Mục tiêu quản lýcho vay doanh nghiệpxây lắp tại chi nhánh ngân

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 35 - 37)

Theo Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Thu Hà (2012) thì quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức kế hoạch và kiểm soát các hoạt động và các nguồn lực của tổ chức giúp tổ chức đạt được mục đích của mình một cách hiệu quả trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Từ khái niệm trên ta có thể định nghĩa Quản lý cho vay doanh nghiệp xây lắp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại là quá trình chi nhánh ngân hàng thương mại lập kế hoạch cho vay doanh nghiệp xây lắp, tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay doanh nghiệp xây lắp và kiểm soát cho vay doanh nghiệp xây lắp nhằm đạt được mục tiêu cho vay doanh nghiệp xây lắp đã đề ra trong từng thời kỳ.

1.2.2. Mục tiêu quản lý cho vay doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh ngân hàngthương mại và các chỉ tiêu đánh giá thương mại và các chỉ tiêu đánh giá

Quản lý cho vay doanh nghiệp xây lắp của chi nhánh ngân hàng thương mại nhằm hướng tới các mục tiêu sau:

- Tăng trưởng cho vay doanh nghiệp xây lắp về số lượng và chất lượng, từng bước mở rộng thị trường một cách hợp pháp: Quy mô dư nợ doanh nghiệp xây lắp phản ánh hiệu quả cho vay doanh nghiệp xây lắp của chi nhánh ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay sẽ tạo ra nguồn thu từ lãi, phí dịch vụ bán chéo kèm theo. Việc tăng trưởng quy mô cho vay doanh nghiệp xây lắp một cách hợp góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh của chi nhánh.

- Giảm thiểu rủi ro trong cho vay DNXL. Mục tiêu này đảm bảo cho việc tăng trưởng bền vững đối với quy mô tín dụng cho DNXL. Việc cho vay đối với

DNXL cần tập trung vào việc xác định kỳ hạn vay phù hợp với từng hợp đồng thi công, quản lý nguồn vốn thanh toán đảm bảo khả năng thu nợ khi đến hạn, nguồn vốn của từng công trình được sử dụng đúng mục đích.

- Lợi nhuận từ cho vay DNXL tăng trưởng bền vững: Mục tiêu hoạt động hàng đầu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Đây là mục tiêu hàng đầu mà quản lý hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay DNXL nói riêng. Lợi nhuận tạo ra cơ hội phát triển tương lai cho NHTM.

Các mục tiêu trên được cụ thể bằng các chỉ số sau:

- Số lượng doanh nghiệp xây lắp vay vốn tại ngân hàng: Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp xây lắp mở tài khoản giao dịch, gửi tiền tại chi nhánh ngân hàng thương mại thúc đẩy bán chéo các sản phẩm dịch vụ và giúp ngân hàng tiếp cận để cho vay dễ dàng hơn, từ đó góp phần tăng trưởng quy mô dư nợ doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh ngân hàng thương mại.

- Quy mô, tốc độ tăng trưởng dư nợ doanh nghiệp xây lắp: Quy mô dư nợ doanh nghiệp xây lắp là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt cho vay doanh nghiệp xây lắp của chi nhánh ngân hàng thương mại. Mở rộng quy mô cho vay là cơ sở để chi nhánh ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng tiếp thị bán chéo các sản phẩm.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ thể hiện sự ổn định của hoạt động cho vay.

Tốc độ tăng trưởng = (Dư nợ cuối kỳ - dư nợ đầu kỳ)/ dư nợ đầu kỳ * 100% - Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp xây lắp trong tổng dư nợ: chỉ tiêu này phản ánh quy mô và cơ cấu dư nợ DNXL chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng dư nợ của chi nhánh ngân hàng thương mại. Tùy theo mục tiêu kinh doanh và kế hoạch chi tiết tỷ lệ này sẽ được điều chỉnh phù hợp với chu kỳ kinh doanh của chi nhánh ngân hàng thương mại.

- Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn cho vay DNXL: Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ

cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Căn cứ vào tính chất rủi ro, ta có chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn cho vay lĩnh vực xây lắp sau:

Tỷ lệ NQH cho vay lĩnh vực xây lắp= (Số dư NQH cho vay lĩnh vực xây lắp)/(Tổng dư nợ cho vay lĩnh vực xây lắp) x 100%

Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượng cho vay của ngân hàng. Theo quy định tại khoản 6 điều Quyết định 493/ QĐ – NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một ngân hàng, phản ánh có bao nhiêu nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

- Lợi nhuận từ cho vay DNXL

Mục tiêu cuối cùng của ngân hàng là lợi nhuận, là phần thặng dư lớn nhất mà ngân hàng có thể tạo ra được. Thu nhập từ hoạt động cho vay là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng.

Tỷ trọng thu nhập thuần cho vay DNXL= (Thu nhập từ lãi cho vay DNXL)/ (Tổng thu nhập thuần của ngân hàng) x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh tầm quan trọng của hoạt động cho vay DNXL, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động quản lý cho vay DNXL hiệu quả và ngược lại, ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này thấp cũng có thể là biểu hiện của tình hình bất ổn trong hoạt động cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tưong lai

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 35 - 37)