Nội dung quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 38 - 45)

sinh của chính quyền huyện

Bộ máy quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện được phân quyền cho các cơ quan quản lý chính gồm Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện và các đơn vị trường học.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, phòng Tài chính Kế hoạch huyện có nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị trường học, lập dự toán, thẩm định dự toán, tổng hợp quản lý phân bổ ngân sách cho các đơn vị đúng mục đích và chế độ đã được Nhà nước quy định. Kho bạc nhà nước giám sát quá trình thực tế sử dụng ngân sách nhà nước đúng dự toán được phê duyệt, nhằm bảo vệ việc sử dụng NSNN theo đúng chế độ hiện hành. Các nhà trường có trách nhiệm rà soát, tổng hợp và hoàn thiện hồ sơ trình các cấp phê duyệt danh sách học sinh được thụ hưởng chế độ; thanh toán, quyết toán các chế độ của học sinh theo đúng quy định hiện hành.

1.2.4. Nội dung quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với họcsinh của chính quyền huyện sinh của chính quyền huyện

1.2.4.1 Lập dự toán chi chế độ chính sách a) Khái niệm

Dự toán chi thường xuyên là bản dự trù các khoản chi thường xuyên theo các nhiệm vụ chi được xác định trong một năm, được Phòng Giáo dục huyện tính toán quyết định và là căn cứ để thực hiện chi thường xuyên.

Dự toán chi thường xuyên, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ chi thường xuyên đáp ứng nhu cầu các nhiệm vụ chi của trường và phát triển sự nghiệp giáo dục, đồng thời là căn cứ cho việc điều hành chi thường xuyên một cách hợp lý và khoa học.

Dự toán chi thường xuyên là bản dự trù tạm tính các nhiệm vụ chi thường xuyên trong một năm chi thường xuyên được trường , thực hiện chi trả kinh chi thường xuyên cho học sinh thuộc đối tượng chính sách lên kế hoạch và xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ trong năm.

b) Căn cứ lập dự toán:

- Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ... về chi chế độ chính sách đối với học sinh trong từng giai đoạn nhất định..

- Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành theo phân cấp quy định các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức, đối tượng thụ hưởng chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục và dự toán chi thường xuyên; Thông tư hướng dẫn lập dự toán chi thường xuyên của Bộ Tài Chính và văn bản hướng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp.

- Các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện các chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn tỉnh; các văn bản liên tịch của các sở Tài chính, sở Nội vụ, sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình.

- Hướng dẫn công tác lập và quản lý chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn tỉnh của Sở Tài chính tỉnh, của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc.

- Thông báo số dự toán hàng năm về chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh cho các đơn vị dự toán trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện được cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán của các Phòng Giáo dục huyện năm báo cáo và các năm liền kề.

c) Các loại dự toán cần lập:

Lập dự toán chung nguồn ngân sách nhà nước cấp cho sự nghiệp Giáo dục, trong đó các đơn vị dự toán thuộc phòng Giáo dục lập: Dự toán chi thường xuyên thanh toán các chế độ chính sách đối với học sinh.

d) Quy trình lập

Phòng Giáo dục huyện hàng năm thường được tiến hành vào quý III của năm báo cáo và thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Phòng Giáo dục huyện tổng hợp, lập dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng nhiệm vụ chi theo đúng mục lục ngân sách, lập theo đúng mẫu biểu, nội dung và thời gian đã quy định.

Bước 2: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện căn cứ vào các tiêu chuẩn, định mức quy định hiện hành tiến hành thẩm định dự toán do Phòng giáo dục và Đào tạo huyện lập. Đây là nội dung chính để Phòng Tài chính – Kế hoạch có căn cứ để lập phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, kiểm soát quá trình chấp hành dự toán và thẩm tra xét duyệt quyết toán của các trường sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó các tiêu chuẩn, định mức là cơ sở pháp lý để các trường sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dự toán ngân sách được giao theo đúng chế độ hiện hành.

Các chế độ chính sách đối với học sinh là các tiêu chuẩn, định mức phục vụ nhu cầu sử dụng thường xuyên của các trường sử dụng ngân sách .

Chi thường xuyên phân bổ bao gồm các định mức: Định mức sử dụng ngân sách và định mức phân bổ

Định mức phân bổ ngân sách: Loại định mức này biểu hiện như: định mức kinh phí hành chính trên một biên chế; định mức chi một nhiệm vụ chi cụ thể… Trên cơ sở tổng chi thường xuyên địa phương được Ủy ban nhân dân tỉnh giao và định mức phân bổ ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng cân đối ngân sách của địa phương mình.

