Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ- TIC (Trang 36 - 39)

1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty

1.3.1. Các yếu tố khách quan

1.3.1.1. Yếu tố kinh tế

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất to lớn đối với doanh nghiệp và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu của người dân tăng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội để thoả mãn những nhu cầu đó nhiều hơn và hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và phát triển. Đồng thời với đó là tốc độ tích luỹ vốn đầu từ trong nền kinh tế cũng tăng lên, mức độ hấp dẫn đầu tư cũng sẽ tăng lên cao, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường mở rộng chính là cơ hội tốt cho ngững doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, biết tự hoàn thiện mình, khơng ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhưng cũng là thách thức đối với những doanh nghiệp khơng có mục tiêu rõ ràng, chiến lược hợp lý.

Và ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định, tâm lý người tiêu dùng hoang mang, sức mua giảm sút, các doanh nghiệp tìm mọi cách để giữu khách hàng, giành giật khách hàng, lúc đó cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Các yếu tố của nhân tố kinh tế như mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng,… cũng tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ như:

Nhân tố lãi suất cho vay của các ngân hàng: Nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bởi vốn vay trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp là khơng thể thiếu.

khả năng thanh tốn tăng dẫn tới sức mua và nhu cầu cũng tăng theo.Đây là thời điểm các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì cũng đồng nghĩa doanh nghiệp chắc chắn thành cơng và có sức cạnh tranh cao.

1.3.1.2. Yếu tố pháp luật và chính trị

Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngồi. Khơng có sự ổn định về chính trị thì sẽ khơng có một nền kinh tế ổn định, phát triển lâu dài lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là mơi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của quan hệ các chính phủ, các hiệp định kinh tế quốtế…phải quan tâm đến sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia. Sự khác biệt này có thể làm tăng hoặc giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.1.3. Yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm công nghiệp hay gần nhất vùng nguyên liệu, nhân lực trình độ cao, lành nghề hay các trục đường giao thông quan trọng… sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, giảm được chi phí…

1.3.1.4. Yếu tố xã hội

Nhân tố xã hội đó là lối sống, phong tục, tập qn, thái độ tiêu dùng, trình độ dân trí, tơn giáo, thẩm mĩ.. Chúng quyết định hành vi của người tiêu dùng, quan điểm của họ về sản phẩm, dịch vụ, đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, muốn tồn tại được trên thị trường, doanh nghiệp không thể đi ngược lại những yếu tố xã hội đó.

Ví dụ:

Như đối với những thị trường ưu chuộng hàng nội địa như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc thì các sản phẩm ngoại nhập sẽ kém khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp của quốc gia đó.

Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ cá yếu tố xã hội tại thị trường mới cũng như thị trường truyền thống để từ đó đưa ra những giải pháp và chiến lược kinh doanh hiệu quả, đáp ứng thị trường tốt nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.1.5. Đối thủ cạnh tranh

“ Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, trong kinh doanh cũng như vậy, việc có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp 1 loại sản phẩm, dịch vụ sẽ dẫn đến vấn đề tất yếu, là các doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần.

Vì vậy, doanh nghiệp phải nắm rõ về đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra được các chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

1.3.1.6. Khách hàng

Câu nói “khách hàng là thượng đế” ln ln đúng với tất cả các doanh nghiệp dù kinh doanh loại hình nào, nhất là trong điều kiên nền kinh tế phát triển, có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp 1 loại hàng hố, dịch vụ thì sự hài lịng của khách hàng đối với doanh nghiệp càng trở nên quan trọng vì khi đó khách hàng có quyền quyết định họ sẽ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp nào dựa trên tiêu chí chất lượng và giá cả sản phẩm. Mà theo hiệu ứng dây chuyền, khi 1 khách hàng hài lòng sẽ kéo theo nhiều khách hàng khác hài lịng, từ đó sẽ nâng thị phần của doanh nghiệp được khách hàng tín nhiệm.

1.3.1.7. Nhà cung cấp

Sức ép của nhà cung cấp lên doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Họ có thể chi phối đến hoạt động của doanh nghiepepj do sự độc quyền của một số nhà cung

cấp … họ có thể tạo sức ép lên doanh nghiệp bằng việc thay đổi giá cả, chất lượng nguyên vật liệu cung cấp… Những thay đổi này có thể làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, lợi nhuận…từ đó tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.1.8. Đối thủ tiềm năng

Đối thủ tiềm năng là người sẽ hoặc mới tham gia vào ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động hoặc ở những ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ thay thế. Họ có khả năng mở rộng hoạt động chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp, họ có thể là yếu tố làm giảm thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đứng trước nguy cơ này, các doanh nghiệp phải cùng liên kết và dựng lên các rào chắn vững chắc đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

1.3.1.9. Các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế là các sản phẩm có chức năng và cơng dụng tương tự, khách hàng có thể lựa chọn để thay thế cho sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Sức ép của sản phẩm thay thế có thể làm giảm lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý tới những sản phẩm thay thế doanh nghiệp có thể bị tụt lại với nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ- TIC (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w