Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai cho vay KHDN của NHTM

Một phần của tài liệu SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ DỊCH VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI DƯƠNG (Trang 55 - 58)

NHTM TNHH MTV Đại Dương

Thống kê tình hình cho vay tại NHTM TNHH MTV Đại Dương: Trong hoạt động ngân hàng thì mảng cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất song song với mảng huy động tiền gửi. Cho vay từ dân cư, hộ kinh doanh và chủ yếu từ chủ doanh nghiệp từ mô hình nhỏ đến lớn. Trong những năm gần đây doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh vì vậy ngân hàng là nơi lưu chuyển dòng tiền ra cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư.

a) Thuận lợi

Trong những năm gần đây, chính sách của Nhà nước về hoạt động của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện và tạo điều kiện tự chủ hơn cho các tổ chức tín dụng.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có những quyết định cụ thể, hướng dẫn thực hiện một cách triệt để, giúp các Ngân hàng và các TCTD hoạt động có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro. Như Nghị quyết 11/NQ-CP, quyết định 493, thông tư 13 đã khuyến khích việc mở rộng, triển khai các nghiệp vụ Ngân hàng mới phù hợp với nền kinh tế, đảm bảo an toàn trong hoạt động. Oceanbank luôn được quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt giúp Ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời.

b) Khó khăn

Mặc dù bên cạnh những thuận lợi cho việc phát triển hoạt động của Oceanbank nhưng cũng tồn tại rất nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Việc triển khai các chương trình giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới còn tốn nhiều thời gian, nhân sự, tài chính,… Để thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, Oceanbank đã áp dụng mức lãi suất cạnh tranh tương đối thấp. Việc này phần nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Kết quả hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong thời gian qua đang phụ thuộc khá nhiều vào chính sách nên gây nhiều mặt khó khăn. Một số nguyên nhân khách quan gây nên khó khăn cho hoạt động cho vay KHDN tại Oceanbank có thể kể đến như sau:

Môi trường kinh tế

Trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam có sự khởi sắc, phát triển sôi động hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng luôn biến động không ngừng đem lại rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng khi thực hiện cho vay các đối tượng này.

Mặt khác, trong suốt thời gian qua những thông tin truyền thông tiêu cực tại Oceanbank như vụ án xét xử nguyên lãnh đạo Oceanbank, vụ mất tiền gửi tại Oceanbank Chi nhánh Hải Phòng... đã tác động lớn đến tâm lý của người dân, tâm lý đám đông, thiếu thông tin cũng khiến cho người dân hay bị lung lay trước tin đồn thất thiệt về bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng. Điều này gây nên sự kém hiệu quả và hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng và còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong toàn Oceanbank.

Môi trường pháp lý

Oceanbank là một trong ba ngân hàng hoạt động theo mô hình hoàn toàn mới, 100% vốn nhà nước và đang trong thời gian tái cơ cấu lại. Hiện tại, đề án tái cơ cấu chưa được phê duyệt, sự hỗ trợ từ Vietinbank còn vướng cơ chế chính sách, đôi khi còn bị chậm triển khai.

Cụ thể, hành lang pháp lý cho loại hình hoạt động này chưa đầy đủ, do đó hoạt động triển khai của ngân hàng nhất là trong mảng cho vay KHDN nói riêng và toàn hàng nói chung vẫn gặp nhiều sự chồng chép giữa các luật, các văn bản hướng dẫn. Mỗi khi gặp vấn đề phát sinh đều phải xin ý kiến của chính phủ, xin tư vấn hướng dẫn của ngân hàng nhà nước, nên thời gian xử lý và quy trình xử lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Việc xây dựng các văn bản quy định, các chương trình mới đều phải đợi sự chấp thuận từ phía ngân hàng nhà nước, ảnh hưởng đến tính thời điểm rất lớn, thiếu tính cạnh tranh và gây lúng túng cho chính người xử lý và thực hiện.

Chính sách cho vay

Trong suốt 5 năm qua kể từ thời điểm chuyển đổi mô hình hoạt động ngân hàng, mục tiêu định hướng xây dựng ngân hàng được ban lãnh đạo đặt ra là tập trung thu hồi nợ xấu, xây dựng thương hiệu uy tín ngân hàng, bên cạnh đó tập trung mảng phát triển kinh doanh khách hàng doanh nghiệp. Mặc dù đã ban hành sản phẩm và các quy định sửa đổi trong sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chỉ mang tính quy định chung chung, chưa khai thác được triệt để các nguồn lực khách hàng có đặc điểm, đặc thù riêng. Bên cạnh đó, Oceanbank đang bị Ngân hàng nhà nước kiểm soát giới hạn hạn mức cho vay đối với khách hàng tối đa 10 tỷ đồng. Đây là rào cản lớn khiến ngân hàng rất khó khăn trong công tác triển khai sản phẩm dịch vụ cũng như hạn chế cấp tín dụng đối với một số lượng khách hàng không hề nhỏ khi có nhu cầu vốn lớn để mở rộng phát triển quy mô kinh doanh.

Đối thủ cạnh tranh

Các ngân hàng đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh gay gắt. Trong thị trường mức độ cạnh tranh đã và đang gia tăng trong những năm gần đây

theo sau sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài. Một kết quả của sự gia tăng trong cạnh tranh đã tạo ra sự tăng trưởng trong nhận thức và nhận biết rằng điều cơ bản để kinh doanh thành công thì không chỉ phân tích thị trường và khách hàng một cách cẩn thận mà còn phải bao gồm cả phân tích chi tiết các đối thủ cạnh tranh.

Oceanbank đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trong các hoạt động của các Ngân hàng. Trong quá trình mở cửa hội nhập, các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng nước ngoài chính là đối thủ cạnh tranh không cân sức về cả nhân lực, tài lực và kinh nghiệm. Đây chính là khó khăn và thách thức rất lớn với các Ngân hàng thương mại nói chung và Oceanbank nói riêng.

Chịu tác động lớn từ vụ án xét xử diễn ra tại Oceanbank mà thương hiệu của Oceanbank bị ảnh hưởng trầm trọng, mọi hoạt động kinh doanh gần như bị đóng băng trong thời gian đó. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công tác tiếp thị quảng bá, xây dựng lại hình ảnh chưa thực sự phát huy hết hiệu quả, các chương trình, chiến dịch mang tính chất nhỏ lẻ, phát sinh tự phát tại các đơn vị kinh doanh thậm chí còn quảng bá sai bản chất dẫn đến mất lòng tin từ phía khách hàng.

Ngoài ra, do điều kiện khách quan không thuận lợi đã làm cho Oceanbank tuy có đủ mạng lưới ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhưng chưa thể nói là rộng khắp. Với 21 chi nhánh và 101 phòng giao dịch hoạt động tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, khoảng cách các chi nhánh, phòng giao dịch lại phân bổ rất gần, tại các khu vực đô thị phát triển mới gần như là chưa có. Đặc biệt, trên cùng địa bàn hoạt động như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có rất nhiều ngân hàng hoạt động lâu đời, có kinh nghiệm và thương hiệu, có nhiều chính sách ưu đãi hơn, dẫn đến việc cạnh tranh thị trường trở lên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỀ DỊCH VỤ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN ĐẠI DƯƠNG (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w