Định mức sử dụng ngân sách: Loại định mức này biểu hiện như chế độ tiền trợ cấp, phụ cấp, chế độ thanh toán cho con người ... Theo quy định hiện hành phần lớn các định mức này do Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với Bộ Tài chính ban hành. Đối với địa phương thì Hội đồng nhân dân tỉnh được ban hành một số định mức, chế độ chi thường xuyên tiêu phù hợp với đặc thù và khẳ năng cân đối ngân sách của đơn vị. Đây là cơ sở pháp lý để các trường sử dụng ngân sách chấp hành khi chi tiêu ngân sách được cấp và cũng là cơ sở để Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi thường xuyên.

chính – Kế hoạch sẽ ra thông báo thẩm định dự toán cho đơn vị, đồng thời gửi một bản cho Kho bạc nhà nước. Thông báo phải chi tiết cho từng nhiệm vụ chi, theo đúng mục lục ngân sách và thời gian đã quy định.

1.2.4.2. Chấp hành dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh

Khi dự toánchi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh đã được phê duyệt thì quá trình thực hiện chấp hành dự toán ngân sách được triển khai.

a) Khái niệm và vai trò của chấp hành chi

Phân bổ dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh là việc Phòng giáo dục phân bổ hạn mức chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh đảm bảo, đầy đủ kịp thời nguồn kinh phí từ ngân sách cho các trường sử dụng ngân sách nhằm thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với học sinh và đúng dự toán.

Việc thực hiện phân bổ dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh từ Phòng Giáo dục cho các đơn vị trường học được hiệu quả, vai trò của khâu lập dự toán là khâu quan trọng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa việc phân bổ dự toán ngân sách chỉ đơn thuần là đảm bảo tuân thủ ngân sách dự kiến ban đầu, mà trong quá trình chấp hành dự toán cần điều chỉnh dự toán cho phù hợp với các thay đổi về chế độ chính sách, đồng thời tính đến hiệu quả sử dụng ngân sách tránh lãng phí, thất thoát và không đúng đối tượng thụ hưởng.

Hiện nay, việc phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho chế độ chính sách đối với học sinh được thực hiện theo các quy định của Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước năm 2015.

b) Căn cứ phân bổ:

Căn cứ vào dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của huyện được giao trong năm; căn cứ vào các nhiệm vụ chi, định mức chi, thời gian và số lượng đối tượng học sinh thụ hưởng chế độ chính sách.

d) Nguyên tắc phân bổ kinh phí:

Thứ nhất, Phòng Giáo dục hành cấp giao dự toán cho các đơn vị trường học theo nguyên tắc giao trực tiếp đến các trường sử dụng ngân sách và thanh toán trực tiếp của kho bạc Nhà nước. Nhằm phân quyền chủ động cho các đơn vị dự toán, nâng cao hiệu quả các khoản chi về chế độ chính sách cho học sinh kịp thời, đúng đối tượng và tăng cường công tác giám sát chi ngâ sách nhà nước.

Thứ hai, giao dự toán trên cơ sở các định mức, tiêu chuẩn và đối tượng thị hưởng.

Thứ ba, đảm bảo việc giao dự toán theo đúng dự toán được duyệt. Cần quy định rõ thời gian lập, duyệt thẩm định, giao dự toán khoa học, dễ thực hiện, dễ kiểm soát nhưng đảm bảo đúng chế độ, chính sách đối với học sinh.

Thứ tư, việc giao dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách cho học sinh được thực hiện theo quy định

Căn cứ quyết định giao dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của Phòng Giáo dục phân bổ cho các trường; Quyết định phê duyệt danh sách học sinh thụ hưởng chế độ của Ủy ban nhân dân huyện. Các đơn vị trường học sử dụng ngân sách lập hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm soát tính hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và thực hiện thanh toán.

1.2.4.3. Quyết toán chi thường xuyên

Quyết toán, đây là khâu kết thúc của chu trình quản lý ngân sách các khoản chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện. Quyết toán chi thường xuyên cũng được lập từ các đơn vị trường học và tổng hợp từ dưới lên theo phân cấp các đơn vị dự toán và các cấp ngân sách. Quá trình quyết toán chi thường xuyên phải đảm các nội dung sau:

- Thực hiện lập đầy đủ các loại báo cáo quyết toán và đúng thời gian quy định, gửi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan tài chính thẩm định, xét duyệt và phê chuẩn theo quy định của luật ngân sách nhà nước.

- Số liệu thể hiện trong báo cáo quyết toán phải đảm bảo chính xác, trung thực,theo đúng mục lục ngân sách nhà nước.

