TRONG ĐÓ
Ai trong đời không gặp rắc rối. Rắc rối trong việc học hành, thi cử. Rắc rối trong việc làm ăn, trong nghề nghiệp. Rắc rối trong tình
duyên, trong sinh hoạt gia đình. Khốn khổ nhất là để rắc rối như một đống bòng bong nhốt kẹt tâm trí. Không thể như vậy được. Hãy bắt chước thống chế Foch26 nhìn ngay mặt vấn đề, đặt câu hỏi: “Cái gì đây?” Cái gì cho ra cái nấy chứ không thể mờ mờ ảo ảo làm đầu óc rối như canh hẹ. Đặt vấn đề lên thảm xanh mổ xẻ rồi thì tấn công cái làm ta sợ hãi nhất. Ông Hicarrier bảo ta nhắm cái nguy hại nhất. Có hay không. Nếu có, chắc trăm phần trăm không. Có một cách khách quan ta hãy tưởng tượng. Giả sử có, ta tránh được không. Tránh không được thì đương đầu. Giáo sư William James khuyên: “Chịu đựng cảnh ngộ như nó xảy ra”. Chuyện đã như vậy rồi, oán
trời trách người, giận mình đến mấy cũng không thay đổi được. Cứ lỳ ra đó. Sống bằng triết lý của phái khắc kỷ “Obstine”, tức là chịu đựng. Bạn nhớ cái chết của con chó sói dưới ngòi bút của Alfred de Vigny. Sói sau khi biết không thoát khỏi họng súng của thợ săn, đứng chịu trận, can đảm nhìn thịt banh máu vọt, chết, coi cái chết như rơm. Bạn nghĩ coi: Tai họa mà thấp thoáng khiến ta còn phập phồng. Chứ ở cõi đời này bất quá là tan gia bại sản, mất người yêu, xộ khám, ngã lăn ra chết. Rồi sao nữa. Còn gì nữa đâu mà sao. Vả lại, cũng may là đâu phải cảnh ngộ nào cũng khủng khiếp như vậy. Rắc rối nào gỡ được thì nên gỡ.
26 Ferdinand Foch (1851-1929): Quân nhân, nhà lý luận quân sự Pháp.
Bạn có thể theo phương pháp của ông Carrier: 1) Phân tích rắc rối, tìm coi tai hại nhất là gì. 2) Nếu tai hại tránh không được thì chấp nhận.
3) Chấp nhận rồi dồn nghị lực, thời giờ sống vui, làm việc, tùy tiện cải thiện được phần nào hay phần nấy. Đời ta như bóng trước nhà. Phù du quá. Không lo tận hưởng để lo “thưởng thức” ưu sầu có thiệt lắm không. Vì đó tôi thấy Omar khuyên hãy thụ hưởng thú trần là có phần đúng.