Cơ sở thực tiễn và sự cần thiết phải đổi mới Lâm trường Bến Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 63 - 67)

I Về Lâm sinh và cơ sở hạ tầng

4.1.2. Cơ sở thực tiễn và sự cần thiết phải đổi mới Lâm trường Bến Hả

4.1.2.1. Kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng của LT Bến Hải

Cùng với việc thực hiện việc rà soát, đổi mới và phát triển Lâm trường Bến Hải, trong năm 2006 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng thực hiện việc rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng của Lâm trường Bến Hải [34], được tổng hợp tại bảng 4.1.

Bảng 4.1: Kết quả rà soát QH 3 loại rừng của LT Bến Hải

TT Hạng mục Hiện trạng Tăng (+) Giảm (-) (ha) Quy hoạch Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 28.422 100,0 0,0 28.422 100,0 I Đất lâm nghiệp 26.095 91,8 0,0 26.095 91,8 1 Đất rừng phòng hộ 18.861 66,4 - 8.551 10.310 36,3 1.1 Đất có rừng phịng hộ 15.047 52,9 - 4.873 10.174 35,8 a Rừng tự nhiên 11.831 41,6 - 2.468 9.363 32,9 b Rừng trồng 3.216 11,3 - 2.405 811 2,9

TT Hạng mục Hiện trạng Tăng (+) Giảm (-) (ha) Quy hoạch Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Rừng trồng Dự án 327 1.504 5,3 - 1.504 0,0 Rừng trồng Dự án 661 1.712 6,0 - 901 811 2,9 1.2 Đất trống chưa sử dụng 3.814 13,4 - 3.678 136 0,5 2 Đất rừng sản xuất 7.234 25,5 8.551 15.785 55,5 2.1 Đất có rừng sản xuất 7.234 25,5 4.873 12.107 42,6 a Rừng tự nhiên 3.754 13,2 2.468 6.222 21,9 b Rừng trồng 3.480 12,2 2.405 5.885 20,7 Rừng trồng Dự án 327 1.504 5,3 0,0 1.504 87,9 Rừng trồng Dự án 661 1.712 6,0 - 811 901 59,9 Rừng trồng kinh tế 1.164 4,1 0,0 1.164 4,1 Rừng trồng bằng nguồn SNKT 2.316 8,1 0,0 2.316 8,1 2.2 Đất trống chưa sử dụng 0 0,0 3.678 3.678 12,9 II Đất nông nghiệp 1.194 4,2 0,0 1.194 4,2 III Đất khác (đất thổ cƣ, khác) 1.133 4,0 0,0 1.133 4,0

Nguồn: sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, năm 2007

Kết quả bảng 4.1 cho thấy, diện tích rừng phịng hộ giảm xuống 4.873ha do đã được chuyển đổi thành rừng sản xuất, trong đó rừng tự nhiên phịng hộ và rừng trồng phòng hộ chuyển đổi thành rừng sản xuất tương ứng là 2.468 ha và 2.405 ha. Diện tích rừng tự nhiên được chuyển đổi đều thuộc trạng thái rừng nghèo và rừng phục hồi; diện tích rừng trồng được chuyển đổi thuộc dự án 327 và hơn một nữa rừng trồng Dự án 661 (gồm những diện tích

rừng trồng gần vùng dân cư, có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ, thuận lợi cho trồng rừng thâm canh).

Cùng qua bảng trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho đối tượng rừng sản xuất có diện tích là 15.785 ha, chiếm 55,5% tổng diện tích quản lý của lâm trường. Đây là cơ sở thực tiễn rất quan trọng để lâm trường chuyển đổi qua công ty lâm nghiệp, quản lý và sử dụng chủ yếu là đất quy hoạch rừng sản xuất và thực hiện nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp.

4.1.2.2. Những cơ sở thực tiễn khác cần thiết phải đổi mới

- Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng và đặc biệt luật doanh nghiệp đã được Quốc hội thông qua, doanh nghiệp cần phải tiến hành sắp xếp, đổi mới để phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế của đất nước cũng như trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Nhìn chung trong bối cảnh đó việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Lâm trường Bến Hải thành Công ty TNHH một thành viên là bước ngoặt mới để đơn vị phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường.

- Đứng trước thách thức gay gắt của nền kinh tế thị trường, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và phát triển. Qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế, doanh nghiệp Lâm trường Bến Hải mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn cịn nhiều tồn tại yếu kém sau:

+ Cơng tác quản lý đất đai được giao chưa chặt chẽ, việc nắm bắt diễn biến về diện tích chưa được cập nhật hàng năm. Việc tranh chấp đất đai tuy xảy ra không căng thẳng nhưng vẫn tồn tại.

+ Tính chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường và việc sử dụng tiềm năng đất đai cịn có mặt hạn chế.

+ Lao động có tính chất kỹ thuật cao chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản và chế biến lâm sản để làm tăng giá trị lâm sản hàng hoá.

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả đạt thấp, đời sống việc làm của người lao động không ổn định, thu nhập của người lao động so với mặt bằng xã hội chưa cao, các chế độ phúc lợi của người lao động chưa được quan tâm đúng mức.

+ Công tác quản lý, bảo vệ rừng tuy được các cấp, các ngành và đơn vị quan tâm đầu tư, song vẫn cịn xảy ra trình trạng trâu bị phá hoại rừng mới trồng, tình trạng người dân vào rừng tìm kiếm phế liệu chiến tranh chưa được hạn chế, đây là nguyên nhân dẫn đến một số vụ cháy rừng trong thời gian qua. + Vai trò nòng cốt dịch vụ về thị trường lâm sản chưa đáp ứng so với yêu cầu trong cơ chế thị trường hiện nay.

- Người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp chuyên sản xuất nghề rừng như Lâm trường Bến Hải, nhiều năm qua đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, do khắc nghiệt của nghề, nhiều công nhân lao động cống hiến lâu năm sức khoẻ, năng suất lao động thấp. Để đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải có phương án sắp xếp lại lao động hợp lý, bố tí cán bộ có đủ năng lực, trình độ chun mơn cùng với đội ngũ lao động có tay nghề nhằm nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển.

- Nhu cầu bức thiết của người dân sống ở vùng đồi và vùng núi (trong và gần khu vực quản lý của lâm trường) về đất sản xuất đặc biệt là đất lâm nghiệp là rất lớn nhằm phát triển kinh tế.

Trước những tồn tại và yếu kém trên rất cần thiết sắp xếp, đổi mới nhằm khắc phục các tồn tại yếu kém của lâm trường là rất cần thiết, góp phần phát triển dân sinh kinh tế xã hội trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trường bến hải, tỉnh quảng trị giai đoạn 2007 2015 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)