Đất khác (đất thổ cƣ, khác) 430 4,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 71 - 75)

Kết quả bảng 4.2 cho thấy quy mô quản lý của Công ty lâm nghiệp Bến Hải sau khi rà soát, chuyển đổi là 9.447 ha, bằng 33,2 % so với quy mô quản

lý của lâm trường trước khi rà sốt, chuyển đổi. Trong đó, đất quy hoạch rừng sản xuất chiếm tỷ lệ 83,9 % (đất có rừng sản xuất chiếm 70,6 % và đất trồng chưa sử dụng chiếm tỷ lệ 13,3 % so với tổng diện tích quản lý của cơng ty), đất quy hoạch rừng phòng hộ chiểm tỷ lệ 11,5 % so với tổng diện tích quản lý của cơng ty.

Diện tích rừng và đất rừng cịn lại là 18.975 ha (ngồi diện tích quản lý của Cơng ty lâm nghiệp Bến Hải) đề nghị UBND Tỉnh có quyết định thu hồi và giao lại cho chính quyền các xã và Ban QL rừng phòng hộ theo phương án sau:

* Bàn giao 7.770 ha cho chính quyền các xã trong khu vực quản lý của Lâm trường quản lý trước đây (chủ yếu là diện tích bị xâm lấn, đất nơng nghiệp và diện tích đất rừng gần vùng dân cư, …) để giao đất, giao rừng cho người dân, nhằm giải quyết vấn đề nhu cầu đất để sản xuất của người dân trong vùng, điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội, góp phần phát triển vốn rừng và tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập và xố đói giảm nghèo cho người dân. Trong đó:

- Diện tích có rừng: 4.702 ha + Rừng Tự nhiên: 4.397 ha

+ Rừng trồng: 305 ha

- Đất trống đồi núi trọc: 1.636 ha - Diện tích đất khác: 1.432 ha

* Bàn giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn sơng Bến Hải diện tích là 11.205 ha (chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc đối tượng phịng hộ). Trong đó: - Diện tích có rừng: 9.819 ha + Rừng Tự nhiên: 9.583 ha + Rừng trồng: 236 ha - Đất trống đồi núi trọc: 921 ha - Diện tích đất khác: 465 ha

4.1.5.4. Quy hoạch SXKD của công ty Lâm nghiệp Bến Hải

Phương án sản xuất kinh doanh giúp công ty lâm nghiệp khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng đồng thời làm căn cứ, cơ sở để Công ty lập các dự án đầu tư tái tạo rừng, trồng rừng mới, phát triển cơ sở chế biến, xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng (đường lâm nghiệp, nhà bảo vệ, đường ranh cản lửa, …) và đầu tư cho các hoạt động sản, kinh doanh dịch vụ khác. Các căn cứ để lựa chọn các mơ hình SXKD là đánh giá các tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của các mơ hình. Trong đó các tiêu chí về hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất.

Để lựa chọn các mơ hình sản xuất kinh doanh cho Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, đề tài đánh giá các mơ hình đã thực hiện và cho kết quả của Lâm trường Bến Hải trước đây và trên địa bàn vùng đồi của huyện Vĩnh Linh (khu vực có điều kiện lập địa khá tương đồng với khu vực Công ty Lâm nghiệp Bến Hải quản lý). Bao gồm các mơ hình trồng rừng (Keo các loại), khai thác LSNG (nhựa thông) kết hợp tỉa thưa gỗ và mơ hình cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng Cao su. Trong đề tài này sử dụng phương pháp đánh giá động có tính tới sự biến động của giá trị đồng tiền theo thời gian.

* Khảo sát giá thị trường các loại nông, lâm sản:

Bảng 4.3. Bảng giá nông, lâm sản T

T Tên sản phẩm ĐVT Đơn giá điểm ngoài tỉnh Ghi chú địa

Trong tỉnh Ngoài tỉnh

1 Gỗ nguyên liệu m3 420.000 450.000 Cảng Đà Nẵng 2 Gỗ gia dụng m3 900.000 1.100.000 Tỉnh Bình Định 3 Gỗ Thông nhựa m3 300.000 420.000 Tỉnh Bình Định 4 Nhựa thơng kg 7.000 7.500 Tỉnh Quảng Ninh 5 Mũ cao su kg 30.000 32.000 Tỉnh Lạng Sơn

Nguồn: Thu thập và tổng hợp, năm 2007

* Các chỉ tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế gồm:

- Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận hiện tại (NPV- Net present Value). - Chỉ tiêu tỷ suất thu hội nội bộ (IRR- Internal Rate of Reture).

