Nang suat (kg/ha kho)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đăc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng thảo quả (amomum aromaticum roxb) ở một số tỉnh miền núi phía bắc làm cơ sở đề xuất kỹ thuật trồng và phát triển mở rộng​ (Trang 28 - 32)

nang suat (kg/ha kho)

>400-600 >350-400 >300-350 kg/ha >250-300 kg/ha >200-250 kg/ha >150-200 kg/ha >100-150 kg/ha 50-100 kg/ha <50 kg/ha Frequency 30 20 10 0

Hình 4.1: Năng suất Thảo quả qua điều tra hộ gia đình (Phụ biểu 1) 4.1.3. Sản lượng

Theo số liệu thống kê cho thấy, tỉnh Lào Cai hiện có 4.790,4 ha Thảo quả, trong đó diện tích đã và đang cho thu hoạch là 4.143,7 ha năng suất bình quân cho từ 8-10 tạ tươi/ha, năm 2004 sản lượng 37.293,3 tấn tươi/năm tương đương 9.323,3 tấn khô/năm.

Năm 2004 sản lượng Thảo quả của tỉnh Lai Châu đạt 389 tấn khô/năm. Tỉnh Hà Giang hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ sản lượng Thảo quả

Năng suất Thảo quả (khơ) Số

trên tồn tỉnh, nhưng căn cứ vào ý kiến của các nhà quản lý ở địa phương và diện tích cho thu hoạch thực tế năm 2004 ước tính sản lượng Thảo quả trên tồn tỉnh đạt khoảng 185 tấn khơ/năm.

4.1.4. Tiêu thụ và giá cả

Hàng năm đến mùa thu hoạch Thảo quả các nhà buôn thường đến tận hộ gia đình thu mua Thảo quả khơ vì vậy các hộ rất ít khi phải mang Thảo quả ra chợ bán.

Mấy năm gần đây giá bán Thảo quả tăng khá cao, nhưng thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch.

Chính vì vậy mà giá Thảo quả mấy năm qua (2001-2005) biến động rất lớn, năm 2002-2005 dao động trung bình trong khoảng 40.000đ-60.000đ/kg khơ, đặc biệt năm 2001 giá lên tới 150.000 đ/kg khô nhiều hộ gia đình thu được hàng trăm triệu đồng từ Thảo quả trong năm này.

Nếu không được giá, các hộ gia đình chưa muốn bán thì kỹ thuật cất trữ, bảo quản Thảo quả cũng rất đơn giản, chỉ việc sấy khô cho vào bao để trên sàn nhà hay gác bếp tránh ẩm mốc, khi được giá mang ra bán.

Nhìn chung qua điều tra các hộ gia đình cho thấy trong những năm qua Thảo quả rất rễ tiêu thụ.

4.1.5. Vai trò của Thảo quả trong kinh tế hộ gia đình ở vùng cao, so sánhvới các nguồn thu khác với các nguồn thu khác

ở vùng núi cao phía Bắc, diện tích đất canh tác nơng nghiệp thường rất ít, nên nguồn thu của người dân vùng cao chủ yếu dựa vào rừng và đất rừng. Nhưng rừng và đất rừng hiện nay đã được giao khoán giúp cho việc quản lý bảo vệ chặt chẽ hơn, do đó việc du canh gần như đã được hạn chế. Vì thế, vai trị của các lồi cây lâm sản ngồi gỗ có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của người dân vùng cao, đặc biệt là vai trò của cây Thảo quả ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Lai Châu. Kết quả điều tra thu nhập của 115 hộ gia đình từ cây Thảo quả vào năm 2003 ở huyện Quản Bạ, Vị Xuyên (Hà Giang);

huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn, Thị xã Lào Cai (Lào Cai) và huyện Tam Đường (Lai Châu) thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Thu nhập của hộ gia đình do Thảo quả mang lại (phụ biểu 2)

TT Khoảng thu nhập của hộ gia đình Số hộ % Diện tích

(ha)

