Từ đánh giá, phân tích ở trên những hạn chế, yếu kém trong công tác Quản lý chi thường xuyên chế độ chính sách đối với học sinh của chính quyền huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua là do những nguyên nhân sau:
2.4.3.1. Nhóm nguyên nhân thuộc về chủ thể
* Nguyên nhân thuộc chính quyền huyện:
Thứ nhất, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự hiểu các văn bản quy định của cán bộ, chính quyền địa phương chưa bám sát yêu cầu thực tiễn dẫn đến việc hoạch định, hướng dẫn chính sách còn nhiều hạn chế. Trách nhiệm của một số cán bộ thực hiện chính sách chế độ cho học sinh trong việc quản lý sử dụng nguồn ngân sách, chế tài xử lý khi vi phạm còn thiếu.
Thứ hai, huyện Tân Lạc là một huyện miền núi tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn, xuất phát điểm thấp, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt thấp, ngân sách huyện chủ yếu là trợ cấp từ ngân sách cấp tỉnh, do đó khả năng cân đối từ ngân sách địa phương khó khăn.
Thứ ba, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ dẫn đến tình trạng người thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả, đảm bảo các chế độ chính sách cho các đối tượng thì không được khen thưởng, người sử dụng thiếu trách nhiệm, kém hiệu quả thì chưa chế tài xử lý.
* Nguyên nhân thuộc các đơn vị, đối tượng thụ hưởng:
Thứ nhất, quy chế quản lý của các đơn vị trường học thực hiện chính sách chế độ cho học sinh trên địa bàn huyện Tân Lạc còn chưa đầy đủ, chi tiết, chưa xác lập và quản lý chặc chẽ để làm cơ sở vững chắc cho công tác quản lý thực hiện chính sách chế độ cho học sinh;
Thứ hai, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác kế toán tại các đơn vị trường học thực hiện chính sách chế độ cho học sinh trên địa bàn huyện còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Trong quá trình thực hiện quyết toán chi thường xuyên còn mang tính chất đúng thời hạn, quy trình, chất lượng chưa cao vẫn xảy ra tình trạng điều chỉnh dự toán.
Thứ ba, Việc kiểm soát, giám sát mang tính hình thức, theo quy trình kế hoạch trong năm chưa sát sao từ khâu kiểm soát hồ sơ, tổng hợp đối tượng thụ hưởng, lập và phân bổ kinh phí, mà chỉ chú trọng vào việc quyết toán các khoản chi thường xuyên đúng tiêu chuẩn, định mức hay không.
Thứ tư, trình độ của Hiệu trưởng, ban giám hiệu các trường về công tác quản lý, điều hành ngân sách còn chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý, trong đó có quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước chế độ chính sách cho học sinh.
2.4.3.1. Nhóm nguyên nhân ngoài chủ thể
* Nguyên nhân bên ngoài:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến công tác quản lý chi chế độ chính sách đối với học sinh, liên tục được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với tình hình kinh tế xã của các địa phương. Do đó đã gây khó khăn trong công tác triển khai thực hiện các chế độ chính sách.
Thứ hai, hệ thống tiêu chuẩn, định mức phân bổ dự toán có sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, vẫn còn một số tiêu chuẩn định mức chưa phù hợp với thực tế, địnhmức hỗ trợ còn thấp so với tình hình biến động giá cả của thị trường. Vì vậy gây khó khăn trong công tác quản lý hiện nay và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
HỌC SINH CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH