Nhóm giảipháp khác

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 95 - 99)

3.2.5.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc

Từ thực tiễn và kết quả đạt được cho thấy, việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh là chủ trương đúng đắn, khoa học, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục của Huyện và thể hiện tầm nhìn, từng bước cải cách nền hành chính công theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí hoạt động, giảm gánh nặng cho chi thường xuyên.

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cần rà soát, sắp xếp lại bộ máy và biên chế của các phòng, ban, ngành, các đơn vị dự toán, bố trí biên chế cán bộ kế toán hoặc phân công cán bộ có trình độ về quản lý tài chính kiêm nhiệm công tác kế toán để đảm bảo việc chấp hành đúng các quy định về quản lý và sử dụng chi thường xuyên được giao hàng năm.

Thứ hai, hàng năm giao nhiệm vụ cho Phòng Tài Chính –Kế hoạch phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý chi thường xuyên cho chủ tài khoản, kế toán trưởng các đơn vị dự toán từ đó giúp trường nâng cao trình độ nghiệp vụ về quản lý chi thường xuyên, cập nhật kịp thời những thay đổi về cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu... phục vụ cho công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc.

Thứ ba, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trong thời gian qua cầntriển khai và đưa vào áp dụng nhiều chương trình ứng dụng tin học trong công tác Quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình . Có những chương trình ứng dụng hiện đại được triển khai và kết nối dữ liệu tới nhiều cơ quan và cả Phòng giáo dục đối với các trường trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình . Vì vậy, bên cạnh trang bị và đào tạo các kiến thức về mặt nghiệp vụ, cần tăng cường đào tạo về tin học, ngoại ngữ và đầu tư các phền mềm quản lý cho cácđơn vị dự toán nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các chương trình ứng dụng, đáp ứng với yêu cầu quản lý chi tiêu và sử dụng chi thường xuyên trong thời gian tới.

3.2.5.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Phòng giáo huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cần rà soát các quy định văn bản quy phạm pháp luật về chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh, phát hiện những quy định chồng chéo, bất cập để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, đồng thời xây dựng quy định của Huyện để áp dụng thống nhất và chỉ đạo triển khai thực hiện. Phòng giáo dục huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cần căn cứ thực tiễn tình hình ở đơn vị để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung xây dựng, ban hành quy định cụ thể công tác chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Qua tình hình thực tế tích cực tham gia các dự thảo văn bản sửa đổi thông tư nghị định cho phù hợp với hiện của thay vì “hoàn toàn nhất trí với những sửa đổi trên” như trước đây. Việc này muốn thực hiện được cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý từng lĩnh vực nêu trên.

Một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành muốn biết có thực sự đi vào cuộc sống và có tính khả thi không thì cần phải tổ chức đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện văn bản đó. Thông qua tổng kết, đánh giá sẽ kịp thời phát hiện những bất cập như: không khả thi, gây khó khăn, phiền hà cho xã hội, phát sinh thủ tục, giấy tờ... Đồng thời, thông qua đó cũng phát hiện được những vấn đề nảy sinh trong xã hội chưa được pháp luật điều chỉnh.

Bảo đảm văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng của cấp dưới hướng dẫn phù hợp với văn bản của cấp trên. Cần khắc phục tình trạng văn bản cấp dưới hướng dẫn vượt quá, không phù hợp với văn bản của cấp trên, thậm chí có trường hợp một văn bản cá biệt làm thay đổi hiệu lực pháp lý của Luật, hướng dẫn vượt quá quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm văn bản hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực đồng thời với văn bản được hướng dẫn. Cần khắc phục tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn như hiện nay. Có những văn bản đã được ban hành nhưng sau đó chậm có văn bản hướng dẫn. Một số văn bản của Sở Giáo dục Đào tạo, UBND Huyện và Phòng giáo dục huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình vừa ban hành hướng dẫn thực hiện thì văn bản của Trung ương lại có sự thay đổi khiến việc nắm bắt, triển khai áp dụng gặp nhiều khó khăn.

Nhằm hoàn thiện xây dựng hệ thống định mức chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, cần thực hiện đồng bộ các nội dung sau đây:

Một là, rà soát, đánh giá chi tiêu chi thường xuyên phân bổ cho các lĩnh vực trong thời gian qua và xác định lại các ngành, lĩnh vực được sử dụng chi thường xuyên của các trường trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình .

Hai là, rà soát và hoàn thiện hệ thống tiêu chí phân bổ chi thường xuyên. Trên cơ sở xác định rõ lĩnh vực sử dụng kinh phí chi thường xuyên, nhiệm vụ và tính chất hoạt động để xác định tiêu chí phân bổ chi thường xuyên cho phù hợp với tính chất và nhiệm vụ trong từng ngành, lĩnh vực và từng cấp chi thường xuyên

Ba là, cần xác định nguồn lực chi thường xuyên trong từng giai đoạn cụ thể và căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn để xác định nhu cầu chi thường xuyên. Căn cứ phân bổ chi thường xuyên xuất phát từ:

- Chỉ số nhu cầu chi tiêu hoặc tiêu chuẩn dịch vụ công quốc gia; - Chỉ số về năng lực tài khóa của trường

- Chỉ số chênh lệch năng lực thu và nhu cầu chi thường xuyên ; - Số lượng học sinh thuộc đối tượng chính sách của trường.

Theo đó trong xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên để đảm bảo việc phân bổ công bằng, có tính tiên liệu, có tính tới các biến động kinh tế nhưng không tạo ra động cơ tiêu cực trong chi thường xuyên NS phục vụ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cũng như đảm bảo việc phân bổ chi thường xuyên đơn giản, minh bạch việc xác định nhu cầu chi tiêu có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán định mức phân bổ chi thường xuyên. Phương pháp xác định nhu cầu chi tiêu hiện nay bao gồm:

Xác định nhu cầu theo các chỉ số giản đơn có trọng số. Tức là xác định các chỉ số có vai trò quyết định đối với chi thường xuyên NS, gắn với các mục tiêu ưu tiên. Phương pháp này khá đơn giản và minh bạch nhưng lại phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan trong lựa chọn nhân tố của địa phương.

Xác định nhu cầu chi thường xuyên dựa trên chi tiêu công trong quá khứ. Phương pháp này đảm bảo tính khả thi về nguồn lực, phản ánh thực tế chi tiêu của Phòng giáo dục huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình nhưng đòi hỏi dữ liệu quá khứ để chạy các hàm hồi quy xác định các nhân tố trọng yếu, trọng số cho các nhân tố.

Dựa trên khả năng nguồn lực bằng việc xác định tổng nguồn lực dành cho các trường trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình và phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực thông qua số người sử dụng dịch vụ của lĩnh vực đó. Phương pháp này đơn giản và khả thi về nguồn lực và dễ thực hiện các ưu tiên của Chính phủ.

Theo đó, để xác định định mức phân bổ chi thường xuyên hiệu quả, Phòng giáo dục huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cần hướng tới việc thực hiện chi thường xuyên trung hạn trên cơ sở dự báo các nguồn lực và các chính sách, lĩnh vực ưu tiên thực hiện trong từng giai đoạn làm căn cứ xác định định mức phân bổ chi thường xuyên.

Ngoài ra, để đảm bảo việc xác định định mức phân bổ chi thường xuyên hiệu quả cũng đòi hỏi Phòng giáo dục huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cần rà soát và xác định lại tỷ lệ/cơ cấu chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh làm căn cứ xác định định mức phân bổ chi thường xuyên.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w