Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ- TIC (Trang 39 - 43)

1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

1.3.2.1. Yếu tố về tài chính

Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm...cũng cần tính tốn và quyết định dựa trên tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng trang bị máy móc cơng nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo,

khuyến mại mạnh mẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngồi ra, với một nguồn tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp có thể chấp nhận lỗ trong thời gian ngắn nhăm giữ vững và mở rộng thị phần... Mặt khác, doanh nghiệp có tình trạng tài chính ổn định, vững chắc sẽ dễ dàng hấp dẫn các nhà đầu tư khác cùng tham gia góp vốn... đồng thời cũng dành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Doanh nghiệp nào khơng đủ khả năng tài chính sẽ bị thơn tính bởi các đối thủ hùng mạnh hoặc tự rút khỏi thị trường.

Khả năng tài chính của doanh nghiệp chủ yếu thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để xác định năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, tiềm lực tài chính với quy mơ, cơ cấu tài sản, nguồn vốn hợp lý với từng ngành hoạt động kinh doanh và sản xuất, khả năng thanh toán,… là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính sẵn có để có thể tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô khi cần thiết.

1.3.2.2. Yếu tố về nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất đối với yếu tố hoạt động của mọi doanh nghiệp. Yếu tố con người bao trùm lên trên mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp, lao dộng vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng phương tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Lao động cũng chính là lực lượng tham gia tích cực vào q trình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình sản xuất… giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó, trình độ của lao động có tác động lớn tới sản phẩm và hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí,…là yếu tố tác động trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Chất lượng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp biểu hiện qua các chỉ tiêu vè trình độ, cơ cấu về mưc độ tuổi của lao động,..

1.3.2.3. Yếu tố về quản trị

việc doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh trở lên hiệu quả hơn và tiết kiệm nhiều chi phí từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán sản phẩm và năng lực cạnh tranh được nâng cao.

1.3.2.4. Yếu tố về cơ sở vật chất

Một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phầm cùng với việc giảm giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường từ đó kéo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lên cao và ngược lại. Nguồn lực vật chất đó là:

-Tình trạng máy móc cơng nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới tác động đến chất lượng, kiểu dáng, hình thức, giá thành sản phẩm.

-Mạng lưới phân phối: phương tiện vận tải, cửa hàng, đại lý...

-Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí lâu dài và đầu ra trong việc phải đảm bảo cho sản xuất được liên tục, ổn định.

-Vị trí địa lý: tác động đến chi phí sản xuất, vận tải..

1.3.2.5. Yếu tố về marketing

Marketing có vị trí quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu của Marketing là phát triển và đưa ra các loại sản phẩm dịch vụ mới tới gần người sử dụng hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút thêm khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ, qua đó mở rộng thị phần hoạt động của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như doanh thu của doanh nghiệp.

Hiệu quả của hoạt động marketing được đánh giá thơng qua tỷ lệ giữa chi phí bỏ ra cho hoạt động marketing và doanh thu.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để thấy được tầm quan trọng của việc cần nâng cao năng lực cạnh tranh cho sự phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, mỗi nhân tố dù là khách quan hay chủ quan hay chủ quan đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhận diện, tăng cường kiểm sốt và chủ động đối phó với những nhân tố này là chìa khóa dảm bảo hiệu quả cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ-TIC

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ- TIC (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w