Những hạn chế trong quản lýcho vay doanh nghiệpxây lắp tại BID

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 82 - 83)

nhánh Hà Tây

Mặc hoạt động quản lý cho vay DNXL đã đạt được một số kết quả tích cực nêu trên, tuy nhiên hoạt động cho vay DNXL vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế của chi nhánh, vẫn chứa đựng một số hạn chế cơ bản sau:

-Về bộ máy quản lý

+ Nguồn nhân lực chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, làm việc chưa thực sự chuyên nghiệp: Quản lý cho vay DNXL cần đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên phần lớn cán bộ cho vay DNXL đều ở độ tuổi còn trẻ, tích lũy kinh nghiệm hạn chế. Tại các phòng giao dịch, cán bộ quản lý khách hàng thực hiện cho vay DNXL và thực hiện cho vay cá nhân dẫn đến chưa đảm được chất lượng cho vay DNXL.

- Việc lập kế hoạch cho vay

Kế hoạch cho vay DNXL chủ yếu vẫn dựa phần lớn vào kế hoạch của BIDV Hội sở chính giao cho chi nhánh. Việc xây dựng các phương án để thực hiện kế hoạch chưa thực sự cụ thể, còn mang nặng tính hình thức.

- Về tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay

+ Chi nhánh chưa tập trung cho công tác tiếp thị và phát triển khách hàng, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng. Hoạt động Marketing vẫn chưa được chú trọng đúng mức, mức độ tăng thêm số lượng doanh nghiệp xây lắp mở tài khoản và vay vốn tại chi nhánh chưa xứng tầm với thương hiệu BIDV Chi nhánh Hà Tây.

dài. Bên cạnh đó, việc thực hiện quy trình còn cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt, cần rất nhiều giấy tờ, thủ tục và qua nhiều bộ phận mới xử lý xong được một bộ hồ sơ.

- Về kiểm soát cho vay DNXL

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng và công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù Chi nhánh đã có Phòng quản lý rủi ro hoạt động độc lập song công tác kiểm tra, kiểm soát chưa thật sự có hiệu quả và kịp thời, việc kiểm tra, kiểm soát hiện vẫn còn mang tính hình thức chưa đi vào thực chất.

+ Việc kiểm soát cho vay DNXL của chi nhánh chủ yếu là quản lý trên hồ sơ, giấy tờ. Công tác kiểm tra thực tế các công trình cho vay còn nhiều hạn chế: Công trình thi công rải rác khắp các tỉnh, thời gian xử lý nghiệp vụ nhiều dẫn đến công tác kiểm tra thực tế còn gặp nhiều khó khăn.

+ Đa số các khoản vay lương công nhân được giải ngân chuyển khoản tuy nhiên vào tài khoản cá nhân của đội trưởng thi công công trình, dẫn đến khó quản lý được mục đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

+ Mặc dù ti lệ nợ xấu cho vay DNXL luôn ở trong giới hạn cho phép, tuy nhiên, việc nợ xấu có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017-2019, (năm 2017 là

1,42%, nhưng năm 2019 tỷ lệ nợ xấu là 2,18%) cho thấy ngân hàng cần chú

trọng đến vấn đề này nhằm hạn chế các rủi ro trong tương lai.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHO VAY DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) CHI NHÁNH HÀ TÂY (Trang 82 - 83)