Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên chế độ chính sách đố

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 85 - 89)

với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến 2025

Xuất phát từ việc nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình hiện nay, một số giải pháp được đưa ra dưới đây nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi thường xuyên, góp phần đạt được các mục tiêu của việc đổi mới cơ chế quản lý chi thường xuyên ở Phòng giáo dục đối với các trường trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình như sau:

3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên chế độ chính sáchđối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc

3.2.1.1. Bảo đảm các căn cứ lập dự toán và quy trình lập dự toán được tiến hành nghiêm túc

Theo đó trong xây dựng dự toán để đảm bảo bằng, có tính tiên liệu, có tính tới các biến động kinh tế nhưng không tạo ra động cơ tiêu cực trong chi thường xuyên

đối với chế độ chính sách cho học sinh cũng như đảm bảo việc phân bổ chi thường xuyên cụ thể, minh bạch việc xác định nhu cầu chi trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức và các chế độ chính sách được hưởng có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán định mức phân bổ chi thường xuyên. Phương pháp xác định nhu cầu chi tiêu hiện nay bao gồm:

- Dựa trên các yếu tố chi phí cung cấp dịch vụ. Theo phương pháp này phải tính toán các yếu tố chi phí trong cung cấp dịch vụ công chuẩn nên đòi hỏi bộ dữ liệu chi tiết, đầy đủ. Tuy nhiên, nếu thực hiện được sẽ đảm bảo kinh phí theo các yếu tố chi phí thực tế nhưng cũng có thể không đảm bảo cân đối với khả năng nguồn lực.

-Xác định nhu cầu theo các chỉ số giản đơn có trọng số. Tức là xác định các chỉ số có vai trò quyết định đối với chi thường xuyên NS của Phòng Giáo dục huyện, gắn với các mục tiêu ưu tiên. Phương pháp này khá đơn giản và minh bạch nhưng lại phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan trong lựa chọn nhân tố của trường.

-Xác định nhu cầu chi thường xuyên dựa trên chỉ tiêu công trong quá khứ. Phương pháp này đảm bảo tính khả thi về nguồn lực, phản ánh thực tế chi tiêu phục vụ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình nhưng đòi hỏi dữ liệu quá khứ, xác định các nhân tố trọng yếu, trọng số cho các nhân tố.

-Dựa trên khả năng nguồn lực bằng việc xác định tổng nguồn ngân sách địa phương được hưởng dành cho chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Phương pháp này sát với thực tế và khả thi về nguồn lực và dễ thực hiện.

Theo đó, để xác định định mức phân bổ chi chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn hiệu quả, Phòng giáo dục đối với các trường trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cần hướng tới việc thực hiện lập kế hoạch ổn định từ 3-5 năm trên cơ sở các quyết định được hưởng dự báo các nguồn lực và các chính sách thực hiện trong từng giai đoạn làm căn cứ xác định định mức phân bổ.

Ngoài ra, để đảm bảo việc xác định định mức phân bổ chi thường xuyên hiệu quả cũng đòi hỏi Phòng giáo dục huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cần rà soát và xác

định lại tỷ lệ/cơ cấu chi thường xuyên cho các hoạt động trong từng lĩnh vực làm căn cứ xác định định mức phân bổ chi chế độ chính sách đối với học sinh và đồng thời phải hoàn thiện hệ thống định mức để làm căn cứ xác định định mức phân bổ chi thường xuyên.

- Đối với các cơ quan trong hệ thống chi thường xuyên:

Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chi thường xuyên như: Phòng Tài Chính -Kế hoạch huyện, Phòng GD&ĐT, Kho bạc nhà nước và các đơn vị trường học. Trong đó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, các trường là nòng cốt, trung tâm trong công tác tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các chính sách đối với học sinh thuộc mình quản lý. Xây dựng quy chế phối hợp và tổ chức giao ban định kỳ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu, đề xuất các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đươnvị, địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng học sinh được thụ hưởng chính sách nhận và sử dụng kinh phí đúng mục đích của chính sách hỗ trợ; từ đó có định hướng cho việc lập dự toán hằng năm chi thường xuyên chế độ chính sách cho học sinh đúng, đủ và kịp thời.

