Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 56 - 58)

I Về Lâm sinh và cơ sở hạ tầng

3.6.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hộ

Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực có những thuận lợi và khó khăn sau:

3.6.1.1. Những thuận lợi

- Đất đai trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là đất Feralit, một số vùng đất cịn mang tính chất đất rừng, điều kiện lập địa thích nghi với sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây rừng.

- Tổng tích nhiệt trong năm tương đối cao là điều kiện môi trường cần thiết cho sự nảy mầm của hạt giống cây rừng. Lượng mưa hàng năng cao, độ ẩm lớn thuận lợi cho công tác trồng rừng và sinh trưởng phát triển của cây rừng.

- Tài nguyên sinh vật rừng phong phú đa dạng về dạng sống, cấu trúc tổ thành lồi, có nhiều lồi có giá trị về mặt kinh tế, dược liệu,…

- Dân cư sống tập trung tương đối thuận lợi cho việc tổ chức kinh doanh nông lâm nghiệp và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Nguồn lực lao động dồi dào, nhân dân lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở NN&PTNT Quảng Trị, các ban ngành chức năng và sự hỗ trợ đắc lực của các dự án, đặc biệt là Dự án 661.

- Có truyền thống trên 40 năm xây dựng và phát triển rừng.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Lâm trường khá đầy đủ tạo điều kiện cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo đạt hiệu quả cao hơn.

3.6.1.2. Những khó khăn

Tuy có nhiều thuận lợi như trên, song Lâm trường vẫn cịn một số khó khăn cơ bản sau:

- Địa hình tương đối phức tạp nhiều núi cao, dốc hiểm trở, phân bố trên địa bàn tương đối rộng nên rất khó khăn cho cơng tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng.

- Diện tích quản lý rộng và giao quản lý theo quy hoạch, mới xác định trên bản đồ, chưa được đóng mốc phân đinh rõ ràng ngoài thực tế; chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích rừng và đất rừng được giao khốn đến hộ gia đình, CBCNV trong Lâm trường đang còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, nhưng ngược lại mùa mưa kéo dài với cường độ mưa lớn làm ảnh hương đến sinh hoạt đời sống cũng như các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

- Nhìn chung trình độ dân trí trong khu vực lâm trường quản lý còn tương đối thấp, một số dân tộc sống trong vùng vẫn cịn có những hủ tục, tập quán lạc hậu đã gây ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.

- Cán bộ lâm nghiệp còn thiếu và hạn chế về nghiệp vụ lâm nghiệp xã hội. - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội hiện nay. Đường giao thơng đi lại cịn gặp nhiều khó khăn, một số tuyến đường có nhiều dốc cao và bị sạt lở trong mùa mưa lũ nên ảnh hưởng rất lớn đến vận chuyển lâm sản, hàng hố và thơng thương đi lại phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc trong khu vực.

- Cơ chế chính sách về nghề rừng chưa đồng bộ, vốn đầu tư cho bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng thấp, thời gian ngắn, nên người dân chưa an tâm đầu tư vốn xây dựng và phát triển rừng.

- Nguồn vốn đầu tư cho các dự án trồng rừng phòng hộ còn thấp, chưa phù hợp với điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 56 - 58)