- Đặc biệt là sử dụng chỉ tiêu giá trị tương đương hàng năm (AEV) hay thu nhập tương đương hàng năm (AEI - Annual equivalent income) thay cho chỉ tiêu NPV do các mơ hình có chu kỳ kinh doanh khác nhau, vì nó khắc phục nhược điểm của chỉ tiêu NPV [16].

Lãi suất vay vốn ngân hàng theo thời điểm hiện tại là 9,0%/năm. Các chỉ tiêu kinh tế của các mơ hình SXKD được tổng hợp tại bảng 4.4.

Bảng 4.4. Các chỉ tiêu kinh tế của các phƣơng án sử dụng mơ hình

TT Mơ hình Các chỉ tiêu kinh tế NPV (đồng) BCR (đồng/đồng) IRR (%) AEV /năm

1 Keo lai giâm hom 16.727.165 3,12 34,5 3.323.529

2 Keo tai tượng 13.170.421 2,14 34,2 2.616.838

3 Cao su 128.172.170 2,68 27,0 11.882.570

4 Thông nhựa -798,810 0,95 8,7 - 74.056

5 Khai thác nhựa thông 35.368.819 2,47 102 3.562.183

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy:

- Trong các mơ hình, thì mơ hình trồng rừng thông nhựa để khai thác nhựa, gỗ có NPV < 0, vì vậy mơ hình này bị loại bỏ khơng thực hiện trong phương án SXKD của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải. Các mơ hình cịn lại do có chu kỳ kinh doanh khác nhau (Các lồi Keo có chu kỳ 7 năm; rừng thơng để khai thác nhựa thông và gỗ là 23 năm; cây Cao su là 41 năm) nên sử dụng chỉ tiêu AEV thay thế cho chỉ tiêu NPV. Kết quả cho thấy chỉ tiêu AEV cao nhất ở mơ hình trồng cây Cao su (11.882.570 đồng/ha/năm) và thấp nhất ở mơ hình trồng cây Keo tai tượng (2.616.838 đồng/ha/năm). Nguyên nhân là do:

+ Với mơ hình cây Cao su mặc dù đầu tư cho trồng và chăm sóc khá lớn nhưng cây Cao su phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai tại địa phương nên sinh trưởng và phát triển tốt, cho sản lượng cao và đến năm thứ 9 đã cho sản phẩm, sản lượng mũ lớn ổn định từ năm 15 đến năm thứ 40, sản phẩm có giá trị cao.

+ Với mơ hình Keo lai giâm hom: Với ưu thế của mơ hình rừng trồng có điều kiện chăm sóc tốt hơn, đặc biệt với Keo lai là một loài sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều lập địa tại địa phương nên Keo lai sinh trưởng và phát triển tốt, cho sản lượng cao, đem lại thu nhập cao cho người trồng.

- Xét chỉ tiêu BCR ta có mơ hình trồng Keo lai giâm hom có chỉ tiêu BCR cao nhất; cây Cao su có BCR cao thứ 2; Rừng thơng khai thác nhựa có BCR cao thứ 3; cây Keo tai tượng có BCR thấp nhất, cụ thể:

+ Keo lai giâm hom có BCR đạt 3,12 nguyên nhân là do đầu tư cho keo lai giâm hom ít, chu kỳ kinh doanh ngắn (7 năm), có năng suất sản lượng cao ( trên 140 m3/ha).

+ Cây Cao su có BCR mặc dù có chu kỳ kinh doanh dài, nhưng do sản phẩm có giá trị cao, sản lượng mũ lớn, đầu tư vào thời kỳ khai thác mũ so với thu nhập khơng lớn nên có BCR khá cao là 2,68; Đối với khai thác nhựa thơng là do khơng tính phần đầu tư cơ bản trước đây (trồng rừng và chăm sóc rừng), diện tích rừng thơng phần lớn đã đi vào khai thác nhựa thơng nên có BCR đạt khá 2,47.

+ Keo tai tượng có BCR thấp nhất đạt 2,14 là mặc dù có chu kỳ kinh doanh ngắn như keo lai giâm hom nhưng do năng suất và sản lượng của cây Keo tai tượng không cao (khoảng 100 m3/năm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 71 - 75)