đối với học sinh của chính quyền huyện
1.2.2.1. Mục tiêu quản lý
Thứ nhất, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện
Có sự quản lý của các cơ quan nhà nước nên các đươn vị, cơ quan quản lý nguồn ngân sách này sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định, vì vậy, hoạt động quản lý sẽ giúp ngăn ngừa được các hành vi vi phạm pháp luật về chi thường xuyên NS. Không có hoạt động quản lý có thể dẫn đến chi thường xuyên không đúng đối tượng thụ hưởng, lãng phí, kém hiệu quả,…phát hiện các nội dung chưa phù hợp trong các văn bản pháp quy về chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục so với thực tiễn, những bất hợp lý về công tác quản lý tại địa phương. Từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để góp phần nâng cao hiệu quả chi thường xuyên ngâ sách nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
Thứ hai, đảm bảo phân bổ hiệu quả ngân sách nhà nước cho các chế độ, chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện
Công tác phân bổ đạt được hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng cần có các nhiệm vụ chi thường xuyên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trên cơ sở các nhiệm vụ chi Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ phân bổ kinh phí cho các trưởng để đạt được các mục tiêu nhất định. Công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối
với học sinh phải có những biện pháp để tạo động lực cho các đơn vị dự toán, các đơn vị trường học được cấp kinh phí trên địa bàn huyện có động lực sử dụng có hiệu quả và đúng các quy định hiện hành.
Thứ ba, đảm bảo công tác chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện tuân theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự tuân thủ dự toán đã quyết định. Các nhiệm vụ chi trong dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện đã được cấp có thẩm quyền quyết định là các nhiệm vụ có tính pháp lệnh. Do đó, các cấp, các ngành và các trường có liên quan buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh. Dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện chính là kế hoạch chi thường xuyên cho một thời gian nhất định (thường là 01 năm tài chính). Việc chi thường xuyên phải tuân thủ dự toán chi, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện, giúp phân bổ nguồn ngân sách nhà nước có hiệu quả.
1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý
- Tuân thủ đúng quy định về chi thường xuyên
Chi thường xuyên của các đơn vị trường học phải thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức quy định, chi phải đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng, đúng dự toán được duyệt, không được lấy khoản chi chế độ chính sách này để chi cho khoản chi thường xuyên khác nếu không được Cơ quan Tài Chính đồng ý.
- Triệt để tiết kiệm chống lãng phí
Các khoản chi thường xuyên có tính chất không cần thiết, phô trương hình thức thì không được phép chi, các khoản tiết kiệm sẽ được sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của trường.
- Thực hiện lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán theo quy định của Nhà nước, việc chi thường xuyên phải đúng đối tượng thụ hưởng, có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp, để làm căn cứ cho Cơ quan Tài Chính giám sát, kiểm soát.
- Thực hiện đúng chế độ quản lý chi chế độ chính sách phải hạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán, đảm bảo chi thường xuyên từ các khoản trên phải đúng quy định hiện hành.
- Quản lý các khoản chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện phải luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các trường, đảm bảo cho các trường vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao vừa đảm bảo nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước được giao.
Ngoài ra, quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện còn có những nguyên tắc:
- Nguyên tắc hiệu quả: Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện nói riêng. Trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực cần phải tính toán sao cho đạt được những mục tiêu đề ra.Tính hiệu quả đòi hỏi các trường sử dụng ngân sách nhà nước phải sử dụng nguồn kinh phí này phải đầy đủ, kịp thời và đúng đối tượng thụ hưởng.
- Nguyên tắc quản lý theo dự toán: Lập dự toán là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất của toàn bộ chu trình ngân sách, nó quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính. Vì vậy vấn đề là cần phải nâng cao chất lượng khâu lập và thẩm định phê duyệt dự toán trên cơ sở bố trí ngân sách nhà nước sát đúng với các nhiệm vụ chi. Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi thường xuyên có giá trị như chỉ tiêu pháp lệnh. Các cơ quan, đơn vị, các trường phải có trách nhiệm chấp hành dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện được duyệt. Trong quá trình hoạt động của mình, phải phân bổ và sử dụng cho các khoản, các mục chi thường xuyên theo đúng mục lục ngân sách quy định.
- Nguyên tắc đảm bảo sự tự chủ về tài chính của các trường sử dụng ngân sách: Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc hiệu quả ở trên. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: các trường chủ động xây dựng dự toán chi thường xuyên phù hợp với nhu cầu và đảm bảo đúng đối tượng thụ hưởng và nhiệm vụ hoạt động của mình; trên cơ sở dự toán được duyệt, các trường chủ động phân bổ và sử dụng kinh phí theo nhu cầu thực tế của trường mình.
- Nguyên tắc chi thường xuyên trả trực tiếp qua Kho bạc nhà nước: Kho bạc nhà nước là cơ quan tài chính được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ ngân sách nhà nước, do vậy có nhiệm vụ trực tiếp thanh toán mọi khoản chi thường xuyên. Kho bạc nhà nước có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chi thường xuyên và có quyền từ chối đối với các khoản chi thường xuyên sai chế độ chính sách và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Để thực hiện tốt nguyên tắc này yêu cầu các nhà trường là các đơn vị dự toán phải mở tài khoản, đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản và kế toán tại Kho bạc nhà nước để thực hiện các giao dịch của mình, chịu sự kiểm soát của Kho bạc nhà nước trong suốt quá trình sử dụng kinh phí do ngân sách cấp, sử dụng nguồn thu sự nghiệp của trường.