1 Thu nhập của hộ gia đình < 5 triệu đồng 44 38.3 0,5

2 5 triệu đồngThu nhập<10 triệu đồng 27 23.5 1,0

3 10 triệu đồngThu nhập <15 triệu đồng 9 7.8 1,5

4 15 triệu đồng Thu nhập <20 triệu đồng 8 7.0 2,0

5 20 triệu đồng Thu nhập <25 triệu đồng 2 1.7 2,5

6 25 triệu đồngThu nhập <30 triệu đồng 4 3.5 3,0

7 30 triệu đồng Thu nhập <35 triệu đồng 2 1.7 3,5

8 35 triệu đồngThu nhập <40 triệu đồng 4 3.5 4,0

9 40 triệu đồng Thu nhập <50 triệu đồng 4 3.5 5,0

10 50 triệu đồngThu nhập <75 triệu đồng 1 0.9 6,0

11 75 triệu đồng Thu nhập < 100 triệu đồng 1 0.9 > 6,0

12 Tổng số 106 92.2

13 Giá trị khuyết 9 7.8

Tổng số 115 100.0

Khơng tính giá trị khuyết, kết quả thu nhập trong năm 2003 (bảng4.3) cho thấy: 41,5% số gia đình được hỏi có thu nhập ít hơn 5 triệu đồng. 58,5% số gia đình được hỏi có thu nhập5 triệu đồng. Đặc biệt có 10 hộ thu nhập từ 30 triệu đến 50 triệu đồng, 2 hộ thu nhập trên 50 triệu đồng. Bảng trên cho biết khơng có hộ nào trong năm này có thu nhập trên trăm triệu đồng như năm 2001 lý do giá Thảo quả năm 2003 trung bình khoảng 50.000 đ/kg khơ chỉ bằng 1/3 giá Thảo quả năm 2001 khoảng 150.000 đ/kg khô.

Với số tiền do Thảo quả mang lại cho các hộ gia đình được đưa ra ở trên thuộc các địa bàn vùng cao của ba tỉnh Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu là rất có giá trị. Vì theo phong tục của dân tộc Dao và Mơng ở thơn bản vùng cao thường thì chăn ni gia cầm, gia súc, trồng cây lương thực chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình, Thảo quả mới là cây có tính chất sản xuất hàng hố và phát triển kinh tế hộ gia đình.

Kết quả điều tra cho thấy, hộ gia đình dùng tiền bán Thảo quả làm nhà, mua xe máy, mua máy phát điện nhỏ bằng sức nước và nhiều đồ dùng đắt tiền khác trong gia đình cụ thể: Thôn Bản Pho xã Bản Qua huyện Bát Xát trên 90% số hộ gia đình có xe máy nhiều hộ có 2 xe. Xã Nậm Cang được coi là xã giầu nhất trong các xã ở huyện Sa Pa mà nguồn thu chính của các hộ trong xã này chủ yếu từ Thảo quả.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, 100% số hộ được hỏi đều khơng đầu tư phân bón cho Thảo quả, số lần chăm sóc hàng năm cũng rất ít, thường chỉ 1 lần/năm, kỹ thuật chăm sóc lại đơn giản chỉ phát cỏ dại và dây leo không vun xới gốc. Chính vì vậy, đầu tư hàng năm cho cây Thảo quả là rất ít so với các lồi cây khác nhưng với mức thu nhập như trên thì cây Thảo quả đã đem lại nguồn thu rất cao cho các hộ gia đình, đặc biệt đây lại là vùng cao người dân là dân tộc thiểu số.

Hơn nữa, Thảo quả là cây lâu năm trồng 1 lần thu hoạch nhiều lần và cho thu hoạch hàng năm, nên đầu tư cho tái tạo lại rừng trồng Thảo quả rất ít, trong khi đó hầu như các lồi cây khác sau khi khai thác là phải trồng mới mà công và giống đầu tư cho trồng mới thường tốn kém nhất trong trồng rừng. Do đó, khi điều tra so sánh các hộ trồng Thảo quả đều cho rằng thu nhập từ cây Thảo quả cao hơn thu nhập từ các cây khác rất nhiều và là thu nhập chính của gia đình.

Đặc biệt, Thảo quả khô được cất trữ trong nhà là nguồn chi thường xuyên khi cần thiết, nhiều hộ gia đình cho biết khi cần có chi tiêu nhỏ chỉ

mang 1kg Thảo quả khô ra chợ bán giá trị bằng 15-20kg thóc. Kết quả thu nhập của các hộ gia đình do Thảo quả mang lại được biểu đồ hố ở hình 4.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đăc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng thảo quả (amomum aromaticum roxb) ở một số tỉnh miền núi phía bắc làm cơ sở đề xuất kỹ thuật trồng và phát triển mở rộng​ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)