- Đối với các cơ quan chuyên môn có liên quan:

Lập dự toán chi thường xuyên là công việc thường xuyên, liên quan đến hệ thống quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc và các cơ quan hữu quan có liên quan. Vì vậy phải thường xuyên phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội để nắm chắc sự thay đổi về cơ chế, chính sách, quan điểm chủ trương của Đảng, nhà nước về các chế độ chính sách đối với học sinh thuộc ngành Giáo dục. Quá trình phối hợp giữa các đơn vị diễn ra thường xuyên trong năm từ khâu lập dự toán cho đến khâu chấp hành dự toán và khâu quyết toán, chứ không chỉ đến khi lập dự toán mới triển khai như vậy công việc sẽ chậm trễ, thiếu các chế độ khi nhà nước thay đổi chính sách và thụ động.

Thực tế đã chứng minh rằng, nếu Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động, thương binh và Xã hội huyện và các cấp không

phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách chi chế độ chính sách đối với học sinh trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình thì không thể lập dự toán chi đúng, đủ và kịp thời.

- Tăng tính công khai minh bạch trong công tác lập dự toán chi thường xuyên:

Trong tất cả các nguyên tắc của quản lý chi thường xuyên thì nguyên tắc công khai minh bạch là quan trọng nhất. Và càng trở lên quan trọng hơn trong công tác lập dự toán chi thường xuyên. Bởi lẽ công tác chi thường xuyên mang tính cấp thiết, nếu thực hiện được nguyên tắc này thì sẽ tránh được việc thanh toán ccác chế độ cho học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng thiếu, chậm và tạo được lòng tin của người dân. Để thực hiện nguyên tắc này cần tăng cường thanh tra, kiểm soát và công khai dự toán chi thường xuyên hàng năm, hoạt động chi thường xuyên được thực hiện thông qua các đơn vị thực hiện cấp phát kinh phí chính sách cho học sinh, tạo điều kiện và căn cứ để lập báo cáo quyết toán, báo cáo tình hình thực hiện các chế độ an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

3.2.1.2. Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống định mức chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc

Đổi mới cách tính định mức chi thường xuyên trong từng khoản chi trong chế độ chính sách đối với học sinh đã được nhà nước quy định, phù hợp với tình hình thực tế phát triển Giáo dục của Huyện. Đây là một đòi hỏi mang tính cấp bách của công tác quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình .

Với ý nghĩa là căn cứ để tính kinh phí thường xuyên được cấp phát cho các đối tượng thụ hưởng, định mức chi cho từng đối tượng thụ hưởng cần phải được xây dựng một cách thực tế, khoa học, áp dụng sao cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương, từng đối tượng thụ hưởng, có tính khả thi cao. Như vậy mới tránh lãng phí thất thoát cho chi thường xuyên đồng thời không bỏ sót, bỏ quên nhiệm vụ ở bất kỳ khoản chi nào. Nhằm hoàn thiện xây dựng hệ thống định mức chi thường xuyên chế độ chính sách cho học sinh cần thực hiện đồng bộ các nội dung sau đây:

Một là, rà soát, đánh giá từng định mức phân bổ các khoản sử dụng chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình .

Hai là, rà soát và trên thực tế tình hình thực hiện kiến nghị các cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống tiêu chí phân bổ chi thường xuyên. Trên cơ sở xác định rõ các đối tượng thụ hưởng, sử dụng kinh phí chi thường xuyên, nhiệm vụ và tính chất hoạt động để xác định tiêu chí phân bổ chi thường xuyên cho phù hợp với tính chất và nhiệm vụ trong từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Ba là, cần xác định nguồn lực chi thường xuyên trong từng giai đoạn cụ thể và căn cứ vào mục tiêu, định hướng chính sách chế độ cho học sinh trong từng giai đoạn để xác định nhu cầu chi thường xuyên. Căn cứ phân bổ chi thường xuyên xuất phát từ: (1) Chỉ số nhu cầu chi tiêu hoặc tiêu chuẩn dịch vụ công; (2) Chỉ số về năng lực tài khóa Phòng Giáo dục huyện; (3) Chỉ số chênh lệch năng lực thu và nhu cầu chi thường xuyên ; (4) Chính sách Nhà nước thay đổi và số lượng, đối tượng học sinh thụ hưởng chính sách.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w