tế thuận lợi để phát triển và củng cố các ngành nghề truyền thống và nghề mới, trong đó sử dụng những lợi thế về kiến thức bản địa và khai thác bền vững tài nguyên đất và ĐDSH ở địa phương.

1a) Hỗ trợ vốn vay cho phát triển những mô hình thâm canh cây Điều và cây Xoài

Theo kết quả ở mục 4.3, tổng thu nhập bình quân của các hộ gia đình ở đây được quyết định bởi nguồn thu nhập từ trồng trọt. Vậy, vấn đề đặt ra là

nếu mỗi hộ gia đình có một diện tích đất canh tác (khoảng 1,5 ha như bình quân hiện tại) và bằng biện pháp thâm canh cây trồng thì vẫn có thể đảm bảo nguồn thu nhập mà không phụ thuộc vào sản phẩm rừng.

Nguồn thu nhập từ trồng trọt của người dân địa phương lại có được từ 4 nguồn chính: cây Điều, cây Xoài, các loài cây ngắn ngày và còn lại là các loài cây khác. Trong 151 hộ điều tra tại 5 ấp thì có 131 hộ có đầu tư, có thu nhập hoặc cả hai từ nguồn thu này. Sau đây là tỷ lệ thu nhập trên hộ trong một năm của 4 nhóm cây trồng này.

* Từ cây Điều: 9,60 triệu- chiếm 21,1% * Từ cây Xoài: 28,53 triệu- chiếm 62,6% * Từ cây ngắn ngày: 5,80 triệu - chiếm 12,6% * Từ các cây khác: 1,64 triệu- chiếm 3,6%

Như vậy, thu nhập từ trồng trọt của người dân chủ yếu là từ cây Điều và cây Xoài. Đây là những cây trồng cho sản phẩm hàng hoá là chính. Một số loài cây ngắn ngày như mía, mì, đậu, vừng vừa cho sản phẩm để sử dụng vừa cho sản phẩm hàng hoá. Có thể thấy rõđược lợi ích kinh tế cao từ hai loài cây Điều và Xoài qua phân tích sau.

Trong 151 hộ điều tra thì có 101 hộ trồng Điều và 98 hộ trồng Xoài. Số tiền thu và chi của từng hộ dựa trên năng suất thực tế, giá mua nguyên vật liệu và giá bán sản phẩm hàng năm. Các trị số đặc trưng về đầu tư và thu nhập như ghi nhận trong bảng 4.24a, các kết quả phân tích tích được trình bày trong bảng 4.24b và minh hoạ thêmở hình 4.5 (chi tiết ở phụ lục 2.6):

Bảng 4.24a: Tình hình thu nhập và đầu tư vào loài cây Điều và Xoài

Các đặc trưng Điều Xoài

Đầu Tư

Số hộ điều tra (hộ) 101 98

Giá trị cao nhất (triệu/hộ/năm) 45,0 350,0

Thu nhập

Số hộ điều tra (hộ) 101 98

Giá trị cao nhất (triệu/hộ/năm) 97,5 410,0

Trung bình (triệu/hộ/năm) 11,86 38,14

Bảng 4.24b: Quan hệ tương quan giữathu nhập và đầu tư

Các đặc trưng Điều Xoài

Tóm tắt

Hệ số tương quan 0,52 0,84

Sai số tiêu chuẩn 12,53 37,38

Trị số quan sát 101 98

ANOVA

Trị số F 36,94 237,4

Mức ý nghĩa 0,000 0,000

Số hộ gia đình đầu tư vào cây Điều và Xoài xấp xỉ như nhau (101 và 98 hộ, tức 2/3 tổng số hộ điều tra). Lãi ròngcho Điều là 5,27 triệu/hộ hay 1,8 lần so với đầu tư; lãi ròng cho Xoài là 17,0 triệu/hộ và cũng đúng 1,8 lần so với đầu tư. Như vậy, chi phí đầu tư và thu nhập giữa hai loài là khác nhau, nhưng về hiệu quả kinh tế thì bằng nhau. Do đó, cả 2 loài cây trồng này sẽ được chọn là đòn bẩy kinh tế trênđất canh tác của các hộ tại khu vực.

Để đánh giá mức độ quan hệ giữa thu nhập và chi phí khi kinh doanh 2 loài cây này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy. Kết quả chỉ ra như minh hoạ trong hình 4.5 (chi tiết ở phụ lục 2.6).

y = 1.0193x + 5.1441 R2 = 0.2717 0 20 40 60 80 100 120 0 10 20 30 40 50

Đâu tư (triệu)

T h u n h p ( tr iệ u )

Hình 4.5a: Tương quan và hồi quy giữa đầu tư và thu nhập ở cây Điều

y = 1.3771x + 9.0268 R2 = 0.7121 0 100 200 300 400 500 600 0 50 100 150 200 250 300 350 400

Đầu tư (triệu)

T h u n h p ( tr iệ u )

Hình 4.5b: Tương quan và hồi quy giữa đầu tư và thu nhập ở cây Xoài Nhận xét:

- Cả hai loài cây Điều và Xoài, mối quan hệ giữa đầu tư và thu nhập đều có dạng quan hệ tuyến tính dương và phương trình hồi quy qua ANOVA tồn tại là rất có ý nghĩa (P nhỏ hơn nhiều so với 0,01). Điều đó có nghĩa là khi đầu tư tăng thì thu nhập cũng sẽ tăng một cách tỷ lệ thuận.

