Hoàn thiện bộ máy quản lýcho vay doanh nghiệpxây lắp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 91 - 94)

Con người luôn là yếu tố trung tâm, là chủ thể của mọi hành động. Do đó, ở bất kì hoạt động nào, đạo đức, trình độ và kĩ năng của con người luôn quyết định sự thành công hoặc thất bại. Đối với hoạt động quản lý cho vay DNXL cũng vậy chất lượng cán bộ quản lý, cán bộ công nhân viên NH mà đặc biệt là cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt.

* Đối với cán bộ quản lý, điều hành

Các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý cho vay DNXL nói riêng có đạt hiệu quả hay không, trước hết phụ thuộc vào đường lối, chính sách do các cán bộ quản lý, điều hành hoạch định; sự điều hành giám sát của các lãnh đạo các cấp. Do đó, các cán bộ này phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực điều hành, có khả năng tư duy sáng tạo... Để làm được điều đó, cần chú trọng một số giải pháp:

+ Quản lý ngân hàng hiện tại tuy có nhiều kinh nghiệm, song do tính thời đại nên khả năng tiếp cận với công nghệ mới, các mô hình quản lý hiện đại còn hạn

chế. Do đó, cần tạo diều kiện cán bộ quản lý không ngừng nâng cao trình độ, kĩ năng như tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, tham gia tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các nhà quản lý khác.

+ Công tác quy hoạch cán bộ phải được thực hiện công khai, minh bạch và dựa trên những tiêu chuẩn quy hoạch hợp lý, đặc biệt là đánh giá cao năng lực công tác, khả năng quản trị điều hành của đối tượng được quy hoạch. Song song đó, Chi nhánh cần chủ động giảm bớt và tiến tới loại bỏ hẳn sự ảnh hưởng của yếu tổ chính trị ra khỏi công tác đề bạt và bổ nhiệm cán bộ.

+ Cần đào tạo về năng lực quản trị điều hành cho các cấp lãnh đạo Trưởng/phó phòng và quy hoạch chức danh trưởng/phó phòng được đào tạo kỹ năng quản lý nhóm, quản lý công việc, kỹ năng quản trị sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tất cả cán bộ lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên đều được đào tạo và hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.

* Đối với cán bộ tín dụng

Cán bộ Ngân hàng là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và có ảnh hưởng lớn đến quyết định vay vốn của khách hàng và đặc biệt là việc khách hàng có được vay vốn hay không. Vì vậy nâng cao trình độ về mọi mặt đổi với cán bộ Ngân hàng là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay nhóm DNXL.

+ Cán bộ cần được đào tạo, hướng dẫn chuẩn về quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; được đào tạo về trình độ năng lực chuyên môn, các kỹ năng vận hành, tác nghiệp trong quá trình cho vay, nhằm đảm bảo làm hài lòng khách hàng khi sử dụng sản pham dịch vụ của Ngân hàng mà vẫn thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của CBTD trong việc chấm điểm khách hàng.

+ Quá trình nâng cao trình độ cần qua hai con đường: tự lực và được đào tạo, hướng dẫn. Chi nhánh cần quán triệt hơn nữa về vấn đề tự học, nâng cao nhận thức cho Cán bộ về điều kiện kinh doanh; tổ chức đào tạo các lóp nghiệp vu, mời các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm.

nhân viên có trình độ chuyên môn, có năng lực phù họp với vị trí việc làm, xóa bỏ hình thức tuyển dụng dựa trên các mối quan hệ cá nhân. Để làm được điều này, cần có chính sách đãi ngộ tốt để thu hút nhân tài, đồng thời, cần có mối quan hệ với các trường đại học có uy tín trong nước, đặc biệt là khu vực miền Trung. Ngân hàng nên tổ chức các cuộc gặp gỡ nhà tuyển dụng, đây là cơ hội giao lưu giữa ngân hàng và sinh viên, thông qua phỏng vấn có thể lựa chọn ra các thực tập sinh phù hợp; đồng thời, thông qua chương trình này có thể cho sinh viên thực tập thực học, thực làm tại chi nhánh, cử cán bộ hướng dẫn theo dõi về phẩm chất năng lực chuyên môn của thực tập viên, đây có thể là những ứng viên phù hợp cho vị trí công việc, được lựa chọn hiệu quả hơn so với các hình thức tuyển dụng thông thường.

Bên cạnh bồi dưỡng chuyên mô, việc nâng cao kĩ năng giao tiếp của nhân viên nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết. BIDV là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất và có lịch sử hình thành sớm, chính vì điều này, một bộ phận cán bộ, nhân viên vẫn giữ thói quen làm việc quan liêu. Để nâng cao khả năng giao tiếp, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt các nguyên tắc:

+ Tôn trọng khách hàng: Cán bộ tín dụng khi tiếp xúc với khách hàng trước hết cần có trang phục đúng quy định của BIDV, đeo thẻ nhân viên. Biết cách cư xử công bằng bình đẳng giữa các khách hàng, tránh tình trạng phân biệt giữa các khách hàng có mối quan hệ cá nhân. Biết lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng, ứng xử khéo léo làm hài lòng khách hàng. Khi nói chuyện với khách hàng, cần bày tỏ sự chú ý đối với khách hàng, nhìn thẳng vào mắt họ và mỉm cười đúng lúc. Tạo nên môi trường thoải mái và sự khác biệt cho khách hàng khi giao dịch với chi nhánh.

+ Thực hiện dịch vụ ngân hàng một cách tốt nhất. Giải quyết công việc đúng hẹn, tránh tình trạng chậm trễ đỗi với khách hàng, hoặc khách hàng phải đi lại nhiều lần làm lãng phí thời gian. Nếu vì lý do nào đó, mà công việc không đi theo đúng kế hoạch, cần thông báo trước cho khách hàng.

hàng: Mỗi cán bộ tín dụng cần giải thích rõ ràng, trung thực cho khách hàng về các khoản vay, cách tính lãi và phương thức trả nợ. Đồng thời trong thẩm định hồ sơ phải đúng thực trạng của khách hàng, không có bất kì những đòi hỏi yêu cầu nào gây khó khăn cho khách hàng nhằm vụ lợi cho bản thân. Ngoài ra, cần duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng sau khi giao dịch được thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh thêm.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 91 - 94)