Điều tra ngoài thực địa về ảnh hưởng của độ tàn che đến năng suất Thảo quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đăc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng thảo quả (amomum aromaticum roxb) ở một số tỉnh miền núi phía bắc làm cơ sở đề xuất kỹ thuật trồng và phát triển mở rộng​ (Trang 36 - 38)

Thu nhap tu Thao qua

4.3.1.1. Điều tra ngoài thực địa về ảnh hưởng của độ tàn che đến năng suất Thảo quả

xốp, thấm nước nhanh thốt nước tốt, tầng 1 phần lớn có dung trọng nhỏ hơn 1 (9/14 phẫu diện) và đều thấp hơn tầng thứ 2. Điều này cho thấy, tầng 1 có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn, ngồi ra cịn do sự rửa trôi làm cho các mao quản và các lỗ hổng của đất ở tầng 2 bị lấp đầy.

Kết quả phân tích cho thấy thành phần cơ giới (phụ biểu 3) của đất trồng Thảo quả có tỷ lệ cấp hạt từ 2-0,02 mm chiếm tỷ lệ rất cao, thấp nhất là phẫu

diện10 cũng có tỷ lệ cấp hạt từ 2-0,02 mm chiếm >44%. Đặc biệt có phẫu diện

tỷlệ cấp hạt từ 2-0,02 mm chiếm > 87%, chính vì vậy mà kết quả phân tích tỷ lệ sét có cấp hạt < 0,002 mm rất thấp. Như vậy, đất trồng Thảo quả có thành phần cơ giới cát pha - thịt trung bình loại đất mùn vàng nhạt và mùn vàng đỏ đá mẹ Paragnai,macma axit.

4.2.2.2. Tính chất hố học

Nhìn chung đất nơi trồng Thảo quả chua, độ chua thuỷ phân cao, độ chua trao đổi thấp, giầu đạm và kali nhưng nghèo lân (bảng 4.5). Đặc biệt, kết quả phân tích 2 tầng đất ở nơi trồng Thảo quả đều cho thấy có hàm lượng mùn khá cao, tầng 1 biến động từ 3,66% đến 29,29%, cao nhất phẫu diện 11 và thấp nhất phẫu diện 14 hàm lượng mùn cũng chiếm đến 3,66%. Tầng 2 biến động từ 1,71% đến 8,39%, cao nhất phẫu diện 11, thấp nhất phẫu diện 14.

4.3. Đặc điểm nơi trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên

4. 3.1. Độ tàn che nơi trồng Thảo quả

4.3.1.1. Điều tra ngoài thực địa về ảnh hưởng của độ tàn che đến năng suấtThảo quả Thảo quả

Thảo quả là lồi cây có phân bố tự nhiên trong rừng tự nhiên ở các vùng núi cao phía Bắc nước ta. Khi phát hiện ra cơng dụng của Thảo quả thì từ xa

xưa, đồng bào sinh sống ở những vùng núi cao nơi đây đã có ý thức gây trồng phát triển trong những điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất. Vì thế hầu hết diện tích Thảo quả hiện nay ở các tỉnh miền núi đều được gây trồng dưới độ tàn che của tán rừng tự nhiên. Kết quả điều tra ở huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn và Thị xã Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai; huyện Quản Bạ và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang (bảng 4.6) cho thấy Thảo quả được trồng ở các độ tàn che khác nhau có số quả trung bình/bụi (năng suất) khác nhau.

Bảng 4.6: Số quả trung bình trong bụi Thảo quả tương ứng với các độ tàn che

T

T Độ tàn che điều traSố bụi bình trong bụiSố quả trung

1 0,4 133 92,3

2 0,5 263 132,5

3 0,6 167 115,7

4 0,7 101 58,6

Tổng số 664

Số quả trung bình/khóm (tính cho 664 khóm) 109

Kết quả điều tra cụ thể ở các độ tàn che khác nhau cho thấy: Độ tàn che 0,7 có số quả trung bình trong bụi thấp nhất, kề đến là độ tàn che 0,4. Độ tàn che 0,5 có số quả trung bình trong bụi cao nhất, kế sau là độ tàn che 0,6.

Số quả trung bình của bụi ở các độ tàn che khác nhau có thực sự khác nhau trong tổng thể hay không, sử dụng phương pháp kiểm định Kruskal- Wallis cho kết quả mức ý nghĩa (xác suất) = 0,000 <0,05 (Phụ biểu 4 bảng Test Statistics) có nghĩa số quả trung bình trong bụi Thảo quả ở các độ tàn che 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 là khác nhau rõ rệt trong tổng thể.

Như vậy, Thảo quả được trồng dưới tán rừng tự nhiên có độ tàn che từ 0,5 – 0,6 cho năng suất cao nhất (bảng 4.6).

Kinh nghiệm của các hộ trong việc lựa chọn độ tàn che có phù hợp với đặc tính sinh thái của cây Thảo quả hay không, tiến hành điều tra phỏng vấn hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đăc điểm sinh thái và kỹ thuật gây trồng thảo quả (amomum aromaticum roxb) ở một số tỉnh miền núi phía bắc làm cơ sở đề xuất kỹ thuật trồng và phát triển mở rộng​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)