Quy trình quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách, gồm các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Đơn vị thụ hưởng ngân sách là các đơn vị trường lập và gửi Báo cáo

quyết toán.

Báo cáo quyết toán chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh được gửi Phòng Giáo dục thẩm định (đơn vị dự toán cấp 1). Sau khi thẩm định, xét duyệt quyết toán của các trường trực thuộc, đơn vị dự toán cấp I tổng hợp, lập Báo cáo tổng hợp quyết toán chi thường xuyên của ngành Giáo dục và Đào tạo gửi Cơ quan Phòng Tài Chính - Kế hoạch cùng cấp để Cơ quan Tài Chính thẩm định quyết toán theo quy định của Luật ngân sách.

Bước 2: Phòng Tài Chính – Kế hoạch đơn vị tổng hợp, lập Báo cáo quyết toán

chi thường xuyên cấp huyện.

Qua công tác quyết toán chi thường xuyên hàng năm sẽ giúp các cơ quan như Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện phân tích, đánh giá quá trình sử dụng kinh phí chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện; làm cơ sở cho việc điều hành, xây dựng cũng như đề xuất, kiến nghị điều chỉnh các định mức phân bổ chi thường xuyên, xây dựng dự toán chi thường xuyên.

1.2.4.4. Kiếm soát chi thường xuyên

Thực hiện kiểm soát chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh là một chức năng của hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý ngân sách, mang tính chất quyền lực - phục tùng. Thanh tra tài chính là hoạt động thanh tra của cơ quan Tài chính cấp trên đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực tài chính. Mục tiêu của kiểm soát chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, những bất cập chưa phù hợp trong quản lý chi đối với nguồn kinh phí đã phân bổ để chi cho chế độ chính sách đối với học sinh.

Để kiểm soát việc chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện theo các quy định hiện hành, gồm nội dung cơ bản sau:

+ Kiểm soát căn cứ lập dự toán: Kiểm soát, đây là nội dung không thể thiếu được vì đó là cơ sở để đánh giá, so sánh cho việc lập dự toán năm sau. Đặc biệt đối với nhiệm vụ chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện thông thường các khoản chi thường xuyên trong thời gian ổn định ngân sách không biến động nhiều, trừ trường hợp các chế độ chính sách cho học sinh thay đổi. Cần căn cứ vào dự toán của tỉnh giao; dự toán được HĐND huyện quyết định, các khoản điều chỉnh tăng, giảm trong đó lưu ý các khoản tăng cho chi thường xuyên từ nguồn dự phòng, nguồn tăng thu của ngân sách địa phương; nguồn bổ sung của ngân sách cấp trên do thay đổi chính sách và các khoản giảm khi một số chế độ chính sách hết hiệu lực theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

+ Kiểm soát nguyên tắc lập dự toán: Nguyên tắc khi lập dự toán cần lưu ý đến các quy định thay đổi các chế độ chính sách của nhà nước đối với học sinh phải đúng với các văn bản của Chính phủ, của Bộ Tài chính, của HĐND và UBND cấp tỉnh trên hướng dẫn hàng năm. Định mức các chế độ chính sách đối với học sinh thông thường phải cao hơn so với thực hiện năm trước, song phải thấp hơn tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển; bảo đảm thực hiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên do cấp có thẩm quyền ban hành, kể cả chế độ chi đặc thù theo nghị quyết của HĐND ở địa phương; bảo đảm thực hiện các định mức phân bổ ngân sách theo nghị quyết của HĐND tỉnh, huyện.

- Kiểm soát chấp hành dự toán: Phương án phân bổ ngân sách địa phương được hưởng đã được HĐND huyện thông qua, UBND huyện quyết định. Căn cứ vào các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên được cấp thẩm quyền ban hành, các khoản chi đặc thù của địa phương do HĐND Huyện phê chuẩn theo phân cấp. Khi kiểm soát chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện cần làm rõ các quan hệ tỷ lệ: tổng chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh trong mối quan hệ cân đối với tổng số chi thường xuyên. Kiểm soát tốc độ chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh so với cùng kỳ năm trước và so với tốc độ tăng chi thường xuyên chung ... Việc kiểm soát chi dựa theo các nhiệm vụ chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn

huyện tập trung chính vào một số khoản chi thường xuyên cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo; kiểm soát dự toán chi thường xuyên từng lĩnh vực cần phải dựa vào nguyên tắc, căn cứ, phương pháp phù hợp với từng lĩnh vực chi thường xuyên.

Song song cần kiểm soát tính hợp pháp của từng khoản chi thường xuyên (có

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w