I Về Lâm sinh và cơ sở hạ tầng
3.6.2. Đánh giá tổng quát về hoạt động SXKD của LT Bến Hả
3.6.2.1. Những kết quả đạt được
- Về tổ chức sản xuất:
+ Lâm trường Bến Hải đã được tổ chức, sắp xếp lại và đăng ký hoạt động theo cơ chế kinh doanh từ năm 1992 (theo nghị định 388), nên đến nay lâm trường vẫn được coi là doanh nghiệp nhà nước và chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp nhà nước.
+ Lâm trường cơ bản đã tuân thủ các phương án quy hoạch hoặc luận chứng kinh tế - kỹ thuật được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện khá nghiêm túc Luật Bảo vệ và phát triển rừng: vốn rừng hiện có được bảo vệ, tiến hành khoanh ni xúc tiến tái sinh nhằm làm cho rừng phát triển hơn. Tích cực tham gia các dự án trồng rừng và phát triển rừng kinh tế có hiệu quả, tận dụng và khai thác tiềm năng đất đai, tạo ra nguồn nguyên liệu lâm sản (gỗ, nhựa thông) khá lớn cung cấp cho công nghiệp chế
biến, ngành nghề thủ cơng thị trường trong, ngồi tỉnh. Lâm trường Bến Hải nói riêng cũng như các lâm trường khác trên địa bàn tỉnh nói chung là lực lượng xung kích làm tăng độ che phủ của rừng từ chỗ đất trống, đồi núi trọc lên 38% (năm 2005).
+ Đã có tác dụng tích cực trong cơng tác xã hội hố nghề rừng, là các trung tâm chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng rừng, tạo động lực cho phát triển kinh tế lâm nghiệp trong nhân dân và các tổ chức, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang...trong điều kiện thực hiện chủ trương chuyển đổi từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội. Trong quá trình hoạt động, Lâm trường Bến Hải được UBND Tỉnh, Chính phủ tặng nhiều bằng khen, huân chương Lao động các hạng trong công tác trồng rừng.
- Về hiệu quả sản xuất:
+ Cùng với các tổ chức khác đã trồng và bảo vệ được vốn rừng hiện có trên địa bàn huyện. Riêng Lâm trường Bến Hải bằng sự đầu tư của các Dự án đã trồng hơn 3.200 ha rừng các loại, tự đầu tư và liên doanh liên kết với đơn vị khác đã trồng 1.116 ha rừng kinh tế; khai thác hàng chục ngàn m3
gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng phục vụ cho nhu cầu xây dựng và trang bị đồ gỗ gia dụng trong nhân dân.
+ Sản suất, kinh doanh ngày càng có hiệu quả, doanh thu trong các năm gần đây ngày càng tăng, nghĩa vụ ngân sách, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đã tạo ra công việc làm ổn định cho CBCNVC, đời sống ổn định và phát triển, các quyền lợi của CNVC được bảo đảm. Các hoạt động văn hoá, xã hội được củng cố và tăng cường, tham gia tích cực trong cơng tác đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, tham gia xây dựng nhà tình nghĩa cho các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
+ Góp phần xố đói giảm nghèo cho nhân dân trong vùng hoạt động của Lâm trường, đặc biệt là ở vùng có đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội ở miền núi.
+ Tạo dựng được nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh tế và xã hội như đường sá, trạm xá, ... tại lâm trường cũng như trong vùng hoạt động của Lâm trường.
3.6.2.2. Những tồn tại
- Từ khi đăng ký hoạt động theo doanh nghiệp Nhà nước, lâm trường mới được Nhà nước giao đất giao rừng theo quy hoạch, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện mục tiêu sản xuát kinh doanh. Trong diện tích đất giao cho cịn bao gồm cả đất thổ cư, đất nông nghiệp đang sử dụng. Quy mơ diện tích giao cho lâm trường quản lý cịn q lớn, vượt quá khả năng sử dụng của lâm trường, trong khi đó người dân địa phương đang có nhu cầu rất bức thiết được giao đất để sản xuất nông lâm nghiệp hoặc để tham gia các dự án trồng rừng do nước ngoài tài trợ.
- Tuy mang danh nghĩa lâm trường, tức danh nghĩa là doanh nghiệp Nhà nước nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của lâm trường còn nhỏ lẻ, chưa dựa trên một chiến lược kinh doanh. Lâm trường chủ yếu thực hiện dự án trồng rừng, bảo vệ rừng, KNXTTS rừng theo dự án 327, 661 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc là chính.
- Cơng tác quản lý đất đai được giao chưa chặt chẽ, việc nắm bắt diễn biến về diện tích chưa được cập nhật hàng năm. Việc tranh chấp đất đai tuy xảy ra không căng thẳng nhưng vẫn tồn tại.
- Tính chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường và việc sử dụng tiềm năng đất đai cịn có mặt hạn chế.
- Lao động có tính chất kỹ thuật cao chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt là ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong bảo quản và chế biến lâm sản để làm tăng giá trị lâm sản hàng hố.
- Cơng tác quản lý, bảo vệ rừng tuy được các cấp, các ngành và đơn vị quan tâm đầu tư, song vẫn cịn xảy ra trình trạng trâu bị phá hoại rừng mới trồng, tình trạng người dân vào rừng tìm kiếm phế liệu chiến tranh chưa được hạn chế, đây là nguyên nhân dẫn đến một số vụ cháy rừng trong thời gian qua.
- Vai trò nòng cốt dịch vụ về thị trường lâm sản chưa đáp ứng so với yêu cầu trong cơ chế thị trường hiện nay.
3.6.2.3. Nguyên nhân tồn tại
- Việc giao đất cho lâm trường quản lý sử dụng diễn ra trên quy hoạch, chưa cụ thể trên thực địa thơng qua đóng cọc mốc giới, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc thu hồi đất của Lâm trường giao cho đơn vị, tổ chức khác chưa có quyết định thu hồi đất bằng văn bản.
- Hầu hết các Lâm trường nói chung cũng như LT Bến Hải nói riêng được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ là chủ yếu, nên việc tổ chức sản xuất kinh doanh lâm trường trước đây chưa được chú trọng. Tuy vốn rừng được Nhà nước giao quản lý và bảo vệ khá lớn, nhưng năng lực tài chính thực tế của Lâm trường để đầu tư cho phát triển doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu dựa vào sự đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án hoặc sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế; khơng có kinh phí để đo đạc, cắm mốc giới.
- Năng lực, trình độ của bộ máy lãnh đạo Lâm trường tuy đã được bồi dưỡng, đào tạo nhưng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng với yêu cầu cao của cơ chế thị trường. Nhận thức về giá trị của đất đai chưa đầy đủ, mới được chú trọng trong thời gian gần đây.
- Trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền cấp xã, cấp huyện theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện chưa đầy đủ, thiếu sự kiểm tra, giám sát. Việc thực hiện các thủ tục pháp lý đã quy định về quản lý đất đai còn chưa chặt chẽ .
- Nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm trong sử dụng đất chưa đầy đủ, đặc biệt khi đất đai trở thành hàng hố có giá trị lớn.
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Quy hoạch, đổi mới và phát triển lâm trƣờng Bến Hải