T Độ cao địa hình (m) điều tra Số bụi bình trong bụi Số quả trung
4.4. Đặc điểm nơi trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng Tống quá sủ
Giá trị của Thảo quả cao như vậy, nhưng nhìn chung các cơng trình nghiên cứu từ trước đến nay hầu như chỉ đề cập đến việc gây trồng và phát triển Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên, chưa đề cập đến trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng, kỹ thuật gây trồng còn rất thiếu, nhất là chưa có cơng trình nghiên cứu gây trồng để đưa ra Thảo quả có thể trồng và cho quả được dưới tán những lồi cây nào.
Do đó, tiến hành điều tra, nghiên cứu đánh giá Thảo quả trồng dưới tán rừng trồng, xác định kỹ thuật trồng và có thể trồng được dưới tán những lồi cây gì bước đầu đã được thực hiện trong đề tài này, từ đó đề xuất mở rộng gây trồng cây Thảo quả dưới tán rừng trồng nhằm khai thác không gian dinh dưỡng triệt để hơn, giúp người trồng rừng gắn bó mật thiết với rừng, bảo vệ chăm sóc rừng trồng được tốt hơn và tăng thu nhập cho người dân vùng cao.
Kết quả điều tra thực tế cho thấy, Thảo quả được trồng dưới tán rừng trồng hiện nay chỉ có ở Thị trấn Sa Pa tỉnh Lào Cai và chỉ thấy trồng dưới tán rừng Tống quá sủ, ở đây số hộ trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng cũng rất ít.
Nhóm điều tra đã tiến hành lập 2 OTC điển hình trên diện tích trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng Tống quá sủ, kết quả cho ở các bảng sau:
Bảng 4.13: Một số đặc điểm rừng trồng Tống quá sủ và điều kiện nơi trồng Thảo quả ở Thị trấn Sa Pa – Lào Cai
TT Chỉ tiêu OTC 1 OTC 2
1 Độ dốc 340 280
2 Hướng dốc Nam đông nam Nam đông nam
3 Độ cao so với mực nước biển 1686 m 1598 m
4 Địa hình Sườn Sườn
5 Năm trồng rừng Tống quá sủ 1980 1980
6 D1.3trung bình cây Tống quá sủ 15,7 cm 17,1 cm
7 Hdc trung bình cây Tống quá sủ 7,0 m 7,7 m
8 Độ tàn che 0,6 0,6
9 Mật độ hiện tại cây Tống quá sủ 2258 cây/ha 2188 cây/ha
Tống quá sủ (Alnus nepalensis) thuộc họ Cáng lị (Betulaceae) là lồi cây ưa sáng, mọc nhanh, thích hợp với khí hậu ẩm lạnh, độ cao nơi trồng so với mặt nước biển từ 700-1800m, là cây thường xanh có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất.
Kết quả điều tra cho thấy (bảng 4.13), nơi trồng Thảo quả dưới tán rừng trồng Tống quá sủ là vùng núi cao, độ cao trung bình so với mặt nước biển 1642m, có độ tàn che tương đối cao, nhưng phải có độ thống dưới tán rừng (cụ thể chiều cao dưới cành trung bình ở 2 OTC là 7,35 m, độ tàn che đều là 0,6)
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu điều tra đo đếm Thảo quả trồng dưới tán rừng trồng Tống quá sủ
TT Chỉ tiêu Giá trị
1 Năm trồng Thảo quả 1996
2 Mật độ hiện tại (bụi/ha) 2000
3 Số năm cho thu hoạch 3 năm
4 Số cây trung bình trong một bụi 12 cây
5 Chiều cao vút ngọn trung bình của bụi 2,6 m
6 Đường kính gốc trung bình của các cây trong bụi 3.0 cm
7 Đường kính tán trung bình của bụi 2,9 m
8 Số chùm quả trung bình có trong bụi 16 chùm
9 Số quả trung bình của bụi 178 quả
10 Năng suất/bụi 1,78 kg quả tươi/bụi
11 Sản lượng/ha (tươi) 3560 kg quả tươi/ha
12 Sản lượng/ha (khô) 890 kg quả khô/ha
13 Thành tiền (50.000 đ/kg khô) 44.500.000 đ/ha
Ghi chú: Giá trung bình năm 2004 và 2005 khoảng 50.000 đ/kg khô.
Qua điều tra thực tế cho thấy (bảng 4.14), mật độ hiện tại ở trên là hơi dày, thể hiện đường kính tán trung bình của bụi (2,9 m) đã vượt quá xa khoảng cách các bụi (2,2m) mà đây mới là năm thứ 7 tính từ thời điểm trồng, chủ hộ trồng Thảo quả cũng đã nhận thức được điều này qua trao đổi phỏng vấn.
Năng suất hiện tại khá cao dẫn đến thu nhập từ việc trồng Thảo quả mang lại hiệu quả rất cao (44.500.000 đ/ha) cho hộ trồng rừng, điều đó cho thấy Thảo quả trồng được dưới tán rừng trồng và cần có các cơng trình nghiên cứu nhân rộng ra nhiều địa phương khác thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.