Phương hướng hoàn thiện quản lýcho vay doanh nghiệpxây lắp của

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 90 - 91)

BIDV Chi nhánh Hà Tây đến năm 2025

BIDV Chi nhánh Hà Tây là chi nhánh lớn, có thương hiệu và uy tín trong cho vay lĩnh vực xây lắp trong hệ thống BIDV nói chung và tại địa bàn quận Hà Đông nói riêng. Trong những năm tới, đế đạt được những kết quả tốt hơn trong cho vay DNXL, chi nhánh cần:

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động tín dụng nói chung, cho vay DNXL nói riêng. Đồng thời định lượng mức độ rủi ro theo từng nhóm đối tượng khách hàng, đảm bảo cơ chế cho vay hợp lý.

- Đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tín dụng, nợ quá hạn luôn được duy trì ở mức độ cho phép trong điều kiện kinh tế hiện đang vẫn có nhiều biển động khó khăn, kiểm soát mức dư nợ tiềm ẩn trong mức cho phép để bảo đảm an toàn tín dụng.

- Rà soát toàn bộ các khoản nợ, phân tích, đánh giá khả năng thu hồi vốn của từng khoản nợ để có chính sách xử lý kịp thời, phù hợp và đồng thời tránh tình trạng để phát sinh nợ xấu đối với các khoản vay mới.

Đối với các khoản vay nợ quá hạn, khoản vay tiềm ẩn nợ xấu: Tập trung tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp phối hợp cùng với khách hàng tháo gớ khó khăn, chủ động tìm nguồn trả nợ tăng cường các khoản phải thu, giảm dần dư nợ. Đối với các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng: áp dụng linh hoạt các biện pháp nhằm thu hồi nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đúng chỉ đạo của Trung ương.

Bên cạnh đó, BIDV Chi nhánh Hà Tây xây dựng các định hướng khác trong công tác tăng cường quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp xây lắp tại chi nhánh như sau:

- Thường xuyên rà soát, đánh giá lại mức độ rủi ro của doanh nghiệp xây lắp để có kế hoạch sàng lọc, giảm hạn mức tín dụng và rút giảm nhanh dư nợ đối với khách hàng yếu kém, có nhiều rủi ro.

- Thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin doanh nghiệp xây lắp đã được cảnh báo trong hệ thống cũng như thông tin từ các vụ việc của các NHTM khác

nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

- Thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát chất lượng nợ trong hạn, tuyệt đối không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu. Đặc biệt lưu ý đối với doanh nghiệp xây lắp có nợ quá hạn dưới 10 ngày.

- Trong công tác hoàn thiện hồ sơ, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt việc chỉnh sửa sau kiểm tra của các đoàn kiểm tra kiểm soát nhằm đảm bảo tính pháp lý trong hồ sơ tín dụng, tránh tình trạng bất lợi cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

Đối với các khoản nợ xấu đã phát sinh cần rà soát lại toàn bộ hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế để giảm thiểu các rủi ro pháp lý trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Quyết liệt, đeo bám và sử dụng linh hoạt các giải pháp xử lý nợ để có kết quả thu hồi nợ tốt nhất

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 90 - 91)