2.4.4.1. Nguyên nhân thuộc về BIDV Chi nhánh Hà Tây
Thứ nhất, mặc dù cán bộ tín dụng của chi nhánh được tuyển dụng đều đã được đào tạo đúng chuyên ngành tại các trường đại học, song lại thiếu kiến thức thực tế cũng như chưa có kinh nghiệm trong việc thẩm định đối với từng dự án đặc thù cụ thể dẫn đến việc chưa nhận diện được hết các rủi ro đối với việc thẩm định dự án đầu tư dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro cho chi nhánh. Bên cạnh đó, việc thẩm định xác định doanh số cho vay, thời hạn cho vay của từng công trình vẫn chưa sát thực tế theo dòng tiền thanh toán của công trình.
Thứ hai, BIDV vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thông qua việc thu thập thông tin khách hàng, chấm điểm và xếp hạng khách hàng một cách độc lập. Tuy nhiên, việc chấm điểm vẫn còn mang tính chủ quan và chưa sát sao với tình hình kinh doanh thực tế của khách hàng dẫn đến việc việc ra quyết định cho vay của Ngân hàng chậm trễ, không chính xác, gây khó khăn lên hoạt động cho vay của khách hàng tại chi nhánh.
Thứ ba, hiện nay hoạt động quảng bá thương hiệu tại chi nhánh chưa được chú trọng. Chi nhánh chưa chủ động tiếp xúc, quảng bá hình ảnh, sản phẩm tới các doanh nghiệp cũng như tới các hiệp hội doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các sản phẩm của ngân hàng tới từng doanh nghiệp còn mang tính chất đơn lẻ theo nhu cầu, chưa chú trọng việc bán chéo các sản phẩm theo gói sản phẩm tổng thể để khai thác tối đa lợi ích của khách hàng. Nguyên nhân là công tác tiếp thị được mặc dù được quan tâm nhưng chưa có sự trao đổi thông tin thường xuyên giữa các phòng ban trong chi nhánh vì vậy chưa gắn kết được các sản phẩm dịch vụ khác với dịch vụ tín dụng làm cho các nhân viên chưa am hiểu hết các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngoài các sản phẩm dịch vụ của phòng ban mình phụ trách.
2.4.4.2. Nguyên nhân thuộc môi trưởng bên ngoài BIDV Chi nhánh Hà Tây Nguyên nhân thuộc về BIDV Hội sở chính
Điều kiện vay vốn, áp dụng lãi suất các sản phẩm cho vay của BIDV vẫn còn cứng nhắc, điều kiện khắt khe hơn so với các ngân hàng thương mại khác, ví dụ như một số gói tín dụng lãi suất thấp hỗ trợ doanh nghiệp lớn xây lắp đáp ứng các tiêu chí về tổng hòa lợi ích mang lại cho BIDV nhưng chưa đáp ứng về điều kiện xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV cũng không được áp dụng, hay một số gói tín dụng nhằm mục đích kích cầu gia tăng quy mô nợ yêu cầu mức độ tăng trưởng nhưng để các doanh nghiệp lớn xây lắp đáp ứng lại cực kỳ khó khăn do quy mô của đơn vị đã được không chế theo kế hoạch tài chính năm… Đây là một trong những nguyên nhân chính khiển việc mở rộng dư nợ cho vay của chi nhánh còn hạn chế.
Các sản phẩm cho vay DNXL của BIDV thiếu tính đa dạng, linh hoạt. Chủ yếu vẫn tập trung ở các sản phẩm truyền thống, chưa có sự tích họp giữa các sản phẩm.
Nguyên nhân về tình hình kinh tế
Một số sản phẩm cho vay đặc thù của doanh nghiệp xây lắp là vay kinh doanh bất động sản. Thị trường kinh doanh bất động sản giai đoạn 2017-2019 tăng trưởng tiềm ẩn rủi ro bong bóng bất động sản là nguyên nhân dẫn đến rủi roc ho các khoản vay đầu tư dự án trên.
Nguyên nhân từ sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, thị trường tín dụng ngân hàng phát triển hết sức mạnh mẽ và thay đổi hoàn toàn so với trước kia. Kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại, điều này có lợi ích là giúp cho việc tiếp cận vốn ngân hàng với các DNXL trở nên dễ dàng và thuận tiện tuy nhiên cũng có điểm hạn chế làm cho việc cạnh tranh khách hàng giữa các ngân hàng trở nên hết sức quyết liệt. Do đó các chính sách về quản lý hoạt động cho vay cần hết sức linh hoạt do nếu quá chặt chẽ, cứng nhắc trong việc quản lý hoạt động cho vay sẽ gây khó khăn, làm mất cơ hội kinh doanh và giảm sự cạnh tranh cho các bộ phận kinh doanh, khai thác khách hàng.
Nguyên nhân từ doanh nghiệp xây lắp
Thứ nhất thiếu vốn tự có tham gia là một trong những rào cản về phía DNXL khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp xây lắp có quy mô vừa và nhỏ thì nguồn vốn thường nhỏ, khả năng độc lập, tự chủ về vốn chưa cao. Khả năng huy động vốn trên các thị trường tài chính ở Việt Nam rất yếu do hiện nay các thị trường này chưa phát triển. Theo quy định của ngân hàng ngoại thương Việt Nam thì doanh nghiệp muốn vay vốn phải có vốn tự có chiếm 10% đến 30% trên khoản tiền muốn vay, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu này nên không được cấp đủ vốn.
Thứ hai, bất cập về trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp xây lắp: Điều đáng chú ý là đa số các chủ doanh nghiệp, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, các lớp về pháp luật
trong kinh doanh..., điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ ba, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn. Hiệu quả của các doanh nghiệp hoạt động xây lắp được đánh giá qua tốc độ nghiệm thu thanh toán các công trình. Việc không chủ động và có phương pháp trong khâu thu hồi vốn làm cho nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp xây lắp thường tắc đọng dẫn đến chậm trả nguồn vốn vay Ngân hàng. Việc thi công song công tác nghiệm thu công trình chậm ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch thu hoạch hồi vốn. Bên cạnh đó, việc quản lý các khoản chi phí trong hoạt động xây lắp cũng rất phức tạp yêu cầu đội ngũ kế toán có năng lực, tuy nhiên việc đầu tư cho đội ngũ kế toán thường bị các chủ doanh nghiệp xây lắp xem nhẹ.
Thứ tư, về tài sản đảm bảo cho hoạt động tín dụng tại ngân hàng của các DNXL. Hầu hết các phương án vay vốn của khách hàng tại chi nhánh đều yêu cầu có tài sản đảm bảo đặc biệt là đối với khách hàng mới có quan hệ tín dụng, điều này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nhưng cũng là rào cản lớn đối với các DNXL khi muốn vay vốn tại chi nhánh.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