Đất thuộc khu vực nhiên cứu hầu hết phát sinh từ đất địa thành, chủ yếu là đất Feralit, gồm 3 loại đất chính: đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét (Fs), đất vàng nhát trên đá cát (Fq) và đất đỏ trên đá granit (Fa). Thành phần cơ giới chủ
yếu là là thịt trung bình, có nhiều đá lẫn, độ dày tầng đất mặt (A+B) biến động khá lớn. Nhìn chung độ màu mỡ của đất đai ở mức độ trung bình, Cá biệt có một số địa điểm trong khu vực do hiện tượng xói mịn và rửa trơi nên tính chất lý, hố học bị biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho cây trồng, đất hơi chua (pH từ 4,5 - 5,5), có hàm lượng mùn và tỷ lệ C/N (độ phì) thấp [1].
Với điều kiện đất đai và lập địa đặc trưng, khi sử dụng đất để sản xuất nông - lâm nghiệp nhất thiết phải đầu tư thâm canh, lưu ý đặc biệt đến hai cơng đoạn làm đất và bón phân để cải tạo thành phần cơ giới và nâng độ phì cho đất. Bên cạnh đó việc chọn và bố trí tập đồn các lồi giống cây trồng vừa phù hợp với điều kiện lập địa vừa có hiệu quả kinh tế cũng như phịng hộ là cơng việc rất cần thiết.
3.1.4. Khí hậu
Khí hậu khu vực nghiên cứu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các đặc điểm về địa hình, khí hậu có diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.
3.1.4.1. Nhiệt độ: Lượng nhiệt tương đối cao, tổng tích nhiệt trung bình năm bình qn 9.0000C. Nhiệt độ trung bình năm từ 23-250C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6 đến tháng 7) khoảng 350C, có ngày nhiệt độ lên trên 400
C, tháng thấp nhất (tháng 1 và tháng 12) khoảng 180C có khi xuống tới 8-90
C.
3.1.4.2. Chế độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trung bình năm 85%, phân thành 2
mùa rõ rệt: Mùa khơ nóng kéo dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cực tiểu vào tháng 7 xuống 65 - 70%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90% .
3.1.4.3. Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến
tháng 2 năm sau, đạt cực đại vào tháng 10, 11, chiếm 70% lượng mưa năm. Từ tháng 3 đến tháng 7 lượng mưa ít nhất, tổng lượng mưa trong thời kỳ này chỉ
chiếm dưới 30% lượng mưa năm. Tổng lượng mưa bình quân năm từ là 2.376 mm . Tháng 10 có lượng mưa cao nhất thường đạt trên 600 mm/tháng. Mưa tiểu mãn thường xảy ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 5, lũ sớm xảy ra cuối tháng 8 đầu tháng 9 .
3.1.4.4. Chế độ gió, bão: Quảng Trị nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Đơng Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và gió phơn Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 8, có đặc điểm khơ nóng và khi đạt tốc độ cao (từ 10 - 30 m/s) có thể gây hại rất lớn cho cây trồng. Ngoài ra, hàng năm vùng nghiên cứu còn bị ảnh hưởng của 3 - 4 cơn bảo và áp thấp nhiệt đới đổ bộ từ biển Đông vào kèm theo lũ lụt (thường từ tháng 7 đến tháng 10) [35].
3.1.5. Thuỷ văn
Khu vực nghiên cứu chiếm hơn một nửa lưu vực phần trung lưu và thượng lưu sơng Bến Hải, có mật độ khe suối tương đối lớn, chế độ thuỷ văn có 2 mùa rõ rệt, là một phần của hệ thống sơng Hiền Lương. Có các nhánh sơng Rào Thành, Sa Lung và Cánh Hịm. Chiều dài sơng 59 km, diện tích lưu vực 936 km2
.
Các nhánh của con sơng này đều có đặc điểm chung là lượng nước tập trung chủ yếu về mùa mưa, các nhánh sơng và khe suối nhỏ thường khơng có hoặc có rất ít nước chảy vào mùa khô đặc biệt là các năm hạn hán. Sơng suối phần lớn có nhiều ghềnh thác, chảy quanh co, lịng sơng rộng. Về mùa mưa lũ lưu lượng dòng chảy rất lớn, song về mùa khô chỉ đạt 2 - 2,5 m3/s ở dịng chảy chính của sơng lớn. Với đặc điểm như vậy, các sông suối trong khu vực nghiên cứu có rất ít giá trị về mặt giao thơng đi lại nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân trong vùng. Sơng ngịi vừa là
nguồn cung cấp nước mặt chính nhưng cũng là hiểm hoạ thường xuyên đe doạ sản xuất và đời sống người dân vùng hạ lưu trong mùa bão lũ [35].
Trong vùng có 2 cơng trình thuỷ lợi là hồ La Ngà và hồ Bảo Đài có tầm quan trọng rất lớn đối với vùng canh tác nông nghiệp của huyện Vĩnh Linh, tuy nhiên hiện tại độ che phủ của rừng đầu nguồn 2 cơng trình thuỷ lợi này vẫn cịn thấp, lượng nước chứa khơng bảo đảm và bị bồi lấp khá mạnh. Vì vậy rất cần thiết phải đẩy mạnh cơng tác trồng rừng nhất là rừng phịng hộ đầu nguồn của 2 cơng trình thuỷ lợi này.