Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 45 - 47)

sách đối với học sinh của chính quyền huyện

1.2.5.1. Yếu tố thuộc chính quyền huyện

Thứ nhất, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Tài chính ngân sách của chính quyền huyện: Căn cứ từ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Tài chính ngân sách cấp huyện đến cán bộ công chức, viên chức làm công tác kế toán của các đơn vị trường học của chính quyền huyện có tác động trực tiếp đến hiệu quả chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, công chức, viên chức của bộ máy được tổ chức tốt thì việc quản lý càng được đảm bảo, chặt chẽ và các quy trình thực hiện đều đáp ứng yêu cầu theo quy định của

pháp luật và những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện; ngược lại năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ này yếu kém thì công tác quản lý cũng không tránh khỏi hạn chế, yếu kém.

Thứ hai, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện: Trên thực tế từng địa phương các điều kiện này có thể tạo ra thuận lợi và khó khăn trong quá trình quản lý chi thường xuyên nói chung và chi chế độ chính sách nói riêng đối với học sinh của chính quyền huyện.

Thứ ba, các nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện: Nguồn ngân sách địa phương tự cân đối, máy móc, trang thiết bị công nghệ, thông tin phục vụ cho công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả và kết quả của hoạt động này.

1.2.5.2. Yếu tố thuộc các đơn vị và đối tượng học sinh thụ hưởng chế độ chính sách

Thứ nhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ quản lý, đội ngũ làm công tác kế toán ở các đơn vị trường ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách của nhà trường. Từ đó ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện.

Thứ hai, hệ thống kiểm soát, kiểm soát quá trình tình hình chi thường xuyên của trường là hệ thống kiểm soát, từ đó phát huy hiệu quả sẽ giúp trường đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế, yếu kém, những thiếu sót trong cơ chế quản lý chi thường xuyên của trường. Tuy vậy công tác kiểm soát, kiểm soát cần phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và hợp lý;

1.2.5.3. Các yếu tố bên ngoài

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh: Đây là cơ sở để thực hiện một số điều khoản thuộc quy chế chế độ chính sách cho học sinh của Phòng Giáo dục và Đào tạo phân bổ cho các trường trực thuộc. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ từ trung ương đến địa phương và đủ mạnh mới phát huy được hiệu lực

quản lý ngân sách nhà nước. Luật NSNN, các văn bản quy định phạm vi, đối tượng thụ hưởng của các cấp chính quyền, quy định, phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên, quản lý chi thường xuyên của các cấp chính quyền, quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước nhà nước trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước. Quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi thường xuyên tiêu... Hệ thống văn bản này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên của các địa phương, vì vậy đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những văn bản phù hợp với điều kiện thực tế về kinh tế - xã hội của từng địa phương thì công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung, công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh mới đạt được hiệu quả.

Thứ hai, trình độ và sự hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương của các nhà hoạch định chính sách, pháp luật của nhà nước ở tầm vĩ mô: chính sách, cơ chế hay pháp luật đều do con người xây dựng vì vậy cơ chế quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện phụ thuộc rất lớn về tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương, sự hiểu biết, kiến thức chuyên sâu của các nhà hoạch định chính sách, nhà xây dựng pháp luật.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w