1.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều tác giả cùng các cơng trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí đánh giá khác nhau như:
-Luận văn thạc sĩ về “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Đầu tư An Dương” của tác giả Lương Thị Diệu Linh năm 2013. Trong bài, tác giả đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty An Dương dựa trên các tiêu chí về tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, các chỉ tiêu định tính như thương
hiệu, uy tín, trình độ quản lý, trình độ cơng nghệ, thị phần,...
-Luận văn “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty điện thoại Hà Nội 1” của tác giả Đoàn Thanh Thúy năm cũng đề cập đến các tiêu chí để đánh giá anwng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp như: Thị phần, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, doanh thu, uy tín thương hiệu, năng lực quản trị, năng lực quản trị,…
-Luận văn “ Nghiên cứu dề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6” cảu tác giả Cồ Thị Mai đã đề cập tới các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua 4 chỉ tiêu là thị phần, thương hiệu, tỷ suất lợi nhuận, chi phí sản xuất.
-Hay bài viết “ một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của daonh nghiệp” cảu tác giả Lưu Hà Chi (trên trang: Www.luanvanviet.com) cũng đã đưa ra
các tiêu chí 4 tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của 1 doanh nghiệp như sau: Uy tín thương hiệu, thị phần, hiệu quả sản xuất kinh doanh, trach nhiệm xã hội.
Nhìn chung,.có các cách đánh giá khác nhau và đều xoay quanh các tiêu chí: Thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh, uy tín thương hiệu,…từ những tài liệu tham khảo, những cơng trình nghiên cứu đi trước tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đó thể hiện năng lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và đó là những yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Như vậy tiêu chí đánh giá sẽ bao gồm:
Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. STT Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
1 Uy tín, thương hiệu
2 Thị phần
3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh 4 Năng lực của sản phẩm
- Uy tín và thương hiệu
Thương hiệu- theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới ( WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vơ hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó đưuọc sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Thương hiệu là một trong những nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng và phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp. Tạo niềm tin và mở rộng nguồn khách hàng mới từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại cơng ty. Uy tín, thương hiệu là yếu tố mà các doanh nghiệp cần hướng tới. Chỉ tiêu này được hình thành dựa trên sự đánh giá về chất lượng, giá trị của sản phẩm, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng,…
- Thị phần
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp và là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trị vị trí của doanh nghiệp. Nói lên mức độ hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả thông qua sự biến động của chỉ tiêu này. Khi tiềm lực của thị trường đang lên mà thị phần thị trường của doanh nghiệp không thay đổi tức là thị trường đã ngồi vịng kiểm soát của doanh nghiệp hay một phần của thị trường đã ngồi vịng kiểm sốt của doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình để mở rộng thị trường của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tăng số lượng sản phẩm dịch vụ lên thị trường hiện tại, hoặc có giải pháp thích hợp để lơi kéo các đối tượng tiêu dùng tương đối, đối tượng không thường xuyên tiêu dùng, lôi kéo khách hàng từ thị phần của đối thủ cạnh tranh với mình. Chỉ tiêu này thường được đo bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ được của một doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, được tính qua cơng thức:
Tp=D/D0 * 100% Trong đó:
D là: Số sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. D0 là: Sô sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
-Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: con người, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức phối hợp…Hiệu quả của hoạt động kinh danh được đo bằng lượng doanh thu, lợi nhuận, năng suất lao động....
Doanh thu là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào.Doanh thu được phản ánh dựa theo tỷ lệ tăng trưởng doanh thu qua các năm bằng công thức sau:
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu = (DT0 –DTi)/ DTi Trong đó: DT0 là doanh thu kì hiện tại.
DTi là doanh thu kì trước.
Lợi nhuận là: phần cịn lại của doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí. Lợi nhuận cao là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng tới, là thước đo sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp và là thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơng thức tính tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận cũng tương tự như của doanh thu:
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận= (LN0 – LNi)/ LNi Trong đó: LN0 là lợi nhuận trong kì hiện tại
LNi Là lợi nhuận trong kì trước
Năng suất lao động cũng là một chỉ số quản trọng để phản ánh năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Năng suất lao động ở đây được phản ánh qua số lượng đơn hàng, số người xuất cảnh trong 1 năm mà công ty đạt được.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao bao nhiêu thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu với các doanh nghiệp cùng loại. Có hiệu quả kinh doanh cao là nhờ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng tối ưu các nguồn lực, giảm tối đa các chi phí. Vì vậy, hiệu quả của hoạt động kinh doanh là tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Năng lực của sản phẩm
Năng lực của sản phẩm là công cụ cạnh tranh quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Sản phẩm được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, do vậy năng lực sản phẩm hay độ thỏa mãn của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng sẽ là một trong những thước đo của năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Năng lực của sản phẩm có thể được đánh giá thơng qua các tiêu chí sau: Sự khác biệt hóa sản phẩm, sự đa dạng sản phẩm và dịch vụ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, khả năng đáp ứng nhu cầu với mức độ hài lòng của khách hàng, khả năng cạnh tranh về chi phí, giá cả dịch vụ, kênh phân phối sản phẩm…