Tình hình dân số, dân tộc của địa phường và lao động của Lâm trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 41 - 42)

Diện tích đất Lâm Trường Bến Hải quản lý thuộc địa bàn 7 xã (xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Sơn, Vĩnh Long, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, và Vĩnh Ô) với 25.277 nhân khẩu, 13.674 lao động, mật độ dân số phân bố không đều, phần lớn dân số tập trung sống ở ven đường tỉnh lộ, các trục đường giao thơng chính [15].

Trong khu vực quản lý của lâm trường có dân tộc kinh và dân tộc Vân Kiều, trong đó dân tộc kinh chiếm đại đa số (trên 98%). Người kinh sống tập trung chủ yếu ở các trục đường giao thơng, những nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng khá phát triển. Người Vân Kiều sống chủ yếu ở các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê .

Lâm trường có tổng số lao động là 191 người (131 nam và 60 nữ). Trong đó số lao động trực tiếp là 166 người và 25 người là lao động gián tiếp. Về trình độ chun mơn, có 141 người cơng nhân kỹ thuật, trình độ sơ cấp là 7 người, trung cấp là 31 người, trình độ đại học là 12 người. Ngồi ra Lâm trường cịn sử dụng lao động thời vụ ở địa phương chủ yếu là trồng rừng, chăm sóc rừng bình qn khoảng 200 người/năm. Trong tổng số lao động hiện có, phần lớn có thời gian cống hiến lâu năm, trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ

cứu nước nên có sức khoẻ giảm sút. Nguyện vọng của họ được hưởng chính sách theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 14/4/2002/NĐ-CP của Chính phủ khi thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp, nhằm giúp ổn định và cải thiện lại đời sống của gia đình cũng như bản thân [15].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)