T Mật độ trồng điều tra Số bụi bình trong bụi Số quả trung (kg khô/ha) Năng suất
4.6.1.8. Chăm sóc, bón phân và sâu bệnh hạ
Chăm sóc rừng trồng là một biện pháp kỹ thuật không thể thiếu trong trồng rừng, đặc biệt đối với những cây đặc sản rừng chịu bóng, chế độ chăm
sóc hợp lý sẽ hạn chế sự cạnh tranh giữa cây mục đích với cây phi mục đích, kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Bón phân cũng là một biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy cây trồng sinh trưởng tốt hơn. Tuy nhiên, tùy đặc tính sinh thái của cây trồng, điều kiện kinh tế và hiệu quả kinh tế mà cần bón phân một cách hợp lý, bón loại phân gì, hàm lượng bao nhiêu cho rừng trồng là rất cần thiết. Ngoài ra, biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cũng là khâu kỹ thuật không thể thiếu trong trồng rừng, giúp cây rừng khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, đạt chất lượng cao.
Kết quả điều tra, 100% số hộ trồng Thảo quả cho biết hộ khơng đầu tư phân hữu cơ, vơ cơ cho bón lót cũng như bón thúc sau này vì vậy sinh trưởng, phát triển của cây Thảo quả hoàn toàn nhờ vào điều kiện tự nhiên và các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất.
Tất cả người dân địa phương được hỏi đều cho rằng, cho tới nay hầu như chưa thấy Thảo quả bị sâu bệnh hại gây ảnh hưởng đến năng suất quả nên chưa có hộ gia đình nào phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật.
Hàng năm các hộ gia đình có tiến hành chăm sóc, số lần chăm sóc và thời gian chăm sóc của các hộ được đưa ra ở bảng 4.22.
Bảng 4.22. Số lần chăm sóc Thảo quả qua điều tra các hộ gia đình (phụ biểu 16)
TT Số lần chăm sóc/năm Số hộ được điều tra %
1 1 lần/năm 47 40.9 2 2 lần/năm 41 35.7 3 3 lần/năm 13 11.3 4 4 lần/năm 7 6.1 5 5 lần/năm 7 6.1 6 Tổng 115 100.0
Kết quả bảng 4.22 cho biết số lần chăm sóc rừng trồng Thảo quả hàng năm của các hộ gia đình rất khác nhau, nhìn chung số lần chăm sóc/năm rất ít cụ thể:
Trong tổng số 115 hộ được điều tra có 47 hộ chăm sóc 1 lần/năm chiếm 40,9%, thời điểm chăm sóc thường kết hợp cùng với thời gian thu hoạch quả vào tháng 9 đến tháng 10.
Số hộ chăm sóc 2 lần/năm có 41 hộ chiếm 35,7%, thời gian chăm sóc lần 1 thường vào tháng 2,3,4, trước thời gian ra hoa. Lần 2 vào tháng 9 đến tháng 10 cùng với thời gian thu hoạch quả.
Số hộ chăm sóc 3 lần/năm chỉ có 13 hộ chiếm 11,3%.
Như vậy số lần chăm sóc Thảo quả hàng năm chủ yếu từ 1 đến 3 lần/năm (87,9%) và qua điều tra cho thấy số lần chăm sóc này thường chỉ được tiến hành trong 3 - 4 năm đầu, từ năm thứ 4-5 trở đi khi cây Thảo quả phát triển mạnh và đã cho quả, cỏ dại ít xâm lấn mỗi năm người dân chỉ phát dọn cỏ dại, chặt bỏ cây Thảo quả già một lần cùng với thời gian thu hoạch quả thường vào tháng 9-10.
Kỹ thuật chăm sóc: 100% số hộ được điều tra cho kết quả đều không vun xới gốc, kỹ thuật chăm sóc rất đơn giản chỉ phát dây leo bụi rậm và cỏ dại xâm lấn xung quanh bụi Thảo quả.
Từ Số lần chăm sóc, kỹ thuật chăm sóc phân tích ở trên cho thấy cơng đầu tư chăm sóc hàng năm cho Thảo quả rất ít, do đó chi phí đầu tư hàng năm khơng đáng kể mà chủ yếu là những ngày công khai thác và sấy quả trên rừng.