Thoi gian thu ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đăc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng thảo quả (amomum aromaticum roxb) ở một số tỉnh miền núi phía bắc làm cơ sở đề xuất kỹ thuật trồng và phát triển mở rộng​ (Trang 56 - 58)

Thoi gian thu hai

mua ngoai lam giong thang 12 thang 11 thang 10 thang 9 Frequency 60 50 40 30 20 10 0

Hình 4.5: Thời gian thu hái quả làm giống qua điều tra các hộ (Phụ biểu 11.1)

Số liệu ở bảng 4.17 và hình 4.5 cho thấy tháng 10 và tháng 11 là hai tháng được các hộ gia đình chọn thu hái quả làm giống (chiếm 86,1% số hộ gia đình được hỏi) lý do 2 tháng này quả Thảo quả chín già (thành thục sinh học) hạt giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao. Khi có ý định tạo giống các hộ thường làm vườn ươm ngay trong rừng nơi trồng Thảo quả, làm đất vườn ươm trước khi thu hái quả giống.

Kỹ thuật làm đất vườn ươm: dãy phát dọn cỏ dại, cuốc lớp đất mặt sâu khoảng 20cm, đập nhỏ tạo thành luống, chiều rộng luống gieo 1,0-1,2m, chiều dài luống tuỳ thuộc số lượng hạt gieo và địa hình, chiều rộng rãnh luống 35-40cm, chiều cao luống khoảng 15-20cm. Chọn nơi gieo ươm cây giống có độ tàn che khoảng 0,4-0,6.

Thời gian thu hái quả làm giống Số

Khi quả giống chín già hộ gia đình thu hái tách vỏ quả, trà sát cho sạch lớp áo xơ của hạt và thường gieo ngay (phụ biểu 11.2) cự ly gieo hạt khoảng 10x10cm, các hộ đều không xử lý hạt giống trước khi gieo (phụ biểu 11.3).

Kỹ thuật gieo: rắc hạt đều trên luống sau đó dùng đất nhỏ rắc lên trên lớp hạt sao cho vừa đủ lấp kín hạt giống rồi dùng bàn tay dận nhẹ đều trên mặt luống có tác dụng giúp cho hạt tiếp xúc hoàn toàn với đất, qua điều tra cho thấy sau khi gieo khoảng 2-3 tháng hạt mới nảy mầm nguyên nhân do hạt giống không được xử lý làm chậm thời gian nảy mầm. Nếu chưa có điều kiện gieo ngay thì phải ủ cả quả giống trong đất ẩm nơi râm mát, thường ủ tại rừng đến tháng 2-3 năm sau mang ra tách lấy hạt đem gieo.

Chăm sóc: Trước gieo ươm cũng như sau khi gieo các hộ gia đình đều khơng bón phân. Thời gian đầu gieo ươm các hộ chỉ nhặt lá rơi cành rụng trên luống gieo để hạt giống không bị che lấp khi nảy mầm, sau khi hạt giống nảy mầm các hộ hầu như khơng chăm sóc khơng làm cỏ phá váng cho cây giống.

Tuổi cây con đem trồng phụ thuộc nơi gieo ươm, nơi đất tốt cây con sinh trưởng nhanh được đánh đi trồng sớm hơn nơi đất xấu, cây con đem trồng thường có tuổi khoảng 12-24 tháng, khoảng thời gian này được 94,8% số hộ được hỏi lựa chọn (phụ biểu 11.4).

Chiều cao cây con khi trồng tối thiểu được các hộ chọn đem đi trồng

≥40 cm, trong đó số hộ lựa chọn chiều cao cây con từ 40-80 cm là 56,6% (phụ

biểu 11.5) cây to mập khoẻ, không bị sâu bệnh.

Qua kinh nghiệm thực tế nhiều năm của các hộ trồng Thảo quả cho biết cây giống Thảo quả có nguồn gốc gieo từ hạt có ưu điểm: các cây trong bụi mọc tập trung hơn, có tuổi thọ cao hơn, năng suất ổn định và cao hơn cây trồng bằng thân ngầm, chính vì vậy hiện nay người dân đang dần thay thế cây giống từ thân ngầm sang cây giống từ hạt. Hạn chế là thời gian bắt đầu bói quả của cây giống gieo từ hạt chậm hơn so với cây giống bằng thân ngầm khoảng 1-2 năm.

4.6.1.3. Mật độ trồng

* Điều tra ngoài thực địa về ảnh hưởng của mật độ đến năng suất Thảo quả

Trong trồng rừng, mật độ trồng thường ảnh hưởng đến khả năng tận dụng không gian dinh dưỡng trên mặt đất cũng như dưới mặt đất, từ đó nó ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vì vậy cần thiết phải xác định mật độ trồng phù hợp sao cho Thảo quả có năng suất cao và ổn định nên đề tài đã đo đếm năng suất ngoài thực địa trên 664 bụi của 20 OTC kết quả cho ở bảng 4.18.

Bảng 4.18: Năng suất Thảo quả và số quả trung bình trong bụi tương ứng với mật độ trồng

T

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đăc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng thảo quả (amomum aromaticum roxb) ở một số tỉnh miền núi phía bắc làm cơ sở đề xuất kỹ thuật trồng và phát triển mở rộng​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)