Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 43 - 44)

3.2.3.1. Cơ sở hạ tầng: Tuy đã tích cực đầu tư phát triển nhưng hệ thống

giao thơng trên địa bàn lâm trường quản lý cịn bộc lộ nhiều hạn chế: Mật độ đường ở các xã miền núi (Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà) còn quá thấp, nhiều tuyến đường chỉ lưu thông được trong mùa khô. Riêng đường nông thôn hơn 85% là đường đất, trong đó các xã miền núi cịn tới 95% . Điều này đã ảnh hưởng đáng kể tới khả năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và lâm trường nói riêng.

Trụ sở chính của Lâm trường nằm ở thị trấn Hồ Xá, thuộc khu vực trung tâm của huyện Vĩnh Linh. Vì vậy, khá thuận lợi về giao thông và thông tin liên lạc. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của văn phòng lâm trường khá tiện nghi đáp ứng cho nhu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của lâm trường. Bên cạnh đó ở các đội sản xuất đều có văn phịng làm việc cũng là nơi dùng để sinh hoạt, hội họp.

3.2.3.2. Về y tế và chăm sóc sức khoẻ: Nhìn chung các cơ sở y tế và lực

lượng cán bộ y tế đã có sự phát triển đáng kể trong những năm qua, góp phần bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh cho dân cư trong khu vực. Tuy nhiên ở một số xã, đặc biệt đối với xã Vĩnh Ô và Vĩnh Khê lực lượng y tế còn mỏng, nhiều cơ sở y tế trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu, xuống cấp chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong xã.

3.2.3.3. Về văn hoá: Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện

Vĩnh Linh đã và đang nỗ lực xây dựng bưu điện và nhà văn hoá xã, một số xã đã có nhà văn hố cấp 4. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi để người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc tiểu số có điều kiện nắm bắt, trao đổi thơng tin, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của địa phương đề ra. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng ở một số bản ở vùng sâu vùng xa, điều kiện văn hố

cịn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng phần nào đến công tác tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia các hoạt động văn hố nói chung cũng như cơng tác bảo vệ rừng nói riêng.

3.2.3.4. Về giáo dục: Nhìn chung hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo

đang từng bước được đầu tư cả bề rộng và chiều sâu, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục trong thời kỳ đổi mới, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Tuy nhiên so với yêu cầu, hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo vẫn tồn tại những hạn chế như nhiều trường lớp còn ở dạng tạm bợ, trang thiết bị thiếu thốn, đặc biệt là ở các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà và Vĩnh Khê [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 43 - 44)