Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH HANOICAB-SCTV-CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN HÌNH CÁP HÀ NỘI (Trang 29 - 33)

1.4.1. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động

Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động là các nhu cầu xuất phát từ ngay chính bản thân người lao động và là động cơ thôi thúc họ cố gắng làm việc, thực hiện những mong muốn của mình. Nhóm các nhân tố này bao gồm:

1.4.1.1. Nhu cầu về vật chất

Người lao động trong bất kỳ doanh nghiệp nào thì đều có những nhu cầu và mong muốn riêng. Ăn mặc, đi lại, chỗ ở, ... là những nhu cầu về vật chất để tồn tại và phát triển của mỗi người. Việc nắm bắt và thoả mãn những nhu cầu cơ bản này sẽ có tác dụng giúp người lao động đảm bảo cuộc sống và gắn bó với công việc lâu dài hơn.

Trong khi mức sống ngày càng gia tăng, việc nâng cao tiền công và phúc lợi, tương xứng với khả năng và sự cống hiến của người lao động, là chiến lược mà

tô chức áp dụng nhằm tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Đây cũng là động lực chính để người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình trong công việc hay nỗ lực khắc phục khó khăn nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.

1.4.1.2. Nhu cầu về tinh thần

Khi nhu cầu về vật chất được thỏa mãn, người lao động cũng thay đôi những mong muốn và nhu cầu sang mặt tinh thần. Bên cạnh những nhu cầu tối thiểu như: nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí ... thì nhu cầu tinh thần của con người lại ngày càng được nâng cao lên: mở rộng sự hiểu biết, có quyền lực, có địa vị xã hội, ... Để thực hiện công tác tạo động lực hiệu quả, tô chức cần phải quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu về mặt tinh thần của người lao động. Theo các nghiên cứu khoa học về tạo động lực lao động, trong khi nhu cầu về vật chất giúp người lao động thoả mãn nhu cầu của bản thân thì nhu cầu về mặt tinh thần lại giúp khuyến khích, động viên người lao động và gia tăng năng suất làm việc.

1.4.1.3. Nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn

Trong quá trình làm việc, người lao động luôn chịu một áp lực rất lớn, đó là phải không ngừng học hỏi và phấn đấu để nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, tiếp cận công nghệ mới, thiết bị hiện đại, ... Như vậy, áp lực này cũng chính là nhu cầu cấp thiết cần được thỏa mãn cuả người lao động.

Khi người lao động đã tích lũy đủ khả năng, kinh nghiệm thì bản thân cũng sẽ tự tin đảm nhận công trình khó hơn, phần việc khó hơn. Đây sẽ là cơ hội gia tăng năng suất lao động, tăng tiền lương, thu nhập của người lao động, từ đó cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Ngoài ra, thành quả của quá trình học tập và sáng tạo không ngừng còn tạo nên sự phát triển ôn định và bền vững của

doanh nghiệp.

1.4.2. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp có tác dụng thu hút lao động bên ngoài, đồng thời giữ chân người giỏi bên trong doanh nghiệp. Vì vậy, tô chức cần phân tích, tìm hiểu những nhân tố này để có các biện pháp thích hợp nhằm tạo động lực, thôi thúc người lao động làm việc có hiệu quả. Nhóm các nhân tố này bao gồm:

1.4.2.1. Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo dùng để dẫn dắt một cá nhân hay một tập thể lao động nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định. Nếu một doanh nghiệp có quy trình quản lý khoa học và phù hợp, có sự quan tâm, tin tưởng và tôn trọng đến ý kiến người lao động thì sẽ tạo động lực lao động cho người lao động.

Do đó, triết lý của nhà lãnh đạo phải làm sao hướng vào người lao động và vì người lao động phục vụ có như vậy họ mới hết lòng và có động lực lao động mà phục vụ doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng quy trình quản lý, nhà lãnh đạo cần chú ý đến những điều kiện sau: Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người lao động; không ngừng tạo môi trường và điều kiện để người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn ; quan tâm chăm lo mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, .... Ngoài ra, trong quá trình giải quyết những vấn đề liên quan đến người lao động phải tuân thủ nguyên tắc công bằng nhưng không được thiếu tình người làm cho họ thấy rõ tôn chỉ mang bản sắc riêng của doanh nghiệp

1.4.2.2. Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và duy trì bởi cả một tập thể, được hình thành trong cả một quá trình lâu dài kể từ khi thành lập doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các hành vi, thái độ, lề lối, tác phong, phương pháp công tác và các quan hệ trong doanh nghệp lành mạnh, bền vững. Điều đó sẽ tạo ra môi trường làm việc tốt, lôi cuốn người lao động làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp, giữ chân người lao động trung thành với doanh nghiệp. Nếu một văn hóa doanh nghiệp mạnh và phù hợp với người lao động thì sẽ làm họ gắn kết với doanh nghiệp, từ đó, tăng hiệu quả công việc.

Theo tác giả Phạm Thúy Hương - Phạm Thị Bích Ngọc: “Văn hóa tổ chức là hệ

thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức.

Văn hóa tổ chức góp phần tạo dựng hình ảnh của tổ chức. Những đặc trưng văn hóa của tổ chức sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của tổ chức trong mắt nhân viên và khách hàng.

Văn hóa tổ chức làm cho tất cả mọi người trong tổ chức cùng chung sức và nỗ lực làm việc để giúp tổ chức vượt qua những khó khăn, thách thức và nâng cao hiệu quả hoạt động.” [2]

1.4.2.3. Điều kiện làm việc

Bên cạnh việc tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tô chức cũng cần quan tâm tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất. Người lao động làm việc trong một môi trường có điều kiện thuận lợi: trang thiêt bị đầy đủ; không

gian làm việc thoải mái; thiết kế ánh sáng phù hợp, màu sắc văn phòng bố trí hài hoà , ... sẽ cảm thấy tinh thần thoải mãi hơn, có thể phát huy tốt hơn những tiềm năng vốn có và tạo hiệu quả không ngờ trong công việc.

Ngoài ra, đây là một khoản đầu tư sinh lời của doanh nghiệp. Một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại, văn minh và sạch sẽ không những tăng uy tín, hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp mà còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến lược phát triển lâu dài, bền vững.

Đây cũng là cở sở để thực hiện tạo động lực cho người lao động, từ đó, nâng cao năng suất lao động và giúp doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả các nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu TẠO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH HANOICAB-SCTV-CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN HÌNH CÁP HÀ NỘI (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w