- So sánh hàm số quan hệ giữa Điều và Xoài thì hệ số tương quan ở cây Điều thấp hơn(0,52 so với 0,84) và hệ số của thu nhập so với đầu tư cũng nhỏ hơn (1,019 so với 1,377), chứng tỏ đầu tư vào Điều thì rủi ro nhiều hơn và hệ số lãi cũng thấp hơn so với Xoài, mặc dù tổng lãi ròng giữa hai loài cây là như nhau.

Vì vậy, từ kết quả này cho thấy nên xây dựng những mô hình thâm canh Điều và Xoài để lấy sản phẩm làm hàng hoá. Hộ gia đình vốn ít thì ưu tiên trồng Điều, hộ có nhiều vốn hơn và nhiều lao động hơn thì nên trồng Xoài. Đây chính là giải pháp kinh tế hữu hiệu và mang tính khả thi cho khu vực này. Nội dung của giải pháp đầu tư cho phát triển các mô hình câyăn quả Điều và Xoài bao gồm đầu tư cho nghiên cứu phát triển thị trường, đầu tư cho phân loại lập địa, phân vùng trồng, đầu tư cho trồng

1b) Hỗ trợ vốn vay cho phát triển mô hình thâm canh rừng trồng

Theo kết quả ở bảng 4.9, trên diện tích đất trống giao khoán cho người dân trồng rừng và một số loài cây gỗ khác thuần loại hoặc hỗn loài. Người dân đã nhận thấy những mô hình này cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện có 6 hộ đầu tư vào trồng rừng thì đã có 2 hộ được thu hoạch. Một hộ đầu tư 2 triệu và thu được 24 triệu, một hộ khác đầu tư 2,8 triệu và thu được 8 triệu. Như vậy, hoạt động tiếp theo là xây dựng mô hình kinh doanh rừng trồng. Nó chẳng những nâng cao thu nhập mà còn sản xuất gỗ củi làm giảm bớt áp lực vào khai thác gỗ củi từ KBT. Tuy nhiên, kinh doanh rừng trồng có chu kỳ dài. Vì vậy, cần hỗ trợ vốn để người dân có điều kiện thực hiện nhưng vẫn duy trì

được cuộc sống bình thường trước khi được khai thác rừng. Nội dung chủ yếu của giải pháp này là hỗ trợ kinh phí để chọn loài cây trồng, cho vay vốn trồng rừng và ưu tiên lãi suất thấp của nhà nước cho các hoạt động trồng rừng ở địa phương.

1c) Hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cây thuốc

Kết quả điều tra cho thấy cây thuốc được khai thác từ KBT không chỉ để bán mà còn trực tiếp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của hộ gia đình. Vì vậy, phát triển cây thuốc ở vùng đệm hoặc trên đất hộ gia đình không những mang lại thu nhập cho người dân mà còn giảm áp lực vào ĐDSH cây thuốc của KBT. Nội dung chính của giải pháp này là cho vay vốn, miễn giảm thuế trồng và kinh doanh các loài dược thảo tại vùng đệm và trong diện tích của các hộ gia đình.

1d)Đầu tư cho phát triển nghề đan lát ở địa phương

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy người dân ở địa phương đã biết đan lát để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Điều kiện phát triển nguồn nguyên liệu cho nghề này lại tương đối thuận lợi. Vì vậy, để giải quyết việc làm, đặc biệt là trong thời kỳ nông nhàn cần phát triển mô hình làng nghề mây tre đan. Đây sẽ là nghề mới có cơ hội phát triển tốt ở Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu. Nội dung chính là hỗ trợ vốn vay để phát triển nguyên liệu, kỹ thuật và thị trường cho nghề mây tre đan.

1e) Phát triển nghề hướng dẫn du lịch cho cộng đồng

Với nguồn tài nguyên ĐDSH phong phú và cảnh quan thiên nhiên đẹp Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái. Vì

vậy, nên tổ chức mô hình quản lý du lịch có người dân tham gia. Nó chẳng những mang lại thu nhập cho cộng đồng mà còn nâng cao nhận thức và kiến thức của họ về bảo tồn ĐDSH và bảo tồn thiên nhiên nói chung. Nội dung chính là hỗ trợ vốn vay cho đào tạo tổ chức và kinh doanh các hoạt động du lịch sinh thái.

Ngoài ra, có thể thuê cộng đồng trồng lại các loài cây rừng có quả làm thức ăn cho động vật như sung, đa v.v... Đây là việc làm là để người dân trực tiếp đóng góp sức mình vào bảo vệ các loài động vật hoang dã, và đồng thời tăng thêm kiến thức về bảo vệ ĐDSH ở địa phương.

4.5.2 Nhóm giải pháp xã hội thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo tồn

2a) Nâng cao nhận thức và năng lực công tác cho cán bộ liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa trên cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và di tích vĩnh cửu, tỉnh đồng nai​ (Trang 91 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)