Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 47 - 81)

sinh của một số địa phương và bài học rút ra

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của một số địa phương

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Trong quá trình điều hành ngân sách huyện, điều quan trọng trong điều hành quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Đó là nguyên tắc quản lý luôn có sự chỉ đạo sát sao, kiểm soát kịp thời, tăng cường hướng dẫn, góp phần tránh sai sót và đưa ra các giải pháp chính xác nhằm khắc phục những sai sót đó theo quy định của pháp luật, đảm bảo chi thường xuyên đúng dự toán, kịp thời và đúng đối tượng.

sinh của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đối với các trường trên địa bàn đã mang lại những thành tựu đáng kể: Đảm bảo đúng nguyên tắc, theo đúng những nhiệm vụ chi trong dự toán đã được lập trước đó. Quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đối với các trường trên địa bàn những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định.

Nhằm nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đối với các trường trên địa bàn , các cơ quan, đơn vị như Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tao huyện phải phối hợp, tập trung khắc phục đưa ra một số giải pháp sau:

- Luôn phải tăng cường sự lãnh đạo, giám sát từ cơ quan quản lý, kiểm soát, tập huấn, đơn vị chủ quản, phối hợp nhịp nhàng linh hoạt giữa các phòng ban, đơn vị trong quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện.

- Nghiêm túc thực hiện, công khai, minh bạch, dự toán, quyết toán và các quy định về quản lý phân bổ chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh.

- Phòng Giáo dục huyện bố trí kinh phí mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho lãnh đạo trường học và đội nguc kế toán về kiến thức, kỹ năng quản lý ngân sách nhà nước nói chung, quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh nói riêng.

- Gắn trách nhiệm rõ ràng hợp lý, xử lý nghiêm những vi phạm trong hoạt động quản lý chi thường xuyên, phát hiện, ngăn chặn và tích cực phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi thường xuyên.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bình

Công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình tuân thủ các quy định về quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán đến chấp hành dự toán chi thường xuyên, về quyết toán chi thường xuyên vì vậy đã góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát…

pháp, biện pháp cụ thể cho từng đơn vị trường học từ đó để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên như sau:

- Hàng năm mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý cho các bộ quản lý và đội ngũ làm công tác kế toán của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện, cũng như của các trường thụ hưởng trên địa bàn hiểu các quy trình, nghiệp vụ để nắm bắt các chế độ chính sách mà học sinh được thụ hưởng và các nguồn kinh phí khác như học phí, chi thường xuyên…

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính sâu, rộng có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan về quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện.

- Điều chỉnh việc lập dự toán chi thường xuyên cho phù hợp với những thay đổi của chế độ chính sách Nhà nước, phù hợp với khẳ năng cân đối ngân sách của địa phương và tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, chủ động và tích cực trong việc tiết kiệm chi tiêu.

1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Yên Thủy, Tỉnh Hòa Bình

Quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo của huyện Yên Thủy trong những năm qua có nhiều bước tiến bộ. Thể hiện trên một số nội dung sau:

- Cân đối NSNN cho các chế độ chính sách đối với học sinh đảm bảo kịp thời, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác an sinh xã hội của địa phương.

- Hệ thống chính sách chế độ nhà nước được hoàn thiện, các tiêu chuẩn định mức được địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, về cơ bản ngân sách, tài sản nhà nước được sử dụng tiết kiệm và đúng chính sách chế độ.

- Công tác cải cách các thủ tục hành chính được tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị dự toán. Cơ chế xin - cho cơ bản bước đầu được hạn chế.

Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh ở huyện Yên Thủy còn một số tồn tại yếu kém sau:

- Việc lập dự toán chi ở một số trường trong huyện chưa kịp thời, có đơn vị hết quý I mới giao dự toán. Vẫn có đơn vị xây dựng dự toán không sát, ngay từ những tháng đầu năm khi vừa giao xong dự toán đã xin bổ sung, điều chỉnh ngân sách.

