Kinh nghiệm của người dân địa phương trong việc xác định độ tàn che nơi trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đăc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng thảo quả (amomum aromaticum roxb) ở một số tỉnh miền núi phía bắc làm cơ sở đề xuất kỹ thuật trồng và phát triển mở rộng​ (Trang 38 - 39)

Thu nhap tu Thao qua

4.3.1.2. Kinh nghiệm của người dân địa phương trong việc xác định độ tàn che nơi trồng

che nơi trồng

Thảo quả là cây thân thảo chịu bóng có thân ngầm, thích hợp với độ tàn che nhất định, nên việc chọn độ tàn che phù hợp để cây Thảo quả sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao có ý nghĩa rất quan trọng. Vì chưa có những nghiên cứu cơ bản về độ tàn che cho gây trồng Thảo quả, nên việc dựa vào kinh nghiệm của nhân dân đã đúc kết qua thực tế gây trồng lâu đời là phương pháp nhanh và có hiệu quả. Từ những kinh nghiệm này có thể kiểm tra độ tàn che bằng phương pháp định lượng và khoa học hơn xẽ xác định được chính xác độ tàn che cần thiết để đáp ứng nhu cầu gây trồng phát triển hiện nay một cách nhanh nhất.

Chính vì vậy đề tài đã điều tra kinh nghiệm chọn độ tàn che của các hộ gia đình kết quả cho ở bảng 4.7 và hình 4.4.

Bảng 4.7: Độ tàn che nơi trồng Thảo quả được xác định qua điều tra (Phụ biểu 5)

Độ tàn che Số hộ được điều tra % % hợp lệ

0,3-0,4 5 4.3 4.9 >0,4-0,5 36 31.3 35.3 >0,5-0,6 45 39.1 44.1 >0,6-0,7 14 12.2 13.7 >0,7-0,8 2 1.7 2.0 Tổng số hộ biết 102 88.7 100.0 Số hộ không biết 13 11.3 Tổng số hộ ĐT 115 100.0

Kết quả điều tra (bảng 4.7) cho thấy, biên độ tán rừng che phủ (độ tàn che) cho Thảo quả có biên độ rất lớn từ 0,3-0,8 và 88,7% số hộ gia đình được điều tra có kinh nghiệm giữ lại cây gỗ rừng giúp che bóng cho Thảo quả.

Hình 4.3: Độ tàn che nơi trồng Thảo quả qua điều tra hộ gia đình(Phụ biểu 5)

Kết quả kiểm tra kinh nghiệm xác định độ tàn che của người dân địa phương (bảng 4.7 và hình 4.3) cho thấy trong tổng số hộ xác định được độ tàn che, có 44,1% số hộ gia đình trồng Thảo quả dưới tán rừng chọn độ tàn che >0,5-0,6 chiếm cao nhất, 35,3% số hộ gia đình chọn độ tàn che >0,4-0,5 đứng thứ hai, 13,7% số hộ gia đình chọn độ tàn che >0,6-0,7. Cịn lại 6,9% số hộ gia đình chọn độ tàn che khác.

Như vậy, từ kết quả phỏng vấn đã được kiểm tra bằng phương pháp khoa học ngoài thực địa cho thấy nhận thức của người dân về độ tàn che cho cây Thảo quả là rất khác nhau. Đây có thể là một trong những nguyên nhân để trả lời câu hỏi tại sao năng suất Thảo quả của các hộ gia đình rất khác nhau. Qua kết quả đã tổng hợp và phân tích ở trên có thể thấy số hộ gia đình được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đăc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng thảo quả (amomum aromaticum roxb) ở một số tỉnh miền núi phía bắc làm cơ sở đề xuất kỹ thuật trồng và phát triển mở rộng​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)