- Xét về chỉ tiêu IRR thì Keo lai giâm hom là mơ hình có tỷ suất thu hộ
4.3.2. Giải pháp về tổ chức quản lý
4.3.2.1- Các giải pháp tổ chức thực hiện
* Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý: Căn cứ mơ hình quản lý đã nêu trên; Nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Chính phủ về chuyển đổi Cơng ty Nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên; Luật doanh nghiệp đã được quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 25/12/2005 và các định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty xây dựng mơ hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy của Công ty lâm nghiệp Bến Hải
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ phối hợp
- Lãnh đạo Công ty: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty, 01 Phó giám đốc Cơng ty giúp việc cho Giám đốc Cơng ty.
- Các phịng nghiệp vụ: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc Công ty trong các mặt kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, các quy trình sản xuất, trong công tác quản lý tài
Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám
đốc Cơng ty Phó giám đốc Phịng Kế hoach - Tài chính Phịng Tổ chức - Lao động Phịng Quản lý BVR Phịng Kinh doanh Xí nghiệp I Xí nghiệp II Phân trường Bãi Hà Xí nghiệp chế biến gỗ
chính, trong việc xây dựng và áp dụng các định mức kinh tế kỹ thuật, trong công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Đề xuất các giải pháp, chỉ đạo, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và các biện pháp quản lý. Các phịng nghiệp vụ của Cơng ty gồm có:
+ Phịng Tổ chức - Lao động : 5 người + Phịng Tài chính - Kế hoạch: 5 người
+ Phòng quản lý BVR: 4 người
+ Phòng Kinh doanh: 3 người
- Các đơn vị sản xuất: Căn cứ tình hình quy hoạch đất đai đã được giao cho Cơng ty sau khi sắp xếp chuyển đổi, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là trồng rừng kinh tế, trồng rừng Cao su, khai thác nhựa Thông, khai thác rừng trồng và chế biến gỗ, lâm sản . Vì vậy bố trí các đơn vị sản xuất theo các địa bàn sau:
+ Đơn vị sản xuất vùng phía Bắc: Xí nghiệp 1
Địa điểm: Xã Vĩnh Chấp - Vĩnh Linh. Bao gồm số lao động cũ của đội 1, đội 26/3, các tiểu khu quản lý bảo vệ rừng. Ngồi ra có số lao động vùng Bãi Hà cũ chuyển về.
Nhiệm vụ chính: Khai thác nhựa thơng, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng kinh tế, sản xuất cây giống các loại.
Bố trí số lượng lao động: 20 người + Đơn vị sản xuất vùng phía Nam: Xí nghiệp 2
Địa điểm: Xã Vĩnh Sơn - Vĩnh Linh
Bao gồm số lao động cũ của đội 2, các tiểu khu quản lý bảo vệ rừng
Nhiệm vụ chính: Khai thác nhựa thông, trồng rừng kinh tế và bảo vệ rừng trồng
+ Đơn vị Phía Tây: Phân trường Bãi Hà
Địa điểm: Xã Vĩnh Hà - Vĩnh Linh
Nhiệm vụ chính: Quản lý bảo vệ rừng, phát triển kinh tế hộ
Bố trí số lượng lao động: 4 người + Đơn vị chế biến gỗ: Xí nghiệp chế biến gỗ
Địa điểm: Thị trấn Hồ Xá - Vĩnh Linh
Bao gồm số lao động cũ của xưởng CBKD lâm sản và xưởng CBKD hàng mộc
Nhiệm vụ chính: Chế biến và kinh doanh gỗ, xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản khác, sản xuất hàng mộc gia dụng, hàng mộc xuất khẩu, xuất khẩu đồ gỗ các loại và chế biến xuất nhập khẩu nhựa Thơng.
Bố trí số lượng lao động: 12 người
Tổng số cán bộ, công nhân lao động được bố trí hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty lâm nghiệp Bến Hải là 70 người.
* Tổ chức lại sản xuất: Đồng thời phải tổ chức sắp xếp lại lao động, sử dụng lao động có trình độ tay nghề, có sức khỏe, năng lực. Xác định công tác đầu tư phát triển là cơ sở để đưa Công ty ngày càng lớn mạnh, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng cường tích luỹ cho doanh nghiệp, đóng góp ngày càng lớn hơn cho ngân sách Nhà nước. Trong kinh doanh tập trung khai thác nhựa thông, tận thu các sản phẩm từ rừng, kết hợp sản xuất Nông - Lâm kết hợp. Năm 2007 tiếp tục triển khai thực hiên dự án trồng rừng kinh tế cung cấp nguyên liệu cho nhà máy MDF Quảng Trị với diện tích 4.300 ha, với quy trình trồng rừng cơng nghệ cao cho năng suất và chất lượng tốt, tổ chức thực hiện tốt việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng Cao su. Ngồi ra Cơng ty lâm nghiệp Bến Hải chú trọng công tác nhập khẩu gỗ, chế biến gỗ các loại, mở mang kinh doanh các dịch vụ khác nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
4.3.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực của Cơng ty lâm nghiệp Bến Hải có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giúp cho việc sản xuất KD có hiệu quả, những hoạt động cần ưu tiên.
- Đào tạo lại, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, chun mơn kỹ thuật cho cán bộ, công nhân viên của Công ty.
- Đào tạo lại đội ngũ cán bộ thông qua việc cử cán bộ tham gia các khoá tập huấn huấn luyện theo các chuyên đề trong và ngoài nước.
- Tổ chức đào tạo thường xuyên thông qua các chuyên đề cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp cấp huyện và cấp xã.
4.3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất
Một trong những vấn đề rất quan trọng sau khi sắp xếp, đổi mới Lâm trường Bến Hải nay là Công ty lâm nghiệp Bến Hải là phải hình thành được các vùng sản xuất lâm sản hàng hố tập trung, chun canh, thâm canh quy mơ lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Nếu như trước đây Lâm trường Bến Hải chỉ tập trung thực hiện trồng rừng phòng hộ, chưa chú trọng trồng rừng ngun liệu thì nay Cơng ty lâm nghiệp Bến Hải không những được thực hiện tất cả các khâu trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp mà còn được phép sản xuất kinh doanh tổng hợp các ngành nghề khác như: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ sản xuất và du lịch...khai thác mọi tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng, lao động, kỹ thuật...
Trong khâu tạo rừng nguyên liệu, Công ty cần coi trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hình thành vùng nguyên liệu tập trung có năng suất và chất lượng cao. Ngoài ra cần mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt thuộc đối tượng sản xuất sang trồng cây Cao su.
Trong khâu chế biến, Công ty phải xác định quy mô và công nghệ chế biến lâm sản phù hợp (chế biến nhựa thông và chế biến lâm sản khác) với khả
năng cung cấp nguyên liệu do Công ty sản xuất ra, hoặc do các cơ sở khác và của nhân dân trong vùng sản xuất. Tránh tình trạng thiếu hoặc thừa nguyên liệu mà theo đó đều có khả năng gây thiệt hại hoặc kìm hãm việc phát triển vùng nguyên liệu hoặc kìm hãm, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm đã chế biến. Chú trọng kết hợp sơ chế tại chỗ với tái chế, tinh chế trong nhà máy, xây dựng mối quan hệ bền vững với các làng nghề truyền thống, các màng lưới vệ tinh trong chế biến lâm sản.
Trong trồng rừng và trong chế biến không chỉ quan tâm đến gỗ mà phải chú ý đến những sản phẩm là lâm sản ngồi gỗ (nhựa thơng, …). Sản xuất, tiêu thụ lâm sản ngồi gỗ là một hướng phát triển khơng thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
4.3.2.4. Mở rộng các hoạt động dịch vụ trong sản xuất kinh doanh
Công ty lâm nghiệp Bến Hải phải mở rộng các hoạt động dịch vụ đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất lâm nghiệp, nhằm phục vụ và thu hút ngày càng nhiều hơn các lực lượng xã hội. Các dịch vụ đó bao gồm các cơng việc như: khuyến lâm, khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật, làm đất, cung ứng giống, phân bón, thuốc phòng, trừ sâu bệnh hại cây rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ lâm sản, vốn đầu tư theo yêu cầu của Bên nhận khốn và của nhân dân trong vùng. Trong đó, quan tâm khâu sản xuất cung ứng giống, vật tư; chế biến và tiêu thụ lâm sản.
- Tích lũy để tái đầu tư mở rộng phát triển sản xuất: Công tác đầu tư phát triển sản xuất là cơ sở chính để tạo cho Cơng ty phát triển ngày càng lớn mạnh, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người lao động và đảm bảo lợi nhuận, lợi ích cho Cơng ty, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy Cơng ty phải tổ chức sản xuất hợp lý, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp, giảm chi tiêu không cần thiết, đặc biệt cán bộ quản lý phải làm việc có hiệu suất cao, người lao động phải tăng năng suất lao động. Làm tốt các vấn đề trên Cơng ty mới tích lũy để tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Liên doanh, liên kết và mở rộng thị trường kinh doanh: Cần tìm kiếm đối tác để huy động vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất nhất là trên lĩnh vực chế biến sản phẩm nhựa Thông, chế biến gỗ và các loại sản phẩm khác phù hợp loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Mở rộng thị trường kinh doanh: Làm tốt công tác tiếp thị thị trường, tuyên truyền, quảng bá các loại sản phẩm mà Cơng ty đã sản xuất - ngồi thị trường trong tỉnh, cần mở rộng thị trường ra các tỉnh bạn, trong cả nước và có thể liên doanh, liên kết với thị trường nước ngoài. Muốn vậy phải:
+ Tìm kiếm đối tác, đàm phán, thương lượng, ký kết. + Tổ chức sản xuất và mạng lưới vận chuyển giao hàng + Kiểm tra đôn đốc thực hiện các hợp đồng kinh tế
+ Xử lý các thông tin về thị trường, giá cả, quảng cáo khuyến mãi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
+ Xây dựng mạng lưới đại lý, cửa hàng + Tổ chức hội nghị khách hàng.