- Hệ thống chế độ chính sách, các tiêu chuẩn định mức về sử dụng tài chính ngân sách tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn một số nội dung và lĩnh vực chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn. Công tác kiểm tra, thanh tra vẫn còn hạn chế, tình trạng thất thoát; tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách chưa được khắc phục triệt để (Thanh tra tỉnh Hòa Bình, 2018).

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Kinh nghiệm, từ công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nhước cho chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đối với các đơn vị trường học được thụ hưởng chính sách, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, lập dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh:

Việc lập dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi cho chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện cần bám sát các quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức, đối tượng, thời gian được hưởng và các chỉ tiêu phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của huyện. Căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách địa phương được hưởng đã được HĐND huyện thông qua, UBND huyện quyết định. Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên được cấp thẩm quyền ban hành, các khoản chi đặc thù của địa phương do HĐND Huyện phê chuẩn theo phân cấp..

Thứ hai, chấp hành dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện:

Chuẩn hóa các bước trong quy trình chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện bảo đảm tính hiệu quả, công bằng, công khai và minh bạch. Tuân thủ các quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm soát chi thường

xuyên chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện qua KBNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên của ngân sách cho chế độ chính sách, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ ba, quyết toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện:

Các quy định về hệ thống sổ sách, biểu mẫu kế toán áp dụng cải tiến mẫu báo cáo chi tiết, tổng hợp quyết toán chi thường xuyên đối với Phòng Tài Chính - Kế hoạch. Hệ thống sổ sách kế toán, báo biểu tổng hợp được quy định thống nhất, từ đó Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài Chính - kế hoạch huyện dễ dàng giám sát, kiểm tra, theo dõi các nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị. Công chức làm công tác Tài Chính, kế toán sẽ không mắc những lỗi về mở thiếu sổ sách, báo biểu kế toán, quyết toán như trước.

Thứ tư, kiểm soát chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện:

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau quá trình sử dụng NSNN từ đó hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện. Thực hiệm tốt công tác điều hành ngân sách nhà nước, kỷ luật nặng đối với các tình trạng tham nhũng. Có sự phân công, phân nhiệm và phân cấp rõ ràng nhằm đưa ra biện pháp xử lý cụ thể đối với các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm và thực thi công việc quản lý chi thường xuyên của các đơn vị trường học, phối hợp tốt với các phòng, ban ngành, đoàn thể huyện nhằm nắm chắc những quy định hiện hành.

Các bước trong quy trình chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện phải được chuẩn hóa, bảo đảm tính hiệu quả, công bằng, công khai và minh bạch. Tuân thủ các quy trình nghiệp vụ kế toán trong công tác kiểm soát chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện qua KBNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và kịp thời nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, đáp ứng mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA

CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH 2.1. Khái quát về huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình và tình hình đối tượng học sinh hưởng chế độ chính sách

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Tân Lạc

Huyện Tân Lạc nằm ở phía Tây tỉnh Hoà Bình. Phía Bắc giáp với huyện Đà Bắc, Phía Nam giáp với huyện Lạc Sơn, phía Đông giáp với huyện Cao Phong, phía Tây giáp với huyện Mai Châu và huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hoá); Huyện Tân Lạc cách thành phố Hoà Bình 30km và cách thủ đô Hà Nội 100km.

Huyện Tân Lạc có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 1 thị trấn. Do đặc trưng về địa lý, địa hình và tập quán sản xuất, huyện Tân Lạc được chia thành 5 vùng: Vùng các xã dọc Quốc lộ 12B (5 xã); Vùng Thạch Bi (3 xã); Vùng Thượng (2 xã); Vùng sâu (2 xã); Vùng cao (4 xã) nằm ở độ cao từ 600-800m so với mặt nước biển.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện trên 53.089,08 ha. Đất nông nghiệp chiếm 87,9% đất tự nhiên của huyện, trong đó có 10.963,21 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Tổng dân số của huyện có 85.688 người, trong đó Nam chiếm 48%, Nữ chiếm 52%. Dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh 14,5% và dân tộc khác là 0,5%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 là 15%, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 45 triệu đồng; sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Huyện Tân Lạc có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mãn Đức (huyện lỵ) và 15 xã: Đông Lai, Gia Mô, Lỗ Sơn, Mỹ Hòa, Ngổ Luông, Ngọc Mỹ, Nhân Mỹ, Phong Phú, Phú Cường, Phú Vinh, Quyết Chiến, Suối Hoa, Thanh Hối, Tử Nê, Vân Sơn.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong những năm 2017 - 2019, nền kinh tế huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã có những bước tăng trưởng nhanh và bền vững. Tổng thu ngân sách địa phương qua các năm từ 2017 đến 2019 lần lượt là 650.677 triệu; 719.219 triệu và 750.855 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân mỗi năm thời kì này từ 12,5% đến 13,3%; thu nhập bình quân đầu người tăng đều, đạt 38 triệu, 40 triệu và 45 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Năm 2019, tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP chiếm 32,1%; công nghiệp, xây dựng chiếm 31,9%; dịch vụ 36%.

Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng , an ninh trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, có 33/35 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra; Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phục hồi, phát triển và tăng so với cùng kỳ. Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt và có chuyển biến rõ rệt; công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, theo đúng thiết kế được phê duyệt, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, cải cách hành chính được tăng cường. Thu ngân sách đạt kết quả khá, chi ngân sách được điều hành đúng Luật, đúng dự toán và hiệu quả. Công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các quy hoạch ngành lĩnh vực, các dự án, danh mục kêu gọi đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc tiếp cận và áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn huyện, do vậy sẽ thuận lợi nhiều cho việc định hướng phát triển của huyện. Hệ thống chính trị được củng cố tăng cường, hoạt động hiệu quả, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh nông thôn được đảm bảo.

Tổng diện tích gieo trồng thực hiện được 14.011,9 ha/13.570ha, đạt 103,26% KH; tăng 1,2% so với cùng kỳ. Trong đó: Cây lúa: 4.627,4ha, đạt 100,6% KH, giảm 2,8% so với cùng kỳ; năng suất ước đạt 53,7 tạ/ha, sản lượng đạt 24.870,7 tấn. Cây ngô: 4.050,5 ha, đạt 104,9% KH, tăng 4,9% so với cùng kỳ; năng suất đạt 45 tạ/ha sản lượng đạt 18.231,7tấn.

Sản lượng cây lương thực cây có hạt ước đạt: 43.102,4 tấn, đạt 103% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ. Một số loại cây trồng khác cơ bản đảm bảo kế hoạch được giao.

Tổng đàn vật nuôi ổn định, chất lượng đàn trên địa bàn được duy trì ổn định, giá gia cầm ổn định. Chăn nuôi của huyện vẫn đảm bảo theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, quy mô tổng đàn gia súc, gia cầm vẫn được duy trì và tăng so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 6.384,2 tấn, đạt 110% so với kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ. Công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc ở nhiều nơi được thực hiện khá tốt, nhân dân đã chủ động trong công tác che chắn chuồng trại và dự trữ thức ăn cho đàn gia súc.

Công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng được quan tâm, trong năm đã trồng sau khai thác được 578 ha rừng tập trung, đạt 144,5% kế hoạch, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Công tác bảo vệ rừng được tăng cường, tiếp tục tổ chức tuyên truyền tới người dân về các quy định của nhà nước về quản lý bảo về rừng. Thực hiện kế hoạch huyện đã phát động toàn dân trồng cây phân tán, trồng được trên 60.000 cây các loại (Đào, Xoan, Luồng, Bương, Tre, và các loại cây ăn quả,...). Thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ 29.168 ha rừng; tiếp tục tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tới các tầng lớp nhân dân.

Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp: Tình hình hoạt động công nghiệp - Tiểu